Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ hai

I/ Mục tiêu:

N3: - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.

 - Làm được các bài tập: 1,2,3 (dòng2).

N5: - Bước đầu đọc đúng được bài văn.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 II/ ĐDHT:

N3: - Sách giáo khoa, vở bài tập.

N5: - Sách giáo khoa.

III/ Các hoạt động học tập:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 11, thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
TOÁN: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
TẬP ĐỌC: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
I/ Mục tiêu:
N3: - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
 - Làm được các bài tập: 1,2,3 (dòng2).
N5: - Bước đầu đọc đúng được bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 II/ ĐDHT:
N3: - Sách giáo khoa, vở bài tập.
N5: - Sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động học tập:
Nhóm 3
Nhóm: 5
1/ KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng đọc lại bảng nhân 7
- Nhân xét ghi điểm.
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bài mới.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em biết cách giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
 - HD HS làm bài tập 1 và gọi các em lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
B1/ Bài giải
Quảng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là
5 x 3 = 15 (km)
Quảng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số: 20 km
GV:- Nhận xét bài làm của các em sữa sai và hướng dẫn tiếp bài tập 2 Gọi HS lên bảng bảng làm , lớp làm vào vở tập.
HS: - Lên bảng làm lớp làm bài vào vở tập.
B2/ Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là
24 : 3 = 8 (lít)
Số lít mật ong còn lại là
24 – 8 = 16 (lít)
Đáp số: 16 lít
GV:- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét sữa bài và HD bài tập 3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
B3 (dòng 2)/ 6 x 2 – 2=12 – 2 = 10
 56 : 7 + 7= 8 + 7 = 15
GV:- Thu vở chấm bài và nhận xét bài làm của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Luyện tập.
HS: Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài: ghi đề, đọc mẫu lần1 
 - Gọi HS đọc toàn bài, nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của HS. Giao cho các em luyện đọc từng đoạn .
HS: - Luyện đọc từng câu, đoạn, bài . 
 * HSKT: Luyện đọc đoạn 1 trong bài. 
GV: - Gọi HS đọc chỉnh sửa nhịp đọc của các em, HD nêu câu hỏi tìm hiểu bài học:
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì? 
+ Mỗi laọi cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu “đất lành chim đậu” là thế nào?
 - Gọi các em trả lời, lớp bổ sung. (đối với các câu hỏi khó GV có thể phân ra thành nhiều câu hỏi nhỏ, gợi ý các em trả lời)
HS:- Trả lời các câu hỏi gợi ý, lớp bổ sung nhận xét.
GV:- Giảng bài, giải nghĩa một số từ mới giúp các em hiểu được từ và rút ra nội dung của bài học.
 - Cho các em tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu bài học.
HS: - Luyện đọc bài học
 * HSKT: Luyện đọc đoạn 1 của bài
GV:- Gọi HS đọc lại toàn bài và nhắc lại nội dung của bài học.
HS: đọc lại toàn bài và nhắc lại nội dung bài học.
 - Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Tiếng vọng
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU (Tiết 1)
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3: TẬP ĐỌC:
 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, nghỉ hơi đúng các dấu chấm, phẩy.
 - Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 KỂ CHUYỆN:
 - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và tập kể được một đoạn của câu chuyện.
N5: - Biết tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
 - Làm được các bài tập 1,2(a,b), 3(cột1), 4.
II/ ĐDDH:
N3: - SGK, tranh minh hoạ kể chuyện
N5: - SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tập đọc bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - Đọc bài lần một, HD các em cách đọc đúng, rành mạch và nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc từng câu, đoạn, bài.(nhóm)
 - HSY: đánh vần đọc được đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi HS đọc theo từng câu, nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD các em luyện đọc từ khó trong bài.
HS:- Luyện đọc từ khó và tập đọc bài theo yêu cầu .
GV:- Giao nhiệm vụ cho 2HS: Xinh kèm bạn (Dung, Liễu, Nương) Sương kèm bạn (Đế, Xông, Hiền) đọc theo từng câu, đoạn.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu của GV giao.
GV:- Gọi HS đọc đoạn, chỉnh sữa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiếp tục luyện đọc và tập tìm hiểu câu hỏi gợi ý SGK.
3/ Củng cố , dặn do:
GV:- Giới thiệu bài mới, ghi đề 
 - HD HS tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - HD làm bài tập 1,2
HS:- Làm bài vào vở tập.
B1/ HS tự làm vào vở. Lưu ý HS đặt tính và tính đúng.
