Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm 2011

I/ Mục tiêu

- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.

- Làm được bài tập : HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.

* Mục tiêu riêng: HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân có nhớ.

II/Các hoạt động dạy học

 

doc40 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đúng theo chủ điểm đang học, phù hợp với địa phương).
* Mục tiêu riêng: HS biết tham gia cùng các bạn.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn cấu tạo 3 phần của một CTHĐ và tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ.
- Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động:
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- GV nhắc HS lưu ý: Đây là một đề bài rất mở. Các em có thể lập CTHĐ cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc lập CTHĐ cho 1 hoạt động khác mà trường mình định tổ chức.
- GV treo bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động. 
b) HS lập CTHĐ:
- GV phát bút dạ và bảng nhóm cho 3 nhóm HS lập CTHĐ khác nhau làm vào bảng nhóm.
- GV nhắc HS nên viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- GV dán phiếu ghi tiêu chuẩn đánh giá CTHĐ lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ. 
- GV giữ lại trên bảng lớp CTHĐ viết tốt hơn cả cho cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh. HS tự sửa lại CTHĐ của mình.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất trong tổ chức công việc, tổ chức hoạt động tập thể.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập. 
- Dặn HS về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình.
- HS nêu tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của một chương trình hoạt động.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập CTHĐ.
- HS đọc lại
- HS các nhóm lập CTHĐ vào giấy A4. 
- Một số nhóm HS trình bày, sau đó những nhóm HS làm bài trên phiếu trình bày.
- HS sửa lại chương trình hoạt động của mình. 1 số Hs đọc lại bài đã chỉnh sửa.
************************************************
Khoa học
Tiết 41: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động, của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Hình trang 84, 85 SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu mục bạn cần biết bài 40.	2.Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
	2.2- Hoạt động 1: Thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 7 theo các câu hỏi:
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu?
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả 
- GV kết luận như SGK.
+ Hai dạng đó là ánh sáng và nhiệt.
- HS nêu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
	2.3- Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Cách tiến hành:
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm
HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận nhóm 4 theo các ND:
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày?
+ Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời? 
+ Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
	- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Đại diện một số HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
+ Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
2.4- Hoạt động 3: Trò chơi
*Cách tiến hành: (2 nhóm tham gia mỗi nhóm 5 HS)	
- GV vẽ 2 hình mặt trời lên bảng. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình mặt trời.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3- Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc phần bạn cần biết.
 - GV nhận xét giờ học.
**********************************************************
Soạn ngày:17/ 1 /2012
Thực hiện :
 Thứ sáu ngày 20tháng 1 năm 2012
Đạo đức
T21: uỷ ban nhân dân xã (phường) em 
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- HS bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em ở địa phương..
- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uỷ ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 9.
 2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
2.2- Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến UBND phường.
*Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
*Cách tiến hành:
- Mời một HS đọc truyện Đến UBND phường.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ Bố Nga đến UBND phường làm gì?
+ UBND phường làm công việc gì?
+ UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân phải có thái độ NTN đối với UBND?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
2.3- Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
*Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc ở ý b, c, d, đ, e, h, i.
2.4- Hoạt động 3: Làm bài tập 3, SGK
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi một số HS trình bày. .
3- Hoạt động nối tiếp:
- Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại mình ở; các công việc chăm sóc và BV trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
- 2 HS nêu.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- 2 -3 Hs đọc Ghi nhớ - SGK. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS trình bày.
*******************************************************
 Toán
T105: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ 
DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu 
- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Làm được bài tập 1; HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập.
* Mục tiêu riêng: HS biết tính diện tích hình chữ nhật với số đo đơn giản.
II/Các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét.
2- Dạy bài mới
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2- Cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN
a) Diện tích xung quanh:
- GV cho Hs quan sát mô hình trực quan về HHCN.
+ Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HHCN?
- GV mô tả về diện tích xung quanh của HHCN.
+ Diện tích xung quanh của HHCN là gì?
*Ví dụ:
- GV nêu ví dụ. Cho HS quan sát hình triển khai.
+ Diện tích xung quanh của HHCN bằng diện tích HCN có các kích thước như thế nào?
- Cho HS tự tính.
*Quy tắc: (SGK – 109)
+ Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta làm thế nào?
b) Diện tích toàn phần:
- Cho HS quan sát lại mô hình HHCN.
+ Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Hướng dẫn HS tính Stp của HHCN trên.
2.3- Luyện tập:
*Bài tập 1: 
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS giải.
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
- 2 Hs nhắc lại đặc điểm giống nhau và khác nhau của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- 1 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN.
+ Có kích thước: chiều dài bằng chu vi mặt đáy, chiều rộng bằng chiều cao của HHCN.
+ Diện tích xq của HHCN là: 
 26 4 = 104 (cm2)
- 3 - 4 Hs nêu.
+ Lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy.
+ Diện tích tp của HHCN là:
 104 + 40 2 = 184(m2)
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Bài giải:
 Diện tích xung quanh của HHCN đó là:
 (5 + 4) 2 3 = 54 (m2)
Diện tích toàn phần của HHCN đó là:
 5 4 2 + 54 = 94 (m2)
 Đáp số: 94 m2.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 *Bài giải:
Diện tích xung quanh của thùng tôn l (6 + 4) 2 9 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
 6 4 = 24 (dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là:
 180 + 24 = 204 (dm2)
 Đáp số: 204 dm2.
Luyện từ và câu
T42: Nối các vế câu ghép
bằng quan hệ từ
I/ Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân- kết quả (Nội dung ghi nhớ).
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III); thay đổi vị trí các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
- HS khá, giỏi giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở bài tập 3, làm được toàn bộ BT4.
* Mục tiêu riêng: HS nhận biết được một số từ và quan hệ từ thông dụng.
II/ Các hoạt động dạy học 	
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS làm lại BT 3 tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: 
2.2. Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- GV hướng dẫn HS:
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
2.3,. Ghi nhớ:
2.4,. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Chữa bài.
*Bài tập 4:
3- Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét giờ học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài
- Học sinh nối tiếp trình bày.
*Lời giải: 
- Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch/ nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
+ vì … nên chỉ quan hệ nguyên nhân – KQ.
+ Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả.
- Câu 2: Thầy phải kinh ngạc/ vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
+ Vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – KQ.
+ Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, 
*Lời giải:
- Các QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, …
- Cặp QHT: vì … nên; bởi vì … cho nên; tại vì … cho nên; nhờ … mà;…
-

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc