Giáo án lớp 5 - Tuần 2
I. Yêu cầu : Giúp hs
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .
- Hiểu nội dung :Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. (trả lời được các CH trong SGK).
- Tự hào về văn hoá dân tộc.
- HS khuyết tật đọc được một câu trong bài.
II. Đồ dùng dạy – học
GV : Bảng phụ ghi sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc lại.
HS : SGK
III.Các phương pháp dạy học
Đàm thoại – giảng giải – Thực hành – Thi đua
IV.các hoạt động dạy – học
đoạn thơ cuối. HS : SGK III.Các phương pháp dạy học Đàm thoại – giảng giải – Thực hành – Thi đua iV.các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ(5’): - 1 hs đọc lại bài: "Nghìn năm văn hiến". - Nêu nội dung bài. B. Dạy bài mới. *HĐ1(2’): Giới thiệu bài: GV giới thiệu - HS theo dõi *HĐ2(10’): Luyện đọc MT: Đọc trôi chảy, lưu loát , hiểu một số từ ngữ chú giải.. PP: Thực hành – Cá nhân - 1 hs khá đọc bài thơ. - Hs đọc nối tiếp khổ thơ (2 - 3 lượt). - Gv ghi những từ các em thường phát âm sai lên bảng, hướng dẫn đọc đúng. VD: óng ánh, màu nâu, rực rỡ…. - Yêu cầu hs đọc thầm chú giải SGK. - Hs đọc nối tiếp theo cặp (2 vòng). - gv đọc mẫu toàn bài. *HĐ3(12’): Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. MT : Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm cảu bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật khó khăn (xung quanh) qua đó thể hiện tình yêu của bạn với quê hương,đất nước. PP : Thảo luận – Cá nhân – trình bày HS cả lớp đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, cùng suy nghĩ, trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ dưới sự điều khiển của 1 - 2 HS khá, giỏi. - Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? (Bạn yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu) - Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào? - Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên - Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời - Màu vàng: màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng. - Màu trắng: màu của trang giấy, của đoá hoa hồng bạch, của mái tóc bà. - Màu đen: màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, của màn đêm yên tĩnh. - Màu tím: màu của hoa cà, hoa sim: màu của chiếc khăn của chị, màu mực. - Màu nâu: màu của chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, gỗ rừng. Câu hỏi thêm: Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó? (Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý) - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? (Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước) * Rút ra nội dung bài (như mục I) *HĐ4(10’): Đọc diễn cảm, học thuộc lòng: MT: - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Học thuộc lòng một số khổ thơ. ĐD: Bảng phụ ghi một số khổ thơ . PP: Thảo luận – thi đua – Thực hành . - Gv gọi 2 hs đọc nối tiếp bài thơ (mỗi bạn đọc 4 khổ). - Yêu cầu hs trao đổi về giọng đọc, cách nhấn giọng. - Gv đọc mẫu lần 2. - Yêu cầu hs tự đọc diễn cảm, học thuộc lòng. - Gv tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng - Lớp cùng gv nhận xét. *HĐ nối tiếp : - HTL bài thơ. - Đọc trước bài: " Lòng dân". *************************************** Tiết2: Toán Ôn tập : Phép nhân và phép chia hai phân số ( Trang 11) I. Mục tiêu: Giúp hs - Biết thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số . - Làm các BT 1 (cột 1,2) ; BT 2 (a,b,c) ; BT 3. - Rèn khả năng tính toàn cho HS. - HSKT biết thực hiện phép nhân hai phân số. II.Chuẩn bị : Gv : Bảng phụ . Hs : SGK III. Phương pháp Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . IV. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - 2HS lên bảng thực hiện phép tính công, trừ phân số với STN. - Lớp nhận xét, gv đánh giá. B. Dạy bài mới. *HĐ1(2’): Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học *HĐ2(10’): Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số: MT: củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. PP : Đàm thoại – Thực hành . *Cách tiến hành . Gv nêu VD: x ; : - Hai hs lên bảng làm, lớp làm vào nháp và nêu nhận xét. * Rút ra kết luận về cách thực hiện phép nhân, chia hai phân số. *HĐ3(18’): Luyện tập, thực hành. MT: - Biết thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. ĐD : Bảng phụ PP : Đàm thoại – Luyện tập thực hành . *Cách tiến hành - Làm các BT 1 (cột 1,2) ; BT 2 (a,b,c) ; BT 3. Bài 1 tr11: Củng cố kĩ năng nhân, chia phân số. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. - HS làm bài vào vở - GV quan sát, hướng dẫn cho HS yếu. - GV gọi HS lần lượt lên bảng làm, HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt. Bài 2 tr11: Rèn kĩ năng rút gọn - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu, HS quan sát và nêu cách làm. - HS làm bài vào vở - GV quan sát, hướng dẫn cho HS yếu. - GV gọi HS lần lượt lên bảng làm, HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt. Bài 3 tr11: Củng cố kĩ năng giải toán. - 2 HS đọc đề, xác định yêu cầu bài tập . GV giúp HS nắm vững yêu cầu. - GV gợi ý, hướng dẫn HS bài mẫu. HS nêu cách làm. - HS làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. GV chấm một số bài. - GV gọi 1HS lên bảng trình bày. GV hướng dẫn HS nhận xét, chốt cách làm đúng. *HĐ nối tiếp: - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học ở nhà. **************************************** Tiết3: Tập làm văn Luyện tập tả cảnh( Trang 21 ) I. Yêu cầu : Giúp hs - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài “Rừng trưa” và “Chiều tối”. (BT1) - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được môt đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí. (BT2). *GDBVMT : khai thác trực tiếp nội dung bài. II. đồ dùng dạy – học Gv : Bảng phụ Hs : VBT TV L5 T1 III. Phương pháp : Đàm thoại – Luyện tập Thực hành iV.các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ(5’): - Một số hs trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát 1 buổi trong ngày. - Gv kiểm tra sự chuẩn bị của cả lớp. B. Dạy bài mới. *HĐ1(2’): Giới thiệu bài: GV giới thiệu - HS theo dõi *HĐ2(30’): Hướng dẫn hs luyện tập. MT: - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài “Rừng trưa” và “Chiều tối”. (BT1) - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được môt đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí. (BT2). ĐD : Bảng phụ PP : Đàm thoại – Luyện tập – Thực hành . *Cách tiến hành: Bài tập1: Tìm hình ảnh em thích trong hai bài văn “Rừng trưa” và “Chiều tối” - 2 hs đọc nội dung bài tập1. (mỗi em đọc một bài văn.) - Cả lớp đọc thầm hai bài văn và tìm những hình ảnh đẹp mà em thích. - Hs nối tiếp nhau trình bày ý kiến và giải thích vì sao em thích hình ảnh đó? Bài tập 2: Viết đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. - Một hs đọc yêu cầu bài tập 2. - Gv nhắc nhở học sinh (nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.) - Cả lớp viết bài vào vở bài tập. - Gv gọi 3 - 5 em đọc đoạn văn em đã viết hoàn chỉnh. *HĐ nối tiếp: - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết làm văn ***************************************** Tiết 4: Địa lí Địa hình và khoáng sản( Trang 68 ) I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng - Nêu tên một số khoáng sản chính của VN:than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên.. - Chỉ các dãy núivà đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ ; dãy Hoang Liên Sơn, Trương Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, ĐB duyên hải Miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoá sản chính trên bản đồ , lược đồ : than ở Quảng Ninh, Sắt ở Tháy Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, Học sinh khá, giỏi; Biết khu vực có dãy núi và một số dãy núi có hướng tây bắc đông nam, cánh cung *GDBVMT : Toàn phần / bộ phận . II. Đồ dùng dạy học - Gv: - Lược đồ địa hình và khoáng sản .. - HS : VBT ĐL5 III/Phương pháp Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . IV/Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: ? Phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? Nơi hẹp chiều ngang nhất là ở đâu? Dài bao nhiêu km? B. Dạy bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu - HS theo dõi *Hoạt động 2: Địa hình. MT : Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của VN, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. ĐD: Lược đồ địa hình và khoáng sản . PP: Quan sát – Thảo luận – Thực hành *Cách tiến hành - Yêu cầu hs đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK để trả lời câu hỏi. - (Hs hoạt động theo cặp) gv phát phiếu ghi sẵn câu hỏi cho các cặp. ? Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1? ? Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Dãy núi nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam, dãy núi nào có hình cánh cung? ?. Kể tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng lớn? ?. Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta? * Gv gọi một số hs lên bảng chỉ bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi chính và đồng bằng lớn của nứơc ta (nêu tên gọi) * Gọi một số hs nêu đặc điểm chính của địa hình nứoc ta. * Lớp cùng gv nhận xét, sửa chữa hoàn thiện câu trả lời. * Gv kết luận. * Hoạt động 3: Khoáng sản (Hs làm việc cá nhân). MT : - Chỉ được một số mỏ khoá sản chính trên bản đồ , lược đồ : than ở Quảng Ninh, Sắt ở Tháy Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, ĐD: Lược đồ khoáng sản . PP: Quan sát – Thảo luận – Thực hành *Cách tiến hành - Yêu cầu hs dựa vào hình 2 SGK và kể tên 1 số khoáng sản nước ta. - Gv treo bảng phụ kẻ sẵn mẫu và yêu cầu hs hoàn thành. Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A - Pa - Tit Bô - xít Dầu mỏ * gv gọi một vài hs lên bảng điền, lớp cùng gv nhận xét, hoàn thiện câu trả lời. C. Củng cố - dặn dò: - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học ở nhà. ********************************* Buổi chiều Tiết 1: Chính tả ( Nghe - viết ) Lương Ngọc Quyến( Trang 17 ) I/ Yêu cầu : Giúp hs: - Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình , theo yêu cầu (BT3). II/ Đồ dùng dạy học Gv : Bảng phụ . Hs : VBT TV L5 T2 III/Phương Pháp Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . iV/các hoạt động dạy – học A. Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k - Nêu ví dụ cụ thể (viết trên bảng). B. Dạy bài mới. *HĐ1(2’): Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học *HĐ2(20’): Hướng dẫn HS nghe - viết MT : Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. PP : Đàm thoại – trình bày. *Cách tiến hành: - Gv đọc bài viết.
File đính kèm:
- GA L 5 tuan 2 gui chi Huong.doc