Giáo án lớp 5 - Tuần 11 năm 2011
I.Mục tiêu: Củng cố kĩ năng cộng hai số thập phân và cộng nhiều số thập phân (đặt tính và tính) và giải toán.
- GD tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học
A.Bài cũ: 2HS nhắc lại cách cộng hai số thập phân.
B Luyện tập
lên bảng làm bài, HS khác nhận xét, chữa bài trên bảng. - Lưu ý: BT gọi HS nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật. Tiết 2 - HS làm các bài trong vở bài tập toán- tr63, 64 Bài 1: - HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở, gọi 3HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm. Củng cố cộng nhiều số thập phân. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập, GV hỏi: Muốn thực hiện được bài tập này chúng ta vận dụng kiến thức đã học nào? (T/ C kết hợp của cộng 2 số TP). -3 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét bài trên bảng, chữa. VD: 2,96 + 4,58 + 3,04 = (2,96 + 3,04) + 4,58 = 6 + 4,58 = 10,58 Bài 3: HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa. Củng cố cách cộng và so sánh hai số thập phân. Bài 4: HS đọ bài toán và làm vào vở. Gọi 1HS lên bảng tóm tắt và trình bài giải. HS nhận xét và chữa bài trên bảng. Đáp số: 35m C. Củng cố, dặn dò: Qua 2 tiết luyện tập củng cố được những kiến thức nào? - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về CB bài trừ hai số thập phân. Tiếng việt Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ nhiều nghĩa. - HS biết xác định từ nhiều nghĩa và biết giải nghĩa từ đó; biết đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa. - GDHS tính tích cực, tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động1: Làm việc cá nhân - Gv ghi các bài tập lên bảng; HS đọc xác định yêu cầu của BT và làm vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. Bài 1. Trong mỗi câu sau từ "mẻ" đợc dùng với nghĩa nh thế nào? - Canh chua nấu mẻ. - Sứt đầu mẻ trán. - Mấy cái chén bị mẻ. Bài 2. a) Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ chua: - Có vị nh vị của chanh dấm. - Lời nói gay gắt khó nghe. b) Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đắng: - Có vị nh vị của thuốc đắng. - Bị lừa gạt... 2. Hoạt động 2: Chữa bài - HS yếu chỉ yêu cầu làm bài 1 và bài 2a. - Gọi 3 HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, chữa bài. Ví dụ bài 2: a) Quả khế này chua quá! Chị ấy rất chua ngoa, đanh dá. b) Tôi uống thuốc kháng sinh rất đắng. - Hôm nay, tôi bị một quả đắng mà không dám kêu với ai. 3. Củng cố, dặn dò: GV cùng HS hệ thống ND của bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010 Tiếng việt Luyện tập đại từ xưng hô I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đại từ xưng hô. - HS biết xác định đại từ xưng hô trong đoạn văn hoặc đoạn đối thoại. II. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: 2 HS nhắc lại ghi nhớ về đại từ xưng hô. B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV ghi các bài tập lên bảng,HS xác định yêu cầu của bài tập và làm vào vở. - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. Bài 1: Gạch dưới các đại từ xưng hô trong đoạn đối thoại giữa bà và cháu dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói khi dùng các đại từ xưng hô ấy. - Sáng rồi ư, hả bà ? - Chưa cháu ạ. - Gà đã gáy rồi. Nó báo hiệu buổi sáng đấy ! - Nó nhầm đấy, cháu à ! Nó tưởng sáng trăng là trời sáng. Bài 2: Điền đại từ xưng hô bà, cháu, nó vào ô trống thích hợp trong đoạn văn sau: Bà ơi !..... từ đồng về,..... đi lảo đảo. áo sống ướt sũng. Cái khăn trên đầu..... không bao giờ vấn lên..... ướt và nước rỏ xuống ròng ròng..... chỉ kịp tháo giỏ cua là đi nằm ngay..... xoa hai bàn chân vào nhau rồi..... nằm xuống. Cháu thương..... quá!..... ơi..... đi học về muộn. Thế là..... chẳng bao giờ gặp bà nữa..... ơi ! 2. Hoạt động 2: Chữa bài. - 2 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bổ sung. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về học bài. Tiếng việt Luyện viết một bài chính tả (nghe - viết) I. Mục tiêu: HS nghe-viết đúng đoạn 1 và 2 bài "Chuyện một khu vườn nhỏ" - Làm bài tập chính tả phân biệt s / x. II. Các hoạt động - học A. Bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, HS khác viết vào vở 1 số từ láy bắt đầu bằng âm l và n: long lanh, lấp lánh, loang lổ, nở nang. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS nghe - viết. - 1 HS đọc đoạn 1 và 2 của bài "Chuyện một khu vườn nhỏ". - GV hỏi: Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? + Mỗi loại cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ? - HS tìm 1 số từ khó và luyện viết: Ban công, cây quỳnh, ngọ nguậy, quấn, nhọn hoắt, ấn Độ,... - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS soát lỗi và chấm 5-7 bài, nhận xét và chữa lỗi. 2. Bài tập chính tả. - Tìm 1 số từ láy bắt đầu bằng âm s hoặc x. - Đặt câu với các từ láy vừa tìm được. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, thu bài chấm. Toán Luyện tập trừ hai số thập phân I. Mục tiêu: Củng cố cách trừ 2 số thập phân (đặt tính và tính) và giải toán có liên quan đến trừ 2 số thập phân. - Giáo dục tính cẩn thận, tự giác làm bài cho HS. II. Chuẩn bị: Vở bài tập toán tập I. III. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: 2 HS nêu cách trừ 2 số thập phân. B. Luyện tập. - HS làm các bài tập trong vở bài tập toán - tr65. Bài 1: HS làm vào vở bài tập. 4 HS lên bảng làm. - HS nhận xét bài trên bảng và chữa. Củng cố trừ 2 số thập phân. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập và làm vào vở. - 3 HS lên bảng làm. HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm. Củng cố cách đặt tính và thực hiện trừ 2 số thập phân. Bài 3: HS đọc bài toán và làm vào vở. 1 HS lên bảng giải theo cách 1. - HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS nêu cách giải theo cách 2. GV ghi lên bảng. HS nhận xét. Bài giải C1: Khi lấy ra 3,5l dầu thì trong thung còn số lít dầu là: 17,65 - 3,5 = 14,15 (l) Sau khi lấy tiếp 2,75l dầu thì trong thùng còn lại số lít dầu là: 14,15 - 2,75 = 11,4 (l) Đáp số: 11,4l dầu C2: Cả 2 lần lấy ra số lít dầu là: 3,5 + 2,75 = 6,25 (l) Trong thùng còn lại số lít dầu là: 17,65 - 6,25 = 11,4 (l) Đáp số: 11,4l dầu C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài. Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010 Toán Luyện tập cộng, trừ các số thập phân I. Mục tiêu: Củng cố cách cộng, trừ các số thập phân. - HS vận dụn để làm các bài toán có liên quan đến phép cộng, trừ số thập phân. - GDHS tính cẩn thận, tạ giác làm bài. II. Chuẩn bị: Vở BT Toán 3 - Tập 1 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu cách cộng, trừ hai số thập phân. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BT Toán - Tr. 67- 68. Bài 1. HS tự làm vào vở; 3 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm. - GV chốt đáp án đúng. Củng cố cộng, trừ các số thập phân. Bài 2. HS nêu yêu cầu của BT. - GV hỏi: Muốn tìm x ta làm thế nào? (Bước 1: tính kết quả bên phải dấu bằng, vế trái hạ nguyên xuống; bước 2: Tìm x) - HS tự làm vào vở; 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài trên bảng và nêu lại cách làm. Củng cố cách tìm số bị trừ và số hạng chưa biết. Bài 3. HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. 2 HS lên bảng làm. - GV gợi ý HS yếu: Muốn tính bằng cáchthuận tiện ta vận dụng tính chất gì của phép cộng. (Tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và 1 số trừ đi 1 tổng). - HS nhận xét bài trên bảng; Gv nhận xét, chốt cách làm đúng. Củng cố tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và 1 số trừ đi 1 tổng. Bài 4. HS đọc BT và làm vào vở (HS yếu chỉ yêu cầu làm 1 cách) - 1 HS lên bảng làm 1 cách. HS nhận xét và nêu cách làm khác. C ách 1: Diện tích của vườn cây thứ hai là: 2,6 - 0,8 = 1,8 (ha) Diện tích của vườn cây thứ nhất và thứ hai là: 2,6 + 1,8 = 4,4 (ha) Diện tích của vườn cây thứ ba là: 5,4 - 4,4 = 1 (ha) Cách 2: Diện tích của vườn cây thứ hai: 2,6 - 0,8 = 1,8 (ha) Diện tích của vườn cây thứ hai và thứ ba là: 5,4 - 2,6 =2,8 (ha) Diện tích của vườn cây thứ ba là: 2,8 - 1,8 = 1 (ha) C. củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học. Về xem lại bài và CB bài sau. _____________________________________ Toán Luyện tập nhân một số thập phân với một số tự nhiên I. Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên (đặt tính và tính, cách đánh dấu phẩy ở tích. - Giáo dục HS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: vở bài tập toán tập I. III. Các hoạt động dạy - học: A. Bài cũ: HS nhắc lại cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. B. Luyện tập - HS làm các bài tập trong vở bài tập toán - tr69. Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập và làm vào vở. 4 HS lên bảng làm. - HS nhận xét và chữa. GV lưu ý cách đánh dấu phẩy ở tích. Củng cố nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. Bài 2: GV kẻ bảng như trong bài tập lên bảng. 1 HS lên bảng điền kết quả vào ô trống. HS khác làm vào vở bài tập. - HS nhận xét và chữa. Đáp án: 10,41; 61,12; 14,42; 40,36 Bài 3: HS đọc bài toán và làm vào vở. Gọi HS nêu cách tính chu vi HCN. - 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài. Đáp số: 48,4dm C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài. Tiếng việt Luyện tập về quan hệ từ I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về quan hệ từ. - HS nhận biết được 1 vài quan hệ từ thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn và biết đặt câu với quan hệ từ. II. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ về quan hệ từ. B. Luyện tập: 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở. - GV quan tâm giúp đỡ HS làm bài. Bài 1: Gạch dưới quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng. a) Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. b) Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. c) Bác đội nón khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Bài 2: Gạch dưới cặp từ quan hệ trong mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phân của câu. a) Tuy đoàn tàu khởi hành chậm mười phút nhưng nó vẫn đến ga đúng giờ quy định. b) Vì trời sương mù dày đặc nên máy bay không hạ cánh được. c) Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn, làm thơ. Bài 3: Đặt câu với cặp quan hệ từ: nếu...thì... 2. Hoạt động 2: chữa bài. - 3 HS lên bảng làm, mỗi HS 1 bài. - HS nhận xét, bổ sung. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. HS về xem lại bài Tiếng việt Luyện tập làm đơn I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về cách viết đơn. - HS luyện viết được 1 lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. II. Các hoạt động dạy - học Đề bài: Nơi em ở có nhiều hộ dân mà không có chỗ đ
File đính kèm:
- tuan 11.doc