Giáo án lớp 5 tuần 14 năm 2013 - 2014
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
-Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- GD hs ham học toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: (5)
Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Kiến thức: (12)
xuất ra xi măng. -Nêu tính chất và công dụng của xi măng. II/ Đồ dùng dạy học: -Hình và thông tin trang 58, 59 SGK. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.57) 2.Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hoạt động 1: (15’) Thảo luận. *Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta. *Cách tiến hành: -GV chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: -Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình trả lời các câu hỏi: +Xi măng dùng để làm gì? +Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -GV kết luận: SGV-Tr, 105. -HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. -HS trình bày. 2.3-Hoạt động 2: (15’) Thực hành xử lý thông tin. *Mục tiêu: Giúp HS: -Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. -Nêu được tính chất, công dụng của xi măng. *Cách tiến hành: -Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình: +Đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi SGK-Tr.59. Thư kí ghi lại kết quả thảo luận. -Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. -Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.109. -HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau. …………………........................................ Tuần14 Ngày soạn: 24/11 Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2013 Luyện từ và câu Ôn tập về từ loại I/ Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ ; quy tắc hoa danh từ riêng. 2- Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ. II/ Đồ dùng dạy học: -Ba tờ phiếu viết định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng và quy tắc viết hoa DT riêng. -Phiếu viết đoạn văn ở BT 1. -Bốn tờ phiếu khổ to viết các yêu cầu của bài tập 4. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’)HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. (25’) *Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trình bày định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng. -GV dán tờ phiếu ghi định nghĩa DT chung, DT riêng, mời một HS đọc. -Cho HS trao đổi nhóm 2 khi làm bài tập. -GV phát phiếu cho 2 HS làm vào phiếu. -Mời 2 học sinh làm bài trên phiếu trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời một vài HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. -GV dán tờ phiếu ghi quy tắc viết hoa DT riêng lên bảng, -Mời HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ. -Cho HS thi đọc thuộc quy tắc. *Bài tập 3: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ. -GV cho HS thi làm bài tập theo nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm. -Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng. *Bài tập 4: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV cho HS làm bài cá nhân, phát phiếu cho 4 HS làm bài, mỗi HS làm một ý. -HS phát biểu, 4 HS làm vào phiếu trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Lời giải : -Danh từ riêng trong đoạn: Nguyên. -Danh từ chung trong đoạn: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, chị, tay, mặt, phía, ánh đèn, màu, , tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm. *Lời giải: -Định nghĩa: SGV-Tr. 272 -VD: +Bế Văn Đàn, Phố Ràng,… +Pa-ri, Đa-nuýp, Tây Ban Nha, … *Lời giải: Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là: Chị, em, tôi, chúng tôi. *VD về lời giải: a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?: -Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. -Tôi nhìn em cười trong 2 hàng nước mắt kéo vệt trên má. 3-Củng cố, dặn dò: (5’)-GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. ……………………........................................ Kể truyện Pa-xtơ và em bé I/ Mục tiêu. 1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện Pa-xtơ và em bé bằng lời kể của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. 2- Rèn kỹ năng nghe: Nghe cô kể truyện, ghi nhớ truỵên. Nghe bạn kể truyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn. II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK. 2.2-GV kể chuyện: (5’) -GV kể lần 1, giọng kể hồi hộp. Kể xong viết lên bảng những tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ. -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ. 2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (20’) -Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK. -Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh. a) KC theo nhóm: -Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) -HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện b) Thi KC trước lớp: -Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: +Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép? +Câu chuyện muốn nói điều gì ? -Cả lớp và GV bình chon bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. -HS nêu nội dung chính của từng tranh: -HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh. -HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp. -Các HS khác NX bổ sung. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Vì Vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào… -Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng… 3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý -Dặn HS chuẩn bị bài sau. …………………................................................ Ngày soạn: 25/11 Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013 Tập làm văn Làm biên bản cuộc họp I/ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp ; thể thứccủa biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản ; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản một cuộc họp. -Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 (phần luyện tập). III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Phần nhận xét: (12’) -Một HS đọc nội dung bài tập 1 -Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2. -Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi: +Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì? +Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn? +Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản? 2.3-Phần ghi nhớ: Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ. 2.4-Phần luyện tập: (13’) *Bài tập 1(142): -Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời HS phát biểu ý kiến, trao đôỉ, tranh luận. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 2(142): -Mời một HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm vào vở bài tập. -Mời một số HS phát biểu ý kiến. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -HS đọc. -Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất… -Cách mở đầu: +Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. +Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND. -Cách kết thúc: +Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. +Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn. -Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí. *VD về lời giải: -Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g) a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện. …. - Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d). *VD về lời giải: -Biên bản đại hội chi đội. -Biên bản bàn giao tài sản. -Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT. -Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép. 3-Củng cố, dặn dò: (5’) GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. …………………………........................................ Chính tả (nghe – viết) Chuỗi ngọc lam Phân biệt âm đầu tr/ ch, âm cuối ao/ au I/ Mục tiêu: -Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam. -Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ ch , ao/ au. II/ Đồ dùng daỵ học: -Một số phiếu phô tô nội dung bài tập 3. -Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. (5’) HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc vần uôt / uôc. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết: (20’) - GV Đọc bài. +Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? +Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ,… - Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm... - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một… -Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(8’) * Bài tập 2 (136): - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm: +Nhóm 1: tranh-chanh ; trưng-chưng +Nhóm 2: trúng-chúng ; trèo-c
File đính kèm:
- Tuan 14.doc