B2/ a) 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68
 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6
GV:- HD So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. 
 - HD HS làm bài tập 3 và gọi 1HS lên bảng làm.
HS:- Lên bảng làm bài tập 3, lớp làm bài vào vở.
Bài 3/ HS lên bảng làm bài theo yêu cầu, lớp nhận xét sữa sai.
GV: - Quan sát và nhận xét HD thêm và cho các em làm tiếp bài tập 4 vào vở tập.
HS: - Làm bài vào vở tập theo yêu cầu.
Bài 4/ Bài giải
Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số mét vải ngươid đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số mét vải người đó dệt trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
GV: - Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.
HS:- Lên bảng làm bài, lớp tiếp tục làm bài vào vở.
GV:- Nhận xét bài làm trên bảng của các em và thu vở chấm chữa bài tập sai.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Trừ hai số thập phân.
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU (Tiết 2)
LỊCH SỬ: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
N3: (tiết 1).
N5: - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tiếp tục luyện đọc bài tiết 1và tập tìm hiểu nội dung bài học dựa vào câu hỏi gợi ý.
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
+ Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt các nhỏ?
+ Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
GV:- Gọi các em đọc và lần lược trả lời các câu hỏi trên (đối với các câu hỏi khó GV có thể phân ra thành nhiều câu hỏi nhỏ, gợi ý các em trả lời), lớp nhận xét. GV giảng giải một số từ ngữ và rút ra nội dung bài học.Gọi các em luyện đọc lại bài .
HS:- luyện đọc lại bài.
 - HSY: Luyện đọc từng câu.
GV:- HD các em biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự.
 - HD các em tập kể chuyện theo tranh.
HS: - Tập kể chuyện theo từng tranh trong SGK.
GV:- Gọi các em kể chuyện theo tranh. nhận xét tuyện dương các em. Cho các em luyện đọc lại bài và nhắc lại nội dung cả bài học.
HS:- Luyện đọc bài và nhắc lại nội dung bài học.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Vẽ quê hương.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD và giúp các em nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.( 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, 3.2.1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, ngày 19.8.1945 khởi nghĩa dành chính quyền Hà Nội, ngày 2.9.1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập)
HS: - Tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý: 
+ Em hãy Cho biết năm nào thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta ?
+ Thời gia nào phong trào chống pháp của Trương Định và phoing trào Cần Vương nổ ra?
+ Phong trào Đông du của Phan Bội Châu nổ ra vào thời gian nào?
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn Độc lập và Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời vào ngày tháng năm nào?
GV:- Gọi HS trả lời các câu hỏi gợi ý (GV có thể nhắc lại một số ý để giúp các em trả lời đúng các mốc thời gian), lớp nhận xét bổ sung, GV giảng giải thêm giúp các em nhớ lại bài đã học
HS:- Nhắc lại bài học
GV:- Gọi HS nhắc lại các mốc thời gian cần ghi nhớ.
HS:- Nhắc lại theo yêu cầu.
GV: Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
THỦ CÔNG: CẮT DÁN CHỮ I, T
KĨ THUẬT: RỮA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG.
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 - Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
N5: - Biết cách nấu cơm.
 - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC: KT dụng cụ học tập
2/ Bài mới:
HS:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tiết thủ công: cắt, dán chữ I, T.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD các em các bược thực hiện kẻ chữ I,T theo quy trình, thực hiện mẫu cho các em quan sát và cho các em quan sát mẫu.
 - Cho các em thực hành theo quy trình .
HS:- Thực hành theo quy trình.
GV:- Quan sát và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu của tiết học.
HS:- Thực hành theo yêu cầu.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập gấp bông hoa và chuẩn bị bài mới : Cắt dán chữ I,T(tiết 2)
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD cho các em quan sát các quy trình để rữa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
HS:- Thực hành theo yêu cầu các bước theo quy trình.
GV:- Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài học rữa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
HS:- Thực hiện theo yêu cầu.
GV: - Nhận xét quá trình thực hành rữa các dụng cụ nấu ăn và ăn uống của các em tuyên dương các em thêu đúng theo yêu cầu bài.
 Về nhà chuẩn bị bài : Cắt, khâu, thêu tự chọn.

File đính kèm:

  • docTHƯ HAI.doc
Giáo án liên quan