Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm 2011
I. Mục tiêu
- HS biết chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số tự nhiên và vận dụng trong giải toán có lời văn.
- Làm được các bài tập 1a, 2; HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HS ôn lại bảng nhân 4, 5, 6. Thực hiện được các phép tính cộng trừ, nhân.
II. Hoạt động dạy học
thơ. b. Tìm hiểu bài + Đọc khổ thơ 1 em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? + Những hình ảnh nào nói nên nỗi vất vả của người nông dân? + Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? + Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"? + Bài thơ cho ta thấy điều gì? c. Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2. - Nhận xét- cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc bài: Chuỗi ngọc lam và trả lời câu hỏi trong sgk. - 1 HS đọc toàn bài. - 5 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ (2 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài. - HS nghe GV đọc. + Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất (có vị phù sa), của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy); và công lao của con người, của cha mẹ (có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay. + Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy. + Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo để tiếp tế cho tiền tuyến. Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi, dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. + Hạt gạo được gọi là "hạt vàng" vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc. + Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. - 4 HS đọc tiếp nối bài, nêu cách đọc đúng, đọc hay. - 1-2 HS đọc trước lớp. - HS nhẩm đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ************************************** Tập làm văn T27: Làm biên bản cuộc họp I. Mục đích yêu cầu - HS hiểu thế nào biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (nội dung ghi nhớ). - Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT 1 (BT2). * Mục tiêu riêng: HS biết tham gia thảo luận cùng các bạn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản . III, Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Phần nhận xét a, Chi đội lớp 5a ghi biên bản để làm gì? b, Cách mở đầu biên bản có gì giống và khác cách mở đầu đơn? + Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn? c. Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản? 2.3, Phần ghi nhớ 2.4, Phần luyện tập Bài tập 1. - Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập. Bài tập 2. - GV hướng dẫn học sinh làm bài. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp đã được viết lại ở nhà. - 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong sgk. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - HS đọc yêu cầu bài tập 1,2. Và đọc lướt Biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi của bài tập 2. - HS trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp. + Chi đội ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất,... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết. + Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. + Khác: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi); thời gian địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung. + Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. + Khác: biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch và thư kí), không có lời cảm ơn như đơn. + Thời gian, địa điểm họp; thành phần tham dự; chủ toạ, thư kí; nội dung họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp), chữ kí của chủ tịch và thư kí. -2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong sgk. \- 1 học sinh đọc nội dung bài tập. - Trường hợp cần ghi biên bản là: + Đại hội Liên đội: Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện. + Bàn giao tài sản: Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. + Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. + Xử lí việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1. VD. Biên bản đại hội chi đội Biên bản bàn giao tài sản Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép ***************************************** Khoa học T27: Gốm xây dựng: gạch, ngói I. Mục tiêu - HS nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói. II. Đồ dùng dạy học - Một vài viên gạch, ngói khô và chậu nước. III. Các hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ + Hãy nêu tính chất và lợi ích của đá vôi? - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài. 2.2, Các hoạt động Hoạt động 1: Thảo luận * Mục tiêu : - Giúp HS : + Kể được tên một số đồ gốm. + Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành sứ. * Cách tiến hành : B1. - Y/c HS trao đổi thảo luận, tìm ra được một số đồ vật làm bằng gốm. Tìm ra được đặc điểm của đồ gốm để phân biệt với đồ sành sứ. - GV nhận xét- bổ sung. * GV kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. + Gạch, ngói hoặc nồi đất,... được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo. Hoạt động 2: Quan sát * Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch, ngói. * Cách tiến hành -Y/c HS quan sát các hình trong sgk và ghi lại kết quả quan sát theo mẫu sau: Hình Công dụng Hình 1 Xây tường Hình 2a Lát nền, sân hoặc vỉa hè … Hình 2b Dùng để lát sàn nhà Hình2c Dùng để ốp tường … Hình4 Dùng để lợp mái nhà… - GV hỏi. Để lợp mái nhà ở H5 và H6 người ta dùng loại ngói nào ở hình 4? - GV kết luận: Có nhiều loại gạch, ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà…Ngói dùng để lợp mái nhà … Hoạt động 3 : Thực hành. * Mục tiêu: HS làm một số thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. * Cách tiến hành - HS thảo luận theo nhóm do nhóm trưởng điều. - GV theo dõi để gợi ý hd HS làm bài tập. - GV nhận xét và kết luận: + Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khí vận chuyển, để tránh bị vỡ. - Y/C HS đọc ghi nhớ trong sgk. 3, Củng cố, dặn dò - Gv hệ thống nội dung bài. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng trình bày. - HS thảo luận theo nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình. + Các đồ làm bằng gốm như: Gạch, ngói, chum, vại … + Những đồ vật làm bằng gốm thường hay dễ vỡ hơn các đồ vật làm bằng sành sứ. Vì vậy khi vận chuyển cần phải cẩn thận hơn. - HS quan sát và ghi lại kết quả, báo cáo trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Người ta dùng loại ngói ở H4a, H4c. - HS làm thí nghiệm thả gạch, ngói vào nước. - Đại diện các nhóm báo. - HS đọc phần ghi nhớ trong sgk. *************************************************************** Soạn ngày:22/11/ 2011 Dạy ngày : Thứ sáu ngày 25tháng 11 năm 2011 Đạo đức T14: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1) I. Mục tiêu - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. II. Tài liệu và phương tiện - Thẻ màu. - Tranh ảnh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ + Vì sao phải kính già, yêu trẻ? - GV nhận xét. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài. 2.2, Các hoạt động HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr 22) * Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. * Cách tiến hành: - Y/c HS làm việc theo nhóm. - GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, ... đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế. - Yêu cầu HS thảo luận: + Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết. + Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng? HĐ2: Làm bài tập 1 - SGK. * Cách tiến hành: - Y/c HS làm việc cá nhân. - Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe. - GV kết luận: + Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b. + Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d. HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK) * Cách tiến hành: - Gv hướng dẫn HS cách thực hiện. - Gv lần lượt nêu từng ý kiến. - GV kết luận: + Tán thành với các ý kiến a, d. + Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ. Hoạt động tiếp nối - Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến. - Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. - 2 HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh. - Đại diện từng nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung. - 2- 3 HS đọc ghi nhớ. - Một số HS trình bày ý kiến. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước. - Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung. ************************************************** Toán T70: Chia một số thập phân cho một số thâp phân I. Mục tiêu: - HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Làm được các bài tập 1(a,b,c); 2. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập. * Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng nhân 8. Thực hiện được các phép tính cộng trừ, nhân. II. C
File đính kèm:
- Tuan 14.doc