Giáo án lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Diễn

I/ Mục tiêu: Giúp hs biết:

- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.

- Nhân một số thập phân với tổng hai số thập phân.

II/Chuẩn bị:

- Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập B2

- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

III/Các hoạt động dạy và học :

 

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 13 - Trường Tiểu học Diễn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 x 0,1 x 25
 = 0,04 x 25 x 1
 = 1 x 1
 = 1
Bài giải :
- x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 < 7 (loại)
- x = 3 thì 2,6 x 3 = 7,8 > 7 (được)
- x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được)
- x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được)
Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 4: TẬP ĐỌC:
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
- Hiểu nội dung: Nguyên nhân và hậu quả của rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi (TL được các câu hỏi trong sgk).
- Giáo dục BVMT: giáo dục hs ý thức BVMT, đặc biệt là việc bảo vệ trồng rừng ngập mặn ở vùng biển của nước ta.
II/ Chuẩn bị :
- Gv : Tranh minh họa, bảng phụ ghi những câu văn cần luyện đọc.
- Hs : đọc kĩ bài, sưu tầm tranh ảnh về rừng ngập mặn.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra đọc bài: Người gác rừng tí hon 
-Gv nx – ghi điểm – nxbc
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài: 
Luyện đọc:
- Hs khá giỏi đọc bài.
-Gv nx, hướng dẫn cách đọc.
- Yêu cầu hs chia đoạn. Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn – Gv sửa sai.
-Yêu cầu hs rút từ khó đọc.
- HD đọc từ khó: ngập mặn, xói lở, vững chắc, …
-Yêu cầu hs nêu bộ phận khó đọc và đọc lại từ ngữ khó 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 và kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ có trong phần chú giải.
- Hs đọc từng đoạn và rút ra giọng đọc của đoạn. Yêu cầu hs đọc lại đoạn.
-Luyện đọc theo cặp – gọi 1,2 cặp đọc lại.
- Gv đọc mẫu bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Đoạn 1 : - Gọi hs đọc 
- Câu 1 : Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn. 
-Nêu nội dung đoạn 1?
* Đoạn 2: Yêu cầu hs đọc bài 
-Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
-Liên hệ tỉnh BRVT? 
-Nêu nội dung đoạn 2?
* Đoạn 3 : Yêu cầu hs đọc thầm 
-Câu 3 : Nêu tác dụng của rừng ngập mặn 
* Giáo dục BVMT: Nhờ có phong trào trồng rừng ngập mặn mà các đê điều được bảo vệ vững chắc, lượng hải sản và các loại động thực vật trở nên phong phú. Vì vậy chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tăng cường trồng rừng ngập mặn, đồng thời tuyên truyền để mọi người dân cần thực hiện.
-Yêu cầu TLN2: Nêu ý nghĩa bài học?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
- Đọc diễn cảm nối tiếp theo đoạn 
-Yêu cầu hs phát hiện ra giọng đọc đoạn? 
-Luyện đọc đoạn văn ở bảng phụ 
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Hs thi đọc diễn cảm theo cặp và theo dãy.
-Yêu cầu hs bình chọn bạn đọc hay.
- Gv nx nhóm, cá nhân đọc hay. 
4. Củng cố - dặn dò : 
- Nêu ý nghĩa của bài học? Em cần làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn nơi em ở?
-Giáo dục: hs có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương.
- Chuẩn bị bài: Chuỗi ngọc lam 
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 3Hs đọc - nx
-Hs nghe, nhắc tựa
-1 Hs – Lớp đọc thầm theo.
-Hs nghe
- Hs chia đoạn – đọc nối tiếp đoạn
– Hs rút từ khó đọc 
-Hs nêu bộ phận khó đọc - 1 Hs đọc lại toàn bộ từ khó. 
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Hs giải nghĩa từ - lớp nxbs.
- Hs đọc từng đoạn và nêu giọng đọc đoạn.
-Hs luyện đọc theo cặp – 1,2 cặp đọc lại bài.
-Hs đọc đoạn 1 
- Hs trả lời – lớp nxbs.
-Hs nêu – nxbs 
-Hs đọc thầm đoạn 2 
- Hs TLN2 – nxbs 
-Hs nêu.
-Hs đọc thầm
-Hs nghe 
-Hs TLN2 nêu nội dung bài học – nxbs 
-Hs đọc nối tiếp bài.
-Hs phát hiện ra giọng đọc của nhân vật – đọc lại 
-Hs luyện đọc đoạn văn diễn cảm 
-Hs luyện đọc theo cặp
-Hs thi đọc diễn cảm 
-Lớp nx bình chọn giọng đọc hay 
- Hs trả lời – nxbs.
- Hs lắng nghe.	
TIẾT 7: HĐTT: 
CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN: TRAO KHĂN ĐỎ
I)Mục tiêu:     
- Rèn luyện cho các em tác phong nhanh nhẹn, thực hiện tốt nội dung Nghi thức Đội  II) Chuẩn bị: 
- Khăn quàng đỏ của HS.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu  
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu tên trò chơi: Trao khăn đỏ.
- HS lắng nghe.
- Nêu mục tiêu của tiết học
2. Hướng dẫn trò chơi:
a)Cách chơi:
- Gv hướng dẫn cách chơi:Người chơi xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 người. Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội.  Sau đó, từng đôi tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc.
- HS theo dõi và lắng nghe.
b) Luật chơi:- GV đưa ra luật chơi:- Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm.- Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm
- HS theo dõi và lắng nghe.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- HS chơi thử.
- Rút kinh nghiệm, bổ sung , uốn nắn.
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm.
- HS chơi theo nhóm. Mỗi nhóm 2 đội, Mỗi đội gồm 5 người và 1 người làm quản trò.
- GV bao quát, giúp đỡ những nhóm chưa thành thạo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại tên trò chơi.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS có thể về nhà chơi theo nhóm xóm. 
TIẾT 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1 
-Biết ghép tiếng “bảo” (gốc Hán ) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phúc (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
-Giáo dục BVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh 
II/ Chuẩn bị:
- Tranh ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên 
- Bảng phụ, từ điển tiếng việt Hs 
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ : 
- Nhắc lại kiến thức về quan hệ từ
- Bài 3 : 
Nhận xét-cho điểm
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu – ghi tên bài
2. Hướng dẫn hs luyện tập:
a. Bài 1 : 
- Gọi Hs đọc và nêu yêu cầu bài 
- Yêu cầu Hs tự làm bài (dùng từ điển)
- Trình bày kết quả-nhận xét
- Gv chốt lại kết quả đúng:
* Khu dân cư : khu vực dành nông dân ăn ở sinh hoạt
* Khu sản xuất : Khhu vực làm việc của nhà máy
* Khu bảo tồn thiên nhiên : Khu vực trong đó có các loài cây, loài vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài
* Ý b : Nêu điểm giống và khác nhau của các cụm từ rồi nối.
* GDBVMT: các em đã hiểu 1 số khái niệm về môi trường như sinh vật, sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên qua đó các em phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái MT thiên nhiên.
b. Bài 2 :
- Cho Hs đọc và nêu yêu cầu của bài 2
- Yêu cầu Hs tự làm bài
- Trình bày kết quả và nhận xét
- Gv chốt ý:
* Bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng, bảo toàn, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ 
c. Bài 3 : 
- Yêu cầu hs làm bài
- Trình bày kết quả
- Gv nhận xét và chốt lại: 
- Thay thế từ bảo vệ bằng từ giữ gìn
* Giáo dục BVMT: Giữ gìn môi trường sạch đẹp là 1 thông điệp được gửi tới tất cả chúng ta vậy chúng ta cần ghi nhớ và luôn có ý thức thực hiện tốt.
4. Củng cố và dặn dò:
- Nhắc lại đặc điểm của từ đồng nghĩa-cho ví dụ
- Về làm lại bài 2,3 và chuẩn bị bài của tiết 5
- Nhận xét giờ học
- 2 Hs lên bảng
- Hs nhận xét
- Hs lắng nghe
- 2Hs đọc – lớp đọc thầm
- Hs TLN2 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Hs nhận xét 
- Hs nhắc lại
- Hs dùng từ điển để so sánh 
- Hs nghe nhớ và thực hiện
- 2 hs đọc và nêu -1 hs lên bảng- lớp làm vở 
- Đại diện trình bày
- Hs nhận xét
- 1Hs lên bảng-lớp làm vở
- Một số hs trình bày
- Hs nhận xét 
-Hs nghe nhớ và thực hiện 
-Hs nhắc, nêu VD 
-Hs nghe 
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013
TIẾT 1: TOÁN:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: Giúp hs biết:
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong thực hành tính.
II/Chuẩn bị: 
- Giáo viên: bảng phụ 
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ : 
_ Gọi hs sửa bài về nhà
_ Nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs chia 1 STP cho 1 STN:
a. VD:Hình thành phép chia
_ Gv nêu vd và tóm tắt
_ Để biết được độ dài mỗi đoạn dây ta làm thế nào?
_ Đọc và viết phép chia_ nhận xét
* Đi tìm kết quả
_ Yêu cầu hs trao đổi để tìm thương
* Giới thiệu kỹ thuật tính
_ Coi 8,4 : 4 là phép chia số tự nhiên
_ Tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 phép tính 84 : 4 = 21 và 8,4 : 4 = 2,1
_ Trong khi chia 8,4 : 4=2,1 chúng ta viết dấu phẩy vào thương như thế nào
b. VD2:
_ Yêu cầu hs tính 72,58 : 19
_ Coi 72,58:19 là phép chia STP cho 1 STN
_ Yêu cầu hs đặt tính
_ Hướng dẫn hs cách chia
_ Nêu cách đặt dấu phẩy vào thương?
c. Quy tắc thực hiện phép chia:
_ Yêu cầu hs nêu cách chia 1 STP cho 1 STN?
3. Luyện tập_thực hành:
a. Bài 1:
_ Yêu cầu hs tự đặt tính và tính
* Lưu ý bước chia đầu tiên và bước đặt dấu phẩy vào thương
b. Bài 2:
_ Hs tự làm bài
_ Lưu ý cách tìm thừa số chưa biết?
c. Bài 3: ( Dành cho hs khá giỏi)
_ Goi hs đọc và phân tích đề bài
_ Yêu cầu hs tự làm bài
_ Chữa bài_nhận xét_ghi điểm
4. Củng cố_dặn dò:
_ Nêu cách chia 1 STP cho 1 STN
_ Hướng dẫn hs về nhà học bài và làm bài
_ Nhận xét giờ học
-Hs làm bài về nhà – nxbs 
-Hs nghe 
_ Hs đọc và phân tích đề
_ Vài hs trình bày
_ 2 hs đọc và nhận xét
_ Hs trao đổi nhóm đôi và trình bày
_ Hs so sánh
_ Hs nêu
_ Hs đặt tính
_ Hs thực hiện
_ Hs nêu
_ Nhóm bàn thảo luận và nêu ý kiến
_ 4 hs lên bảng_lớp làm vở
_ Hs lưu ý
-Hs tự làm bài 
-Hs nêu – nxbs 
_ 2 hs đọc
_ Hs khá giỏi làm vở
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT (ÔN):
LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ XƯNG HÔ.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô.
- Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
H: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn dưới đây:
Hoai Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nh

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc
Giáo án liên quan