Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010

I/ Mục tiêu:

 Đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ) giọng hiền từ ( người ông )

 Hiểu nội dung : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc “Đất Cà Mau” và trả lời các câu hỏi về bài đã đọc.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu tranh minh hoạ vàchủ điểm

 -GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.

2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc:

-Mời 1 HS giỏi đọc.

-Chia đoạn.

-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.

-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.

-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.

-GV đọc diễn cảm toàn bài.

b)Tìm hiểu bài:

-Cho HS đọc đoạn 1.

+Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+) Rút ý1: Nêu ý chính của đoạn 1?

-Cho HS đọc đoạn 2:

+Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

+)Rút ý 2: Nêu ý chính của đoạn 2?

 

-Cho HS đọc đoạn 3:

+Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?

+)Rút ý 3: ý chính của đoạn 3 là gì?

-Nội dung chính của bài là gì?

-GV chốt ý đúng, ghi bảng.

-Cho 1-2 HS đọc lại.

c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:

-Mời HS nối tiếp đọc bài.

-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.

-Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm 3.

-Thi đọc diễn cảm.

 

-Đoạn 1: Câu đầu.

-Đoạn 2: Tiếp cho đến không phải là vườn!

-Đoạn 3: Đoạn còn lại.

 

 

 

 

-Để được ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể

-ý thích của bé Thu.

 

-Cây quỳnh lá dày, Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra

-Đặc điểm nổi bật của các loại cây trong khu vườn.

-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.

-Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để tìm ăn.

 

-HS nêu.

 

-HS đọc.

 

 

-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.

-HS luyện đọc diễn cảm.

