Giáo án lớp 5 tuần 20 năm 2013 - 2014
I/ Mục tiêu:
HS biết giải các bài toán về chu vi hình tròn.
Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn.
Giáo dục hs tích cực học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: (5)
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập: (25)
xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(18): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. -Mời một số nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. *Bài tập 3 (18): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -GV cho HS làm vào vở. -Mời một số HS trình bày kết quả. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét. *Bài tập 4 (18): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT 3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không. -HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh. -HS phát biểu ý kiến. -GV chốt lại lời giải đúng. *Lời giải : b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. *Lời giải: a) Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng. b) Công là “không thiên vị”: công băng, công lí, công minh, công tâm. c) Công là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp. *Lời giải: -Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. -Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. *Lời giải: Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước đọc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ 3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập 3. ...................................................... Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I/ Mục tiêu: 1-Rèn kĩ năng nói: -HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 2-Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II/ Đồ dùng dạy học: Một số truyện, sách, báo liên quan. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS kể lại chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện: (25’) a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: -Mời một HS đọc yêu cầu của đề. -GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) -Mời 3 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. -HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. -Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. -Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . -GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Cho HS thi kể chuyện trước lớp: +Đại diện các nhóm lên thi kể. +Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: +Bạn tìm được chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hay nhất. +Bạn hiểu chuyện nhất. -HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. -HS đọc. -HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 3- Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe. …………................................................ Ngày soạn 13/ 1 Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2014 Tập làm văn $39: tả người (Kiểm tra viết) I/ Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. II/ Đồ dùng dạy học: -Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra. -Giấy kiểm tra. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: (5’) -Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đề kiểm tra trong SGK. -GV nhắc HS: +Các em cần suy nghĩ để chọn được trong 3 đề bài đã cho một đề hợp nhất với mình. +Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đó đang biểu diễn. Nếu tả nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó… +Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý viết bài văn tả người hoàn chỉnh. -Mời một số HS nói đề tài chọn tả. 3-HS làm bài kiểm tra: (25’) -HS viết bài vào vở TLV. -GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. -Hết thời gian GV thu bài. -HS nối tiếp đọc đề bài. -HS chú ý lắng nghe. -HS nói chọn đề tài nào. -HS viết bài. -Thu bài. 4-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét tiết làm bài. -Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tới Lập chương trình hoạt động. ..................................................... Chính tả (nghe – viết) Cánh cam lạc mẹ Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô I/ Mục tiêu: -Nghe và viết đúng chính tả bài Cánh cam lạc mẹ. -Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô. - GD tính cẩn thận cho học sinh. II/ Đồ dùng daỵ học: -Phiếu học tập cho bài tập 2a. -Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. (5’) HS làm bài 2 trong tiết chính tả trước. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết: (20’) - GV Đọc bài viết. +Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ? Họ giúp như thế nào? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran… - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Bọ dừa dừng nấu cơm. Cào cào ngưng giã gạo. Xén tóc thôi cắt áo… - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(8’) * Bài tập 2: Phần a: - Mời một HS nêu yêu cầu. -Cho cả lớp làm bài cá nhân. -GV dán 5 tờ giấy to lên bảng lớp, chia lớp thành 5 nhóm, cho các nhóm lên thi tiếp sức. HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc Phần b: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm vào bảng nhóm theo nhóm 7 - Mời một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cho 1-2 HS đọc lại đoạn văn. *Lời giải: Các từ lần lượt cần điền là: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi. đông, khô, hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một. 3-Củng cố dặn dò: (5’) - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. …………………………............................. Tự học Toán Luyện tập tính diện tích các hình I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giá. hình thang. - Rèn luyện cách tìm đáy, chiều cao của hình thang, hình tam giác khi biết diện tích , hoặc độ dài đáy...hình tam giá. hình thang. I/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: (25’) *Bài tập1: Tìm đáy hình tam giác. có diện tích là 125m2. chiều cao 5m. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2: Tìm chiều cao hình tam giác. có diện tích là 300m2. Đáy là 15m. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Mời 2 HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 : Tìm chiều cao hình thang. có diện tích là 300m2. Đáy nhỏ là 15m. Đáy lớn là 25m. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào bảng vở. -Mời 2 HS lên chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: đáy hình tam giác là: 125 x 2 : 5 = 50(m). Chiều cao hình tam giác là: 300 x 2 : 15 = 40 (m). Chiều cao hình thang là: 300 x 2 : (15 + 25 ) = 15 (m). 3-Củng cố, dặn dò: (5’) GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập ………………….............................................. Ngày soạn 15/ 1 Thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2014 Địa lí Châu á (tiếp theo) I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: -Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu A và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này. -Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu A. -Biết được khu vực Đông Nam A có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng được nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. II/ Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên châu A. -Bản đồ các nước châu A. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Bài mới: c) Cư dân châu A: 2.1-Hoạt động 1: (12’) (Làm việc cả lớp) -Bước 1: Cho HS đọc bảng số liệu ở bài 17 để so sánh : +Dân số Châu A với dân số các châu lục khác. +Dân số châu A với châu Mĩ. +HS trình bày kết quả so sánh. +Cả lớp và GV nhận xét. -Bước 2: HS đọc đoạn văn ở mục 3: +Người dân châu A chủ yếu là người có màu da gì? Địa bàn cư trú chủ yếu của họ ở đâu? +Nhận xét về màu da và trang phục của người dân sống trong các vùng khác nhau. -GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 119). d) Hoạt động kinh tế: 2.2-Hoạt động 2: (8’) (Làm việc CN, làm việc theo nhóm) -B1: Cho HS quan sát hình 5, đọc bảng chú giải. -B2: Cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ,… -B3: HS làm việc nhóm nhỏ với hình 5. +Cho biết sự phân bố của một số ngành sản xuất chính của châu A? -B4: GV bổ sung thêm một số hoạt động SX khác. -GV kết luận: (SGV – trang 120) 2.3-Hoạt động 3: (10’) (Làm việc cả lớp) -B1:Cho HS quan sát hình 3 bài 17 và hình 5 bài 18. +GV xác định lại vị trí khu vực ĐNA. +ĐNA có đường xích đạo chạy q
File đính kèm:
- Tuan 20.doc