Giáo án Lớp 5 - Tuần 15

I. Mục tiêu:

 HS biết:

- Chia một số thập phân cho một số thập phân.

- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.

- Làm được bài tập 1(a,b,c); bài 2(a), bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.

* Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng nhân 8, làm được các phép tính cộng, trừ, nhân đơn giản.

II. Các hoạt động dạy - học

 

doc98 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành tiếng.
- HS tự giới thiệu câu chuyện của mình.
- 4 HS ngồi cùng bàn tạo thành nhóm cùng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Giới thiệu chuyện.
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ những hoạt động của nhân vật.
+ Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- 5 HS thi kể chuyện trước lớp.
*******************************************************
Soạn ngày:29/11/2010
Thực hiện: Dương Thiện
Thứ năm ngày 2 tháng 11 năm 2010
Ngoại ngữ: (giáo viên chuyên dạy )
*************************************************
Tiết 2 - Toán
T74: Tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu
- HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Làm được các bài tập 1; 2. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập.
* Mục tiêu riêng: ôn tập bảng nhân và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân đơn giản.
II. Đồ dùng
- Bảng mét vuông minh họa như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số)
VD1:
- GV treo bảng mét vuông, giải thích bài toán.
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu?
- GV viết: = 25 % 
- Hướng dẫn HS đọc: Hai mươi lăm phần trăm.
+ Ta nói: Tỉ số phần trăm diện tích trồng hồng và diện tích vườn hoa là 25%; hoặc Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
2.3, ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm
VD2:
- GV nêu ví dụ.
- Y/c HS viết :
+ Tỉ số của HS giỏi và số HS toàn trường?
+ Đổi thành số phân số thập phân có mẫu số là 100?
+ Viết thành tỉ số phần trăm?
- Gv kết luận: Tỉ số phần trăm của số HS giỏi và số HS toàn trường là 20%; hay Số HS giỏi chiếm 20% số HS toàn trường. Tỉ số này cho biết: Cứ 100 HS của trường thì có 20 HS giỏi.
2.4, Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu.
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS phân tích đề và tìm cách giải.
- Gv nhận xét.
Bài 3: HS khá, giỏi làm thêm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, chia một số tự nhiên cho một số thập phân,...
+ 25 : 100 hay 
- HS nhắc lại.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- HS viết bảng con:
+ 80 : 400
+ 80 : 400 = = 
+ = 20 %
- HS nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bảng con.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
 = = 5 % ; = = 12 %
 = = 32 %
- 1 HS đọc đề. 
- Hs làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
 Bài giải:
Tỉ số % của sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
 95 : 100 = = 95 %
 Đáp số: 95 %.
 Bài giải:
a. Tỉ số phần trăm của số cây lấy gỗ và số cây trong vườn là:
 540 : 1000 = = = 54 %
b, Số cây ăn quả trong vườn là:
 1000 – 540 = 460 (cây)
Tỉ số phần trăm của số cây ăn quả và số cây trong vườn là:
 460 : 1000 = = = 46 %
 Đáp số: 46 %
***********************************************
	Tập đọc
T30: Về ngôi nhà đang xây
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; HS khá, giỏi trả lời được toàn bộ câu hỏi trong bài).
* Mục tiêu riêng: đọc tương đối lưu loát bài thơ, trả lời được câu hỏi 1 của bài.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong sgk
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Đoạn 1: Chiều đi học về…còn nguyên màu vôi gạch.
+ Đoạn 2: còn lại.
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- GV sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Các bạn nhỏ quan sát các ngôi nhà đang xây khi nào?
+ Những chi tiết nào vẽ nên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói nên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động hơn?
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói nên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo?
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS chia đoạn.
- HS đọc tiếp nối đoạn (2- 3 lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
+ Các bạn nhỏ quan sát các ngôi nhà mới xây khi đi học về.
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che trở, trụ bê tông nhú lên, các bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
- Những hình ảnh:
+ Giàn giáo tựa cái lồng.
+ Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây.
+ Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong.
+ Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu gạch, vôi.
- Những hình ảnh:
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa.
+ Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường.
+ Làn gió mang hương, ủ đầy trên những rãnh tường chưa trát.
+ Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
- Hình ảnh những nhôi nhà đang xây nói lên:
+ Đất nước đang trên đà phát triển.
+ Đất nước là một công trình xây dựng lớn.
+ Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
+ Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn và nêu cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trớc lớp.
********************************************************
Tập làm văn
T29: Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2).
II. Đồ dùng:
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS đọc một biên bản cuộc họp tổ, họp, lớp, họp chi đội của mình trong giờ trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS làm việc theo cặp.
- GV lần lượt nêu từng câu hỏi của bài và y/c trả lời.
+ Xác định đoạn của bài văn?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
Bài 2:
- GV y/c HS hãy giới thiệu người mình định tả.
- Y/c HS viết đoạn văn
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc biên bản của mình.
- 1 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS trao đổi theo cặp.
+ Đoạn 1: Bác Tâm….. loang ra mãi.
+ Đoạn 2: Mảng đường hình chữ nhật…. Khéo như vá áo.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.
+ Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng ngắm mảng đường đã vá xong.
- Những chi tiết tả hoạt động:
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nháy vào chỗ trũng.
+ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng.
+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
- 2 HS đọc bài và y/c của bài.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu.
+ Em tả về bố em đang xây bồn hoa.
+ Em tả mẹ em đang nấu cơm.
+ Em tả ông em đang đọc báo.
- 1 HS viết vào giấy khổ to, lớp làm vào vở.
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
*****************************************************
Khoa học
T29: Thuỷ tinh
I. Mục tiêu
- HS nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Đồ dùng
- Hình minh hoạ sgk.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy - học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Hãy nêu tính chất và ứng dụng của xi măng?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Các hoạt động
HĐ1: Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh.
* Mục tiêu:
- HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS quan sát các hình trong sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các đồ dùng làm bằng thuỷ tinh mà em biết?
+ Dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng đồ thuỷ tinh em cho biết thuỷ tinh có màu sắc như thế nào?
+ Khi thả một chiếc cốc thuỷ tinh xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
[ GV kết luận: Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh: cốc, chén, li, bát, nồi, lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm, cửa số, vật lưu niệm,... những đồ dùng này khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ.
HĐ 2: Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng.
* Mục tiêu:
- Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS Làm việc theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Thuỷ tinh thường có những tính chất gì? Thuỷ tinh thường được dùng làm gì?
+ Loại thuỷ tinh chất lượng cao có những tính chất gì? Thuỷ tinh chất lượng cao được dùng để làm gì?
+ Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không?
+ Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh?
[ GV kết luận: + Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a- xít ăn mòn. Thuỷ tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
3, Củng cố, dặn dò
- Gv hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
+ Một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh như: li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính, màn hình ti vi, đồ lưu niệm,...
+ Đều trong suốt.
+ Chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc bằng thuỷ tinh nên khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.
- HS đọc thông tin trong SGK, dựa vào kinh nghiệm thực tế, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+

File đính kèm:

  • doct25.doc