-HS thi đọc.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giải:
-Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
-Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
*Lời giải:
Thứ tự điền vào các ô trống:
1 – Tôi, 2 – Tôi, 3 – Nó, 4 – Tôi, 5 – Nó, 6 – Chúng ta
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 ------------------------------------------------------
Tiết4: Kể chuyện 
 Người đi săn và con nai
I/ Mục tiêu.
 - Kể được từng đoạn của câu chuyện theo tranh và lời gợi ý ( BT 1 ) tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lý ( BT 2 ) Kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK( phóng to nếu có điều kiện).
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
 - HS kể truyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc địa phương khác.
 2- Dạy bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài:
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
 2.2-GV kể chuyện:
	-GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
	-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
	2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện 
+Vì sao người đi săn không bắn con nai?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, GV cho điểm những HS kể tốt.
Nội dung chính của từng tranh:
+Tranh1: Người đi săn chuẩn bị súng để đi săn.
+Tranh 2: Dòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai.
+Tranh 3: Cây trám tức giận.
+Tranh 4: Con nai lặng yên trắng muốt.
-HS thi kể theo nhóm 2
-HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
-Các HS khác NX bổ sung.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Vì người đi săn thấy con nai đẹp.
-Câu chuyện muốn nói với chúng: Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý
 --------------------------------------------------
Tiết 5: Tiếng việt ( Ôn )
Ôn: Luyện tập tả cảnh
.I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh xác định được cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Biết viết đoạn mở đầu và đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh sông nước.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học ;
A.Kiểm tra bài cũ : sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- Cho học sinh làm ra nháp.
- Học sinh làm vào vở, GV quan sát hướng dẫn học sinh yếu làm bài.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau trình bày miệng đoạn viết của mình.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chộ bạn có đoạn văn hay, tuyên dương.
Ví dụ :
Con sông Thương chảy qua quê hương em, sông chảy giữa các bãi mía, bãi ngô, bờ dâu xanh ngắt. Nước sông bên trong, bên đục nên sông mới có tên là sông Thương. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng ruộng. Con sông này gắn liền với tuổi thơ ấu của chúng em. 
Bài tập 2 : Viết đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh sông nước.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách viết đoạn kết của bài.
- Cho học sinh làm ra giấy nháp.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn các em làm còn chậm.
- Nhắc nhở các em làm bài cho đúng với yêu cầu của đề bài.
- Gọi học sinh đọc bài của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn đoạn văn hay, tuyên dương em có đoạn văn hay nhất.
Ví dụ :
Ôi dòng sông, dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu. Sông trắng xoá như những đợt mưa rào mùa hạ. sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông quê em là thế đấy.
3.Dặn dò :
Tiết6: Địa lý 
 Lâm nghiệp và thuỷ sản
I/ Mục tiêu: 
Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta .
Sử dụng sơ đồ , bảng số liệu , biểu đồ , lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản 
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS nêu phần ghi nhớ.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
 a) Lâm nghiệp:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
-Cho HS quan sát hình1-SGK 
+Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp? 
+Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu?
2.3-Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
-Cho HS quan sát bảng số liệu.
+Dựa vào bảng só liệu, em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta?
+Vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng?
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: ( SGV-Tr. 103 )
 b) Ngành thuỷ sản:
 2.4-Hoạt động 3: (Làm việc theo nhóm)
-GV cho HS qua sát biểu đồ trong SGK- 90 và so sánh sản lượng thuỷ sản của năm 1990 và năm 2003.
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau:
+Em hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? 
+Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? 
+Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-GV kết luận: SGV-Tr.104
- Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác
-Phân bố chủ yếu ở vùng núi.
-HS quan sát.
-HS trao đổi nhóm 2 theo nội dung các câu hỏi.
-HS trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS quan sát và so sánh.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	3-Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tiết7: Kỹ thuật
 rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I/ Mục tiêu:
Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Biết cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Có ý thức giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
Một số bát đĩa và dùng cụ rửa bát đĩa.
Tranh minh hoạ SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học:
ổn định:
Bài cũ: Nêu tác dụng của thu dọn sau bữa ăn.
Bài mới:
Giới thiêu bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.( ... bếp, nồi, bát , đũa,...)
HS đọc mục 1 SGK.
Nếu như dụng cụ nấu, bát đĩa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào? (... có nhiều vi trùng gây bệnh, dụng cụ sẽ bị hoen rỉ)
Nhận xét và tóm tắt hoạt động 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
Em hãy mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn.
HS quan sát hình SGK, đọc mục 2: So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát trong SGK.
Lớp nhận xét , đánh giá.
HS thực hành rửa bát đũa và dụng cụ nấu ăn, lớp quan sát nhận xét.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn?
Gv nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: áp dụng bài học vào cuộc sống. Chuẩn bị bài 14.
**********************************************
Ngày soạn: 16/11/2009
Ngày giảng: 18/11/2009.
 Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Tiếng anh ( Giáo viên chuyên dạy )
 ------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán : &54. Luyện tập chung( T 55)
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	-Rèn luyện kĩ năng trừ hai số thập phân.
	-Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân.
	-Cách trừ một số cho một tổng.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	Nêu cách trừ hai số thập phân?
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (54): Đặt tính ròi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (54): Tìm x, ý a, c
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm x.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 4 HS lên chữa bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét.
*Bài tập 3 (54): HS khá
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài tập 4 (54): ý a
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm giá trị của biểu thức.
-Cho HS làm ra nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Các HS khác nhận xét.
-GV nhận xét. 
*Kết quả:
38,81
43,73
44,24
47,55 
*Kết quả: 
x = 4,35
x = 3,34
x = 9,5
x = 5,4 
*Bài giải:
Quả dưa thứ hai cân nặng là:
 4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)
Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng là: 
 4,8 + 3,6 = 8,4 (kg)
Quả dưa thứ ba cân nặng là:
 14,5 - 8,4 =6,1 (kg) 
 Đáp số : 6,1 kg
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách cộng, trừ hai phân số.
 --------------------------------------------------------
Tiết 3 : Tập đọc : Tiếng vọng
I/ Mục tiêu:
Biết đọc diễn cảm bài thơ : ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do 
 Hiểu ý nghĩa : Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
Cảm nhận được tâm trạng ân hận , day dứt của tác giả : vô tâm đã gây lên cái chết của chú chim sẻ nhỏ 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc từ đầu đến chẳng ra đời.
+Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
+Vì sao tác giả lại băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
+) Rút ý1: Nêu ý chính của đoạn 1?
-Cho HS đọc đoạn còn lại.
+Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả.
+Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho m

File đính kèm:

  • doctoan hoc lop 5.doc
Giáo án liên quan