Giáo án lớp 5 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: SGK

2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8’
- HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài
- Gọi HS nêu bài làm 
- GV nhận xét kết luận
- 4HS đọc nối tiếp.
- HS tự làm bài.
- HS khác nhận xét.
Đáp án:
 a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
- Nguyên (DT) quay sang tôi, giọng nghẹn ngào.
- Tôi (Đại từ)nhìn em cười trong hai hàng nước mắt
- Nguyên (DT) cười rồi đưa tay quyệt nước mắt
- Tôi (Đại từ) Chẳng buồn lau mặt nữa 
 - Chúng tôi (Đại từ) đứng vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu...
b)Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai như thế nào?
 - Một mùa xuân (Cụm DT) mới bắt đầu
 c) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì 
- Chị (Đại từ gốc DT)là chị gái của em nhé
- Chị (Đại từ gốc DT)sẽ là chị gái của em mãi mãi.
 d) Danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
- Chị là chị gái của em nhé!
7’
- Chị sẽ là chị của em mãi mãi
DT làm vị ngữ (Từ chị trong hai câu trên) Phải đứng sau từ là 
4. Củng cố 
3’
- Có mấy loại danh từ? nêu qui tắc viết hoa DT riêng?
- HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- GV nhận xét, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư, ngày 21 tháng 11 năm 2012
Khoa học
XI MĂNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát, nhận biết xi măng.
* Tùy theo điều kiện địa phương mà GV có thể không cần dạy một số vật liệu ít gặp, chưa thực sự thiết thực với HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Sách giáo khoa
2. Giáo viên: Hình minh hoạ trang 58, 59 SGK. Các câu hỏi thảo luận ghi sẵn vào phiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
1’
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Yêu cầu HS nêu nội dung”Bạn cần biết”của bài học trước
- 3HS nối tiếp trả lời.
Ÿ Giáo viên cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Cầm 1 vỏ bao xi măng và hỏi: Đây là gì?
1’
- HS nêu: Đó là vỏ bao xi măng.
 - Giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- HS ghi vào vở.
b. Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1:Công dụng của xi măng
9’
- Hoạt động nhóm đôi
*Mục tiêu: Công dụng của xi măng *Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
+ Xi măng được dùng để làm gì?
- Được dùng để xây nhà, xây các công trình lớn, đắp bồn hoa, gắn đá tạo thành các cảnh đẹp, làm ngói lợp.
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
+ Nhà máy xi măng Bỉm Sơn….
- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 58 SGK và giới thiệu.
- Quan sát và lắng nghe.
+ Tỉnh Sơn La em có các nhà máy xi măng nào?
- Chiềng Sinh, Chiềng Sung, ...
- GVKL hoạt động 1.
Hoạt động 2: Tính chất của xi măng công dụng của bê tông
14’
*Mục tiêu: - Nhận biết được tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tìm hiểu kiến thức khoa học".
- Cách tiến hành. 
+ Cho HS hoạt động theo tổ.
- Hoạt động theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Yêu cầu HS dựa vào các thông tin và điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.
- Giúp đỡ hướng dẫn HS các nhóm cách đọc thông tin: ghi ý chính ra giấy bằng các gạch đầu dòng, hỏi đáp trong nhóm nhiều lần để nắm được kiến thức.
- Tổ chức cuộc thi, hướng dẫn HS:
+ Mỗi tổ cử 1 đại diện làm ban giám khảo, lớp trưởng là người dẫn chương trình.
+ Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc. Tổ nào có câu trả lời thì phất cờ ra hiệu. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai bị trừ 2 điểm. Cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất là nhóm thắng cuộc.
- Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.
1, Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
1, Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
2, Xi măng có tính chất gì?
2, Xi măng là dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng. Khi trộn với nước. Khi trộn vớ nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo, rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.
3, Xi măng được dùng để làm gì?
3, Xi măng thường dùng để xây dựng, làm ngói lợp fibrôximăng.
4, Vữa xi măng do nguyện vật liệu nào tạo thành?
4, Vữa xi măng là hỗn hợp xi măng, cát, nước trộn đều vào với nhau.
5, Vữa xi măng có tính chất gì?
5, Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch, ngói, nhanh khô. Khi khô trở nên cứng, không bị rạn nứt, không thấm nước.
6, Vữa xi măng dùng để làm gì?
6, Vữa xi măng thường dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể nước.
7, Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
7, Bê tông là hỗn hợp: xi măng, cát, sỏi (hoặc đá), nước trộn đều.
8, Bê tông có ứng dụng gì?
8. Được dùng lát đường, đổ trần, móng,
9) Bê tông cốt thép là gì?
9, Là hỗn hợp xi măng, cát, sỏi hoặc đá, nước trộn đều rồi đổ vào các khuôn có cốt thép.
10, Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
10, Dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng, ...
11, Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
11, Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Các dụng cụ làm với vữa xi măng cũng phải rửa ngay.
12, Cần phải bảo quản măng như thế nào? tại sao?
12, Cần phải để các bao xi măng cẩn thận, ở nơi khô ráo, thoáng khí, bao xi măng dùng chưa hết phải buộc thật chặt. Vì xi măng là dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô, kết tảng cứng như đá.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi
- Trao giải cho nhóm đạt nhiều điểm nhất.
- Khen ngợi những nhóm HS có hiểu biết các kiến thức thực tế.
- Cho HS quan sát h3 SGK.
- HS quan sát.
4. Củng cố:
4’
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- 1HS nêu lại.
+ Khi sản xuất xi măng có những ảnh hưởng gì tới môi trường?
- Bụi ô nhiễm không khí, ...
+ Cần làm gì để giảm ô nhiễm môi trường?
- Sản xuất ở khu xa dân cư, có biện pháp khắc phục để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ...
- Tổng kết tiết học (nêu Nd bài)
5.Dặn dò:
1’
- Dặn dò về nhà liên hệ ứng dụng thực tế.
- Chuẩn bị bài sau: Thuỷ tinh.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND Ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, ..
2. Giáo viên: Một trong các mẫu đơn đã học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
1’
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
- HS đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.`
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Làm biên bản cuộc họp (tr.140)”
1’
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Nhận xét
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Y/C HS đọc biên bản đại hội chi đội.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bài
13’
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4
- Gọi HS trả lời 
- HS nối tiếp trả lời trả lời
- GV cùng HS nhận xét bổ sung
- 3 học sinh nối tiếp đọc.
a) chi đội lớp 5 A ghi biên bản làm gì?
- Ghi biên bản cuộc họp để nhớ việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều thống nhất... nhằm thực hiện đúng nhiều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết...
b) Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
- cách mở đầu:
Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
- cách kết thúc:
- giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí của chủ tịch và thư kí, không có lời cảm ơn.
c) Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản.
- Những điều cần ghi biên bản: thời gian, địa điểm họp, thành phần tham gia dự, chủ toạ, thư kí, nội dung cuộc họp, diễn biến, tóm tắt các ý kiến kết luận của cuộc họp, chữ kí của chủ tịch và thư kí.
KL: Biên bản là loại văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc diễn ra để làm bằng chứng. Nội dung biên bản gồm 3 phần: phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc, phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm có những phần nào?
- HS trả lời
 * Ghi nhớ
3’
- HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
*Luyện tập: 
 Bài 1
7'
- Gọi HS đọc Y/C nội dung của bài tập
- HS làm việc theo cặp
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét kết luận.
- HS đọc
- HS thảo luận theo cặp
- HS trả lời
- Cần ghi biên bản trong các trường hợp a, c, e, g.
 Bài 2
6'
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét – khen những HS đặt tên đúng 
- 1HS đọc
- HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài 
+ Biên bản đại hội liên đội
+ biên bản bàn giao tài sản
+ Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông
+ biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
4. Củng cố:
3’
+ Tại sao cần phải ghi biên bản cho một cuộc họp?
- Để ghi lại các ND cuộc họp làm bằng chứng.
+ Em đã làm biên bản cho cuộc họp nào?
- Đại hội chi đội, ...
5. Dặn dò:
1’
- GV nhận xét tiết học, hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
Biết:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn.
* Bài 1, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
1’
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Đặt tính rồi tính.
- 2HS lên bảng, lớp nháp.
266, 22 34	 93, 15 23
 282 7, 83 115 4, 05 
 102	0
 0
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Chia một số tự nhiên cho một số thập phân”
1’
- HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
*HD thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập ph

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 tuan 14.doc
Giáo án liên quan