Giáo án lớp 5 tuần 12 năm 2013 - 2014

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 -Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,

 -Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.

 -Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

 II/ Các hoạt động dạy học:

 1-Kiểm tra bài cũ: :(5)Muốn nhân một STP với một số tự nhiên ta làm thế nào?

 2-Bài mới:

 2.1-Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 2.2-Kiến thức:

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 12 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	-Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. 
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Thông tin và hình trang 49, 48 SGK.
	-Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang, thép trong gia đình.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2-Nội dung: 
	2.1-Hoạt động 1: (9’)Thực hành xử lí thông tin
*Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
*Cách tiến hành:
-HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
+Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
-GV Gọi một số HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr, 93.
-HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS trình bày.
	2.2-Hoạt động 2: (18’)Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép.
	-Nêu được cách bảo quản một số đồ dùngbằng gang, thép.
*Cách tiến hành:
-GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim.
-Cho HS quan sát hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang và thép được dùng để làm gì?
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV cho HS cùng thảo luận câu hỏi:
+Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm từ gang và thép mà em biết?
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn?
-GV kết luận: (SGV – tr. 94)
-Cho HS nối tiếp đọc phần bóng đèn toả sáng.
-Thép được sử dụng: Đường ray tàu hoả, lan can nhà ở, cầu, dao, kéo, dây thép, các dụng cụ được dùng để mở ốc vít.
-Gang được sử dụng: Nồi.
-HS kể thêm.
-HS nêu.
	3-Củng cố, dặn dò:(3’) -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
……………….........................................
Tuần 12
Ngày soạn 10/11
Thứ ba, ngày 12 tháng 11 năm 2013
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu:
	-Nắm được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường ; biết tìm từ đồng nghĩa.
	-Biết ghép một tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT 1.
Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm bài tập 3, tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc văn. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-GV treo hai bảng phụ ghi sẵn nội dung 2 phần a, b.
-Mời 2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm việc theo nhóm 7 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài tập 3:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn:
+Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ, sao cho từ bảo vệ được thay bằng từ khác nhưng nghĩa của câu không thay đổi.
-GV cho HS làm vào vở.
-Cho một số HS đọc câu văn đã thay.
-HS khác nhận xét.
-GV phân tích ý đúng: Chọn từ giữ gìn, gìn giữ thay thế cho từ bảo vệ.
*Lời giải:
a) -Khu dân cư: Khu vực dành cho nhân dân ăn ở sinh hoạt.
 -Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
 -Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.
b) 1a-2b 2a-1b 3a-3b
*Lời giải:
-Bảo đảm: Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
-Bảo hiểm: Gữ gìn để phòng tai nạn…
-Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng, hao hụt.
-Bảo tàng: Cất giữ những tài liệu, hiện vật…
-Bảo toàn: Giữ cho nguyên vẹn…
-Bảo tồn: Giữ lại không để cho mất đi.
-Bảo trợ: Đỡ đầu và giúp đỡ.
-Bảo vệ: Chống lại mọi sự xâm phạm…
*Lời giải: 
-Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
-Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã học trong bài.
………………………..................................
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ mục tiêu:
	Rèn kĩ năng nói:
	-HS kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
	-Hiểu và trao đổi được cùng bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện, thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS kể lại 1-2 đoạn truyện Người đi săn và con nai, nói điều em hiểu được qua câu chuyện
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:(8’)
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. Một HS đọc thành tiếng đoạn văn trong BT 1(55) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường.
-Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.(18’)
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
3-Củng cố, dặn dò:(3’)
	-GV nhận xét giờ học.
	-Dặn HS đọc trước nội dung của tiết kể chuyện tuần 9.
………………..............................................
Ngày soạn 11/11
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013
Tập làm văn
$23: Cấu tạo của bài văn tả người
I/ Mục tiêu:
	-Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
	-Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình-một dàn ý với những ý riêng ; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài Hạng A Cháng.
	-Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: (5’) Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học	
 2.2-Phần nhận xét: (12’)
-GV hướng dần HS HS quan sát tranh minh hoạ bài Hạng A Cháng.
-Mời một HS đọc bài văn.
-Mời một HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo bài văn.
-GV cho HS trao đổi nhóm 2 theo ND :
+Xác định phần mở bài?
+Ngoại hình của A cháng có những điểm gì nổi bật?
+Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào?
+Tìm phần kết bài và nêu ý chính của nó?
+Từ bài văn, em hãy rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả người?
-Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 2.3-Phần ghi nhớ:
Cho HS đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ.
 2.4-Phần luyện tập: (15’)
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc HS chú ý:
+Khi lập dàn ý, em cần bám sát 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn MT người.
+Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc-những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó.
-Mời một vài HS nói đối tượng định tả.
-Cho HS lập dàn ý vào nháp, 2-3 HS làm vào giấy khổ to.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, nhận xét kĩ cá bài làm bằng giấy khổ to dán trên bảng
-HS đọc.
-Pần mở bài: Từ đầu đến Đẹp quá!
-Ngưc nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp chân bắp tay răn như chắc gụ,…
-Người lao động rất rất khoẻ, rất giỏ, cần cù, say mê lao động …
-Phần kết bài: Câu văn cuối.
-ý chính: Ca ngợi sức lực tràn trề của…
-HS tự nêu.
-HS đọc và nêu.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nối tiếp nhau nói đối tượng định tả.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
3-Củng cố, dặn dò: (2’)GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về hoàn chỉnh dàn ý.
………………..........................................
Chính tả (nghe – viết)
Mùa thảo quả
 Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c
I/ Mục tiêu: HS .
Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Mùa thảo quả. 
Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.(5’)
HS viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a hoặc 3b, tiết chính tả tuần 11.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS nghe – viết:(22’)
- GV Đọc bài.
- Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, chứa lửa, chứa nắng…
- Em hãy nêu cách trình bày bài?
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- HS theo dõi SGK.
- Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng…
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(7’)
* Bài tập 2 (114):
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV cho HS làm bài: Tổ 1, 2 ý a. Tổ 3 ý b. 
-Cách làm: HS lần lượt bốc thăm đọc to cho cả tổ nghe ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ có chứa 2 tiếng đó.
- Mời đại diện 3 tổ trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 3 (115):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thi làm theo nhóm 7 bài 3a vào bảng nhóm, trong thời gian 5 phút, nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét. 
- GV KL nhóm thắng cuộc.
*Ví dụ về lời giải:

File đính kèm:

  • docTuan 12.doc
Giáo án liên quan