Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm 2011

I. Mục tiêu:

 HS biết:

- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.

- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Làm bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm được BT3.

* Mục tiêu riêng: HS biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, gang, thép:
* Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS chia nhóm và thảo luận theo phiếu bài tập.
- 3 HS trình bày.
- HS chia nhóm và thảo luận để hoàn thành các nội dung trong phiếu bài tập.
Phiếu học tập
Bài: Sắt, Gang, Thép
Nhóm: .....
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quặng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
- Hợp kim của sắt, các bon và thêm một số chất khác.
Tính chất
- Dẻo, dễ uốn, dễ kéo thành sợi, dễ rèn, đập.
- Có màu trắng xám, có ánh kim.
- Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi.
- Cứng, bền, dẻo.
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không.
+ Gang, thép được làm ra từ đâu?
+ Gang, thép có đặc điểm nào chung?
+ Gang, thép, khác nhau ở điểm nào?
Hoạt động 2: ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép.
* Cách tiến hành:
-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Y/c HS quan sát tranh trong sgk và trả lời các câu hỏi.
+ Tên sản phẩm là gì? chúng được làm từ vật liệu gì?
+ Em còn biết sắt, gang, thép được dùng sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy móc nào nữa?
+ Hãy nêu các cách để bảo quản các đồ dùng được làm bằng sắt, gang, thép?
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
+ Gang, sắt, thép được làm ra từ quặng sắt.
+ Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo dài thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau.
- 6 HS tiếp nối nhau trình bày.
+ Hình 1: Đường ray xe lửa được làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.
+ Hình 2: Ngôi nhà có lan can được làm bằng thép.
+ Hình 3: Cầu sử dụng thép để xây dựng.
+ Hình 4: Nồi được làm bằng gang.
+ Hình 5: Dao, kéo, cuộn dây thép được làm bằng thép.
+ Hình 6: Cờ lê, mỏ lết được làm từ thép.
+ Sắt và các hợp kim của sắt còn dùng để sản xuất các đồ dùng: cày, cuốc, dây phơi quần áo, cầu thang, hàng rào sắt.....
+ Các vật dụng được sản xuất từ sắt, gang, thép chúng ta phải bảo quản bằng cách: khi sử dụng xong chúng ta phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
********************************************************
Soạn ngày : 9/11/2011
Thực hiện : Dương Thiện
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
T12: Kính già, yêu trẻ
I. Mục tiêu
- HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- 
 *Giáo dục kỹ năng:
Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng
- Một số tranh ảnh để đóng vai.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Các hoạt động
HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV kết luận: 
+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- GV giao việc cho HS. 
- Gọi một số HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
* Hoạt động tiếp nối
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- 2- 3 HS đọc.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
************************************************
Toán
T60: Luyện tập
I. Mục tiêu
 HS biết: 
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
- Làm bài tập 1, 2. HS khá giỏi làm được bài tập 3.
* Mục tiêu riêng: HS biết nhân một số thập phân với một số thập phân; làm được bài tập 2.
II. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
a,Tính rồi so sánh giá trị của của: 
(a b) c và a (b c)
- 3 HS nêu cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;...
- HS làm bảng con:
15,02 0,1 =
15,02 0,01 =
15,02 0,001 =
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài. 
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm giấy nháp theo dãy.
a
b
c
( a b) c
a (b c)
2,5
3,1
0,6
(2,5 3,1) 0,6 = 4,65
2,5 (3,1 0,6) = 4,65
1,6
4
2,5
(1,6 4) 2,5 = 16
1,6 (4 2,5) = 16
4,8
2,5
1,3
(4,8 2,5) 1,3 = 15,6
4,8 (2,5 1,3) = 15,6
- Y/c HS nhận xét.
b, Tính bằng cách thuận lợi nhất.
- Gv nhấn mạnh cách thực hiện.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Tính.
- GV phát phiếu.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
+ Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp.
+ Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
( a b ) c = a ( b c) 
- 2 Hs làm bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
9,65 0,4 2,5 = 9,65 ( 0,4 2,5 )
 = 9,65 1 = 9,65
0,25 40 9,84 = ( 0,25 40 ) 9,84
 = 10 9,84 = 98,4
7,38 1,25 80 = 7,38 ( 1,25 80 )
 = 7,38 100 = 738
34,3 5 0,4 = 34,3 ( 5 0,4 )
 = 34,3 2 = 68,6
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào phiếu, 1 HS làm vào giấy khổ to lên đính bảng.
a, ( 28,7 + 34,5 ) 2,4 = 63,2 2,4 
 = 151,68
b, 28,7 + 34,5 2,4 = 28,7 + 82,8 
 = 111,5
 Bài giải
Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2,5 giờ là:
 12,5 2,5 = 31,25 ( km )
 Đáp số: 31,25 km.
***********************************************
Luyện từ và câu
T24: Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục đích yêu cầu
- HS tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- Hs khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở bài tập 4.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên (BT3), có ý thức bảo vệ môi trường.
* Mục tiêu riêng: HS tìm được một số quan hệ từ trong bài tập 1, bài tập 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập viết sẵn trên bảng phụ.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài.
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
- Y/c HS tự làm.
- Nhận xét- kết luận lời giải đúng.
Bài 4:
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS làm lại bài tập 2.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở.
+ A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
- 2 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Một số HS báo cáo kết quả.
a, Nhưng biểu thị quan hệ tương phản.
b, mà biểu thị quan hệ tương phản.
c, Nếu...thì...: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả
- 2 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập.
- 4 HS tiếp nối điền trên bảng lớp.
a, Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b, Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
c, Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d, Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
- 1 HS đọc y/c và nội dung của bài.
- 1 HS đặt câu mẫu.
- HS đặt câu và nối tiếp nêu câu đã đặt.
+ Tôi dặn mãi mà nó không nhớ.
+ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
+ Cái lược này làm bằng sừng.
******************************************************
Tập làm văn
T24: Luyện tập tả người
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục đích yêu cầu
- Hs nhận biết những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HS nhận biết được 1- 2 chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật trong hai bài văn mẫu SGK.
II. Đồ dùng:
- Phiếu bài tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét- cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
+ Em có nhận xét gì về cách tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2:
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi.
+ Em có nhận xét gì về cách tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ t

File đính kèm:

  • doctuan 12.doc
Giáo án liên quan