Giáo án lớp 5 - Tuần 17, thứ ba
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu =, <, >.
- Làm được các bài tập: 1,2,3(dòng1),4.
* HSY: Làm được bài tập 1.
N5: - Đọc đúng bài và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Rèn các em đọc câu, đoạn, bài.
* HSKT: đọc được bài .
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 TOÁN: LUYỆN TẬP TẬP ĐỌC: CAO DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I/ Mục tiêu: N3: - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu =, . - Làm được các bài tập: 1,2,3(dòng1),4. * HSY: Làm được bài tập 1. N5: - Đọc đúng bài và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ. - Hiểu nội dung ý nghĩa: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người. (Trả lời được các câu hỏi SGK). - Rèn các em đọc câu, đoạn, bài. * HSKT: đọc được bài . II/ Chuẩn bị: N3: - SGK, vở bài tập. N5: - SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nhóm 3 Nhóm 5 1/KTBC: 2/ Bài mới: HS: - Chuẩn bị bài mới. GV: - Giới thiệu bài ghi đề. - HD các em tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ). - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu =, . - HD bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm bài. HS: - Lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở. * HSY: Làm bài tập1. GV: - Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu bài tập 1 và HD bài tập 2 cho các em làm bài vào vở tập. HS: - Làm bài tập vào vở. GV:- HD thêm bài tập 3,4 và cho các em làm bài vào vở tập. HS: Làm bài theo yêu cầu. GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài . HS: - Sữa lại bài tập sai. 3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung GV: - Giới thiệu bài ghi đề. - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. HS: - Luyện đọc từng đoạn trong bài. * HSKT: Luyện đọc đoạn 1 của bài. GV: - Gọi HS đọc từng câu, đoạn, bài. - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em. - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài thơ. HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK. + Tìm những hình ảnh nói lên nổi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất? ( cả ba bài ca dao trả lời ) + Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân? ( Bài ca dao 2 ) + Tìm những câu ứng với mỗi nội dung (a,b,c)? ( Nội dung a: Ai ơi ....... bấy nhiêu; Nội dung b:Trông cho .... tấm lòng; Nội dung c: Ai ơi, bưng ..... muôn phần! ) GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý. - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng. - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài. HS: - Luyện đọc thuộc bài thơ mà các em thích. * HSKT: Luyện đọc đúng bài. GV: Gọi các em đọc theo yêu cầu. HS: Đọc bài và nhắc lại nội dung bài học. GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập ĐẠO ĐỨC: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (T2) TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I/ Mục tiêu: N3: - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước. - Kính trọng, biết ơn và quan tâm giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm pkù hợp với khả năng. N5: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. * HSKT: làm được bài tập 1 - Làm được các bài tập: 1,2,3. II/ Chuẩn bị: N3: - Vở bài tập đạo đức. N5: - SGK, vở bài tập toán. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nhóm 3 Nhóm 5 1/KTBC: 2/ Bài mới: HS: - Chuẩn bị bài mới. GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề. - Kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích (SGV) HS:- Nghe GV kể và tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý GV:- HD gọi các em trả lời, nhận xét và giảng giải giúp các em hiểu được nôi dung câu chuyện. HS:- Nhắc lại nội dung câu chuyện. GV:- Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đến đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình. HS:- Nêu những việc làm mà các em cho là giúp đỡ thương binh, liệt sĩ. 3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Biết ơn thương binh liệt sĩ. (T2) GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề - HD giúp các em biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập. HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV. * HSKT: Làm được bài tập 1 - gọi 1 HS lên bảng làm bài. GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 2 và cho các em làm vào vở tập. HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập. GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập 2 và HD bài tập 3. HS:- Làm bài theo yêu cầu bài tập. GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai. - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Giới thiệu máy tính bỏ túi. CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: VẦNG TRĂNG QUÊ EM KHOA HỌC: ÔN TẬP (T1) I/ Mục tiêu: N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT 2 a/b. N5:- Ôn tập các kiến thức về: đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. II/ chuẩn bị: N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2. N5:- Tranh vẽ trong SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nhóm 3 Nhóm 5 1/ KTBC: 2/ Bài mới: GV:- Giới thiệu bài – ghi đề - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn. - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết). HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu. GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở. HS:- Làm bài vào vở tập 2. GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài. HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai. 3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: Âm thanh thành phố HS: Chuẩn bị bài mới. GV:- Giới thiệu bài – ghi đề - HD các em đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý về bài ôn tập. HS:- Đọc và trả lời các nnọi dung sau: Ôn tập các kiến thức về: đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét, giảng giải giúp các em nhớ. HS:- Nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV:- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ (SGK). - Nhận xét và tuyên dương các em. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: VẦNG TRĂNG QUÊ EM KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : Vầng trăng quê em. N5:- Chọn được truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. * HSY, HSKT: Trả lợi gợi ý. II/ Chuẩn bị: N3:- SGK. N5:- Viết sẵn câu hỏi gợi ý trên bảng phụ. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nhóm 3 Nhóm 5 1/ KTBC: 2/ Bài mới: HS: Luyện đọc lại bài “Vầng trăng quê em” GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy. HS:- Luyện đọc theo yêu cầu. * HSY: đánh vần đọc trơn bài. GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em. HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu. GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc. HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu. GV:- Gọi học sinh có thể đọc bài 3/ Củng cố dặn dò: - Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới. GV:- Giới thiệu bài ghi đề. - HD các em biết chọn được truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. HS:- Tập kể theo gợi ý ở bảng phụ. GV:- Nghe và nhận xét tuyên dương các em và HD thêm giúp các em kể tự nhiên. HS:- Tập tự nhiên không theo gợi ý. GV:- Gọi các em kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn. - HD các em trao đổi và tưởng tượng đoạn kết của câu chuyện. HS:- Trao đổi về đoạn kết câu chuyện. GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại. HS:- Kể lại câu chuyện ( hoặc đọc lại câu chuyện) và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: ôn tập
File đính kèm:
- THỨ BA.doc