Giáo án lớp 5 - Tuần 12, thứ ba

I/ Mục tiêu:

- HS biết nơi chờ xe buýt, ghi nhớ những quy định khi lên, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn, không an toàn khi ngồi trên xe ô tô buýt.

- HS biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ô tô, đi xe buýt.

- Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 12, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e buýt:
+ Giúp các em biết nơi đứng chờ xe buýt, biết cách diễn tả lại cách lên xuống xe buýt an toàn.
+ Nêu câu hỏi:
Em nào đã được đi xe buýt (xe đò)?
Xe buýt (xe đò) đỗ ở dâu để đón khách?
Khi lên xuống xe phải như thế nào?
+ Mô tả cách lên xuống xe an toàn:
Chỉ lên, xuống xe khi xe dừng hẳn.
Khi lên, xuống phải đi thứ tự, không được chen lấn xô dẩy.
Khi xuống xe không được chạy ngay qua đường.
+ Nhắc lại các ý trên, gọi 2 HS nhắc lại.
HĐ3/ Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt:
+ Nhấn mạnh: Khi đi trên xe buýt(xe đò) ta cần thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh hưởng tới người khác.
Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
Phải bám vị vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh.
Không để hành lý gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang chạy.
Khi xuống xe không xô đẩy và không đi qua đường ngay.
4/ Củng cố dặn dò: An toàn khi đi ôtô, xe buýt.
Hát
Quan sát
Trả lời và nhận xét bổ sung.
Nhắc lại.
Nhắc lại phần ghi nhớ.
TOÁN: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
TẬP ĐỌC: HÀNH TRÌNH CỦA BÀY ONG
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - Làm được các bài tập: 1,2, 3.
 * HSY: Làm được bài tập 1.
N5: - Đọc đúng bài thơ và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài thơ.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cần cù làm việc để góp ích cho đời.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
 - Rèn các em đọc thuộc được một khổ thơ trong bài.
 * HSKT: đọc được bài thơ.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Gọi HS đọc đề bài toán (SGK), Toám tắt đề toán và nêu câu hỏi:
+ Theo đề thì đoạn thẳng AB dài bao nhiêu cm? và đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
+ Để muốn biết đoạn thẳng AB dài gấp bao nhiêu lần đoạn thẳng CD thì ta làm phép gì?
 - Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải như (SGK) lớp nhận xét.
 - Nhận xét và nêu kết luận: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé.
 - HD bài tập 1 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
 * HSY: làm được bài tập 1.
Bài 1/a) 6 : 2 = 3
 b) 6 : 3 = 2
 c) 16 : 4 = 4 
GV: - HD thêm giúp các em làm đúng B2 theo yêu cầu bài tập.
B2/ Gọi HS đọc đề toán phân tích đề và gọi 
HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
Giải
Số cây cam gấp số cây cau số lần là
20 : 5 = 4 (lần)
Đáp số: 4 lần
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV:- HD bài tập 3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
B3/ HD tương tự bài 2
Giải
Con lợn cân nặng gấp con ngỗng số lần là
42 : 6 = 7 (lần)
Đáp số: 7 lần
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập, nhắc lại ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Luyện tập
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn thơ trong bài.
 * HSKT: Luyện đọc hai khổ thơ đầu.
GV: - Gọi HS đọc từng câu, khổ.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài thơ.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong? 
+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
+ Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: - Luyện đọc bài và đọc thuộc khổ thơ đầu.
 * HSKT: Luyện đọc đúng cả bài thơ.
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc .
HS: Luyện đọc thuộc khổ thơ đầu của bài.
GV: Gọi các em đọc theo yêu cầu.
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Người gác rừng tí hon.
ĐẠO ĐỨC: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết: học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
 - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
N5: - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
 - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
 - Giải bài toán có ba bước tính.
 - Làm được các bài tập: 1(a),2(a,b), 3.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Giúp các em biết học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
 - Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
 - HD các em quan sát tranh tình huống (VBT) và tập trả lời câu hỏi.
HS:- Quan sát và tìm hiểu tình huống.
GV:- HD các em tập xử lý tình huống: Trong khi cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường: bạn thì cuốc đất, bạn thì trồng hoa,... riếng Thu lại ghé tai rủ Huyền bỏ đi chơi nhảy dây. Theo em bạn Huyền có thể làm gì? Vì sao?
HS:- Chọn cho câu trả lời đúng:
+ Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
+Huyền từ chối không đi và để mặt bạn đi chơi một mình.
+ Huyền doạ sẽ mách cô giáo.
+ Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi
GV:- HD các em tập đánh giá hành vi: HS phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường.
HS:- Xếp hành vi đúng, hành vi sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T2)
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000...
 - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
 - Giải bài toán có ba bước tính.
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
 * HSKT: Làm được bài tập 1a
B1/ HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu các em nêu cách tính nhẩm.
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD thêm, HD bài tập 2 và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Tiếp tục thực hành làm bài tập.
B2/ HS tự đặt tính rồi tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bài, trình bày bài làm vào vở. GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 3:
+ Tính số km người đi xe đạp đi được trong 3 giờ đầu
+ Tính số km người đi xe đạp đi được trong 4 giờ sau đó.
+ Từ đó tính được người đi xe đạp đã đi được tất cả bao nhiêu km.
 HS:- Làm bài theo yêu cầu bài tập.
B3/ Cho HS đọc đề bài toán, tự giải bài toán rồi chữa bài. Khi chữa bài cần nêu lên những cách giải 
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Nhân một số thập phân với một số thập phân.
CHÍNH TẢ: NGHE-VIẾT: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
KHOA HỌC: SẮT, GANG, THÉP
I/ Mục tiêu:
N3:- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ooc (BT 2)
N5:- Nhận biết được một số tính chất của sắt, gang, thép.
 - Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
 - quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N5:- Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Đọc từng câu cho các em viết (Mỗi câu đọc từ 4 đến 5 lần, đối với HSY đánh vần cho các em viết).
HS: Viết bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
BT2/ Con sóc; mặc quần soóc; ần cẩu móc hàng; kéo xe rơ-moóc.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: N-V: cảnh đẹp non sông
HS: Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - HD các em đọc các thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
HS:- Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tự nhiên sắt có ở dâu?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét, giảng giải giúp các em hiểu.
HS:- Tìm hiểu và tập trả lời câu hỏi: Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì?
GV:- Gọi HS trả lời lớp nhận xét giảng bài và rút ra nội dung bài học gọi các em đọc lại phần ghi nhớ (SGK).
 - Nhận xét và tuyên dương các em.
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Đồng và hợp kim của đồng.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : Chiều trên sông Hương.
N5:- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng ngắn gọn.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:Câu chuyện mẫu (Người đi săn và con nai).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “Chiều trên sông Hương ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - Kể toàn bộ câu chuyện lần 1 cho các em nghe.
 - Kể lần 2 có tranh minh hoạ để các em quan sát và biết nội dung tranh.
HS:- Quan sát và tập kể chuyện theo tranh.
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý (BT1) cho các em trả lời, l

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan