Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm 2011

I. Mục tiêu

 HS biết:

- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.

- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

- Làm được các bài tập: Bài 1; bài 2(a,b); bài 3(cột 1) và bài 4. HS khá, giỏi làm được các phần lại của bài 2, bài 3.

* Mục tiêu riêng: HS tính được tổng hai số thập phân, biết đặt tính và thực cộng nhiều số thập phân đơn giản.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 11 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t – cho điểm.
+ Nội dung truyện muốn nói với chúng ta điều gì?
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- Nhắc HS về kể lại truyện cho mọi người nghe.
- 2 Hs kể lại câu chuyện.
- HS nghe.
- HS nghe kết hợp quan sát tranh.
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- HS các nhóm thi kể tiếp nối từng đoạn truyện.
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
***************************************************************
Soạn ngày :1/11/2010 
Dạy ngày:
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011 .
Toán
t54: Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 HS biết:
- Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm các bài tập 1, 2, 3. HS khá, giỏi làm được các bài tập 4, 5.
* Mục tiêu riêng: HS biết cách cộng, trừ sốthập phân. Làm được bài tập 1.
II. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Tính.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 2: Tìm x.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV phát phiếu học tập.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài.
Bài 5:
- Hướng dẫn HS khá, giỏi làm bài.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu cách cộng, trừ hai số thập phân.
- 2 HS nêu tính chất giao hoán, tính chất kết của phép cộng số thập phân.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- 3 Hs làm bảng lớp 
- Hs dưới lớp làm vào vở nháp, nêu kết quả.
a, + 605,26 b, - 800,56
 217,3 384,48
 822,56 416,08
c, 16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 – 10,3
 = 11,34
- 2 Hs nêu thực hiện tìm số bị trừ, số hạng trong phép tính.
- 2 Hs làm bảng lớp 
- Hs dưới lớp làm vào vở.
a, x – 5,2 = 1,9 + 3,8 
 x – 5,2 = 5,7 
 x = 5,7 + 5,2 
 x = 10,9 
b , x + 2,7 = 8,7 + 4,9
 x + 2,7 = 13,6
 x = 13,6 – 2,7 
 x = 10,9
- 1 HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- HS làm bài vào phiếu, 1 em làm vào bảng phụ.
a, 12,45 + 6,98 + 7,55 
 = (12,45 + 7,55 ) + 6,98 
 = 20 + 6,98 = 26,98
b, 42,37 – 28,73 – 11,27
 = 42,37 – ( 28,73 + 11,27 ) 
 = 42,37 – 40 = 2,37
 Bài giải:
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là:
 13,25 – 1,5 = 11,75 ( km )
Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2 giờ đầu là:
 13,25 + 11,75 = 25 (km )
Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ ba là:
 36 – 25 = 11 (km)
 Đáp số: 11 Km
 Bài giải:
 Số thứ ba là:
 8 – 4,7 = 3,3 
 Số thứ hai là:
 5,5 – 3,3 = 2,2,
 Số thứ nhất là:
 8 – ( 3,3 + 2,2 ) = 2,5
**************************************
Tập đọc HTL :t22 bỏ 
Tiếng vọng
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- HS hiểu ý nghĩa bài thơ: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
- Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm nên đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4)
* Mục tiêu riêng: HS đọc được tương đối lưu loát bài thơ và trả lời được câu hỏi 1.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Em thích loài cây nào ở ban công nhà bé Thu? Vì sao?
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a, Luyện đọc.
- Hướng dẫn chia đoạn.
+ Đoạn 1: Con chim sẻ nhỏ chết rồi.....mãi mãi chẳng ra đời.
 + Đoạn 2: Còn lại.
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Gv sửa phát âm kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
- GV đọc mẫu 
b, Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh nào?
+ Vì sao tác giả lại băn khoăn, day dứt trước cái chết của con chim sẻ?
+ Em hãy tìm hình ảnh khiến tác giả day dứt nhất?
+ Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
+ Bài thơ có ý nghĩa ntn?
c, Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc Hs hãy biết quan tâm đến thế giới tự nhiên quanh ta.
- 2 HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 Hs đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối đoạn (2- 3lượt).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe.
+ Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh rất đáng thương: Nó chết trong cơn bão gần sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo hàng xóm tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng đang ấp dở. Không có mẹ ấp ủ, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
+ Tác giả băn khoăn, day dứt vì tác giả nghe tiếng con chim non đập cửa trong cơn bão, nhưng nằm trong chăn ấm không muốn mình bị lạnh để ra mở cửa cho chim sẻ tránh mưa.
+ Tác giả day dứt nhất là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ. Những quả trứng đêm lăn vào giấc ngủ của tác giả như đá lở trên núi.
- HS đặt tên cho bài thơ.
VD: Cái chết của chim sẻ nhỏ./ Sự ân hận muộn mằn./ Cánh chim đập cửa./ Kí ức./ Kỉ niệm của tôi.
+ Bài thơ khuyên chúng ta đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
*************************************************
Tập làm văn
t21: Trả bài văn tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi rõ những lỗi HS thường mắc phải.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1, Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Nhận xét chung bài làm của HS.
- Y/c 1 HS đọc đề bài tập làm văn.
* Ưu điểm: 
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
- Bố cục của bài văn được trình bày rõ ràng, khoa học.
- Diễn đạt câu, ý gẫy gọn, đủ chủ ngữ và vị ngữ...dùng một số từ láy, hình ảnh, âm thanh, để làm nổi bật lên đặc điểm của cảnh vật. Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật, có bộc lộ cảm xúc của mình trong từng câu văn.
- Hình thức trình bày bài văn: khoa học, sáng tạo...
* Nhược điểm: 
- Một số bài còn viết sai lỗi chính tả, cách dừng từ đặt câu con lộn xộn, trình bày chưa khoa học. Một số bài còn lạc đề sang tả giờ ra chơi, thiên về kể, tả sơ sài.
2.3, Hướng dẫn chữa bài 
- Y/c 1 HS đọc bài 1.
- Y/c HS tự nhận xét chữa lỗi theo y/c.
+ Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hộ lí nhất?
+ Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc?
+ Thