Giáo án lớp 5 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn kịch, phân biệt dược lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạnh day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 và 3 (không cần giải thích lí do).

- 1số HS phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4)

- Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh Tập đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
___________
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết:
- Nhớ tên các châu lục, Đại Dương.
- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của Châu Á.
- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên Châu Á.
- Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của Châu Á.
- Nêu được 1 số cảnh thiên nhiên châu Á và nhận biết chúng thuộc khu vục nào của Châu Á.
-Yêu con người, thiên nhiên trong châu lục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Quả địa cầu, Bản đồ Tự nhiên châu Á 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5'): Nhận xét kết quả học tập học kì I.
B. BÀI MỚI. 1. Giới thiệu bài. (1')
2. Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương trên thế giới. Châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới. ( 7')
+ Nêu tên các châu lục trên thế giới mà em biết? 
- Ghi nhanh lên bảng theo 2 cột: Châu lục và đại dương.
+ Câu hỏi 1, SGK/102
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trên bản đồ.
* GV nhận xét kết luận.
- HS ngồi tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Quan sát hình 1 SGK, trang 102 và làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi
- Chỉ vị trí, giới hạn của Châu á trên bản đồ, quả địa cầu.
3. Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của Châu Á. ( 10')
- Ghi nội dung câu hỏi thảo luận trên bảng: 
+ Chỉ vị trí của Châu Á trên lược đồ và cho biết Châu Á gồm những phần nào?
+ Các phía của Châu Á tiếp giáp với các đại dương nào?
+ Châu á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, trải từ vùng nào đến vùng nào của trái đất?
+ Châu Á chịu ảnh hưởng của đời khí hậu nào?
* Kết thúc hoạt động 2: Châu Á nằm ở bán cầu bắc, có ba phía giáp biển và đại dương.
- Đọc thầm câu hỏi, quan sát hình 1 và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Nêu đáp án và các HS khác nhận xét.
4. Hoạt động 3: Diện tích và dân số Châu Á. ( 8')
+ Em hiểu chú ý 1 và 2 như thế nào?
+ Câu hỏi 2, phần 1, SGK/ 102.
* Nhận xét và kết luận hoạt động 3: Trong 6 châu lục thì Châu Á có diện tích đất lớn nhất.
- Dựa vào bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để nêu tên và công dụng của bảng số liệu, trả lời câu hỏi.
- So sánh và nêu ý kiến trước lớp.
5. Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực. ( 6')
+ Nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
+ Câu hỏi SGK, phần 2/ 103, 104.
- Dựa vào các hình minh họa SGK/103, mô tả vẻ đẹp cảnh thiên nhiên của Châu Á.
* Chốt nội dung toàn bài.
- Quan sát lược đồ các khu vực Châu Á và trả lời câu hỏi.
- Thi mô tả cảnh đẹp của Châu Á.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK.
6. Củng cố, dặn dò. ( 3'): - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________________
TIẾT 3: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Dựng đoạn mở bài )
I . MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hai kiểu mở bài ( mở bài trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người ( BT1) .
- Viết được đoạn tả người cho bài văn tả người theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2. 1 số HS viết được đoạn mở bài theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp (BT2).
- HS tự giác trong giờ học.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ ghi về hai kiểu mở bài ( HS đã học).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’)
Yêu cầu HS nhắc lại về các cách mở bài đã được học.
 B. BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài (1’):
2. Hướng dẫn luyện tập (30’) .
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài.
- Theo em, cách mở bài ở 2 đoạn này có gì khác nhau?
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS nhắc lại về cách mở bài gián tiếp và trực tiếp.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
- Trong phần mở bài người ta cần phải làm được những gì ?
- Yêu cầu HS viết bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét bài viết của học sinh .
- HS đọc bài, nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm bàn về sự khác nhau giữa cách mở bài a và cách mở bài b.
- Đại diện nhóm nêu, nhóm khác nhận xét.
- HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài . 
- HS nhắc lại.
- HS đọc lại
- HS nêu.
- HS viết bài. HS TB viết một trong hai cách. 1 số HS viết hai đoạn mở bài (một kiểu trực tiếp một kiểu gián tiếp) .
- HS đọc bài làm của mình, lớp nghe và nhận xét về nội dung, cách sử dụng từ ngữ, kiểu mở bài nào ?
3 . Củng cố, dặn dò (3’) 
- Có mấy cách mở bài?
- GV nhận xét giờ học .
- Chuẩn bị cho giờ sau viết đoạn kết bài .
_______________________________
TIẾT 4: KĨ THUẬT
NUÔI DƯỠNG GÀ
I. MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống.
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình ảnh minh hoạ SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5')
- Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà?
B.BÀI MỚI:
1. giới thiệu bài. (1')
2. Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa cua việc nuôi dưỡng gà. ( 8')
- GV nêu khái niệm: công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- GV nêu một số VD về công việc nuôi dưỡng trong thực tế giúp HS hiểu rõ khái niệm trên
- Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
- GV tóm tắt ND chính của hoạt động 1.
- HS chú ý.
- HS đọc mục 1 Sgk/ 62 để TLCH.
 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống. ( 17')
a/Cách cho gà ăn
- Nêu cách cho gà ăn ở từng thời kì sinh trưởng. So sánh cách cho gà ăn ở gia đình hoặc địa phương với cách cho gà ăn trong Sgk ?
- Vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
- Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min.
- GV tóm tắt cách cho gà ăn theo ND Sgk
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 b/ Cách cho gà uống.
- Nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật?
- Nêu sự cần thiết phải thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gà?
- Nêu cách cho gà uống?
- GV nhận xét và tóm tắt cách cho gà uống nước.
- HS kết hợp đọc mục 2b Sgk và kiến thức đã học để TLCH.
- HS chú ý.
 4. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập. ( 6')
- Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh?
5. Nhận xét, dặn dò: ( 3')
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Chuẩn bị bài sau.
 __________________________________
CHIỀU: TIẾT 1: TOÁN*
LUYỆN: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố lại cách tính diện tích tam giác
- HS vận dụng công thức để tính diện tích tam giác, xác định được chiều cao và đáy của tam giác .
- Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA: (5') 
 - Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác
B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài. (1')
2.Luyện tập: 30’
Bài 1
- GV nhấn mạnh yêu cầu bài
- Nhận xét, chốt kết quả.
Bài 2
- GVgợi ý cách làm
- Củng cố cách làm
Bài 3
Chốt
Bài 4
- GV chốt
Bài 5
GV củng cố cách làm
- HS nêu yêu cầu đề bài
- HS tự điền kết quả vào bảng
- Nối tiếp nêu kết quả
- Nhận xét, nêu cách làm
-HS đọc đề
- Hs vận dụng làm bài
- 1HS lên chữa
- HS thực hiện -> báo cáo kết quả
-HS đọc-> làm bài-> nêu đáp án
- Nhận xét, giải thích
- HS đọc đề-> nêu cách làm-> làm bài-> chữa bài
5. Nhận xét, dặn dò: ( 3')
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________
TIẾT 2: TOÁN*
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Ôn tập, củng cố về: 
+ Các hàng của số thập phân; 4 phép tính với số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
+ Giải toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác, tỉ số phần trăm.
- Vận dụng làm tốt các bài tập.
- Tích cực, tự giác học tập.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Luyện tập. (35’): Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài-> chữa bài, củng cố kiến thức.
Bài 6
- Nhận xét, củng cố giá trị của chữ số trong STP
Bài 2
Nhận xét
Bài 8
Củng cố về hình thang
Bài 9: - Gợi ý cách làm
Bài 10: 
HS tự làm bài-> nêu kết quả
HS nếu yêu cầu bài-> thực hiện-> nêu kết quả
HS tự làm bài-> nối tiếp nêu đáp án
HS làm -> chữa bài
 HS đọc đề bài> suy nghĩ làm-> lên bảng chữa
5. Nhận xét, dặn dò: ( 3')
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3: TOÁN*
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Biết ứng dụng trong giải toán diện tích hình tam giác.
- Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về diện tích hình tam giác.
- HS tự giác trong giờ học.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.GTB: (1’)
2. Luyện tập (35’) : GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân-> chữa bài
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm của bạn, đánh giá, báo cáo.
- GV nêu đáp án từng bài-> HS so sánh, đối chiếu.
- Đổi lại vở-> HS giải thích cách làm từng bài-> GV củng cố kiến thức cho HS
3. Củng cố, dặn dò: (4’):
- Lưu ý HS cách giải toán về diện tích hình tam giác.
- Ôn bài.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 10 tháng 1 năm 2014
SÁNG: TIẾT 1: LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ: 
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7- 5- 1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
- Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bản đồ hành chính VN 
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, truyện kể về chiến dịch ĐBP.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (3’)
Nhận xét về bài thi của HS.
B.BÀI MỚI.
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động. 
Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)( 4’).
- GV nêu tình thế của Pháp sau chiến dịch Biên giới (1950-1953). Chủ trương của ta cũng như sự chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch của quân và dân ta.
- GV chỉ vị trí ĐBP trên bản đồ hành chính và quan sát tranh ảnh.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận trả lời câu 

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc
Giáo án liên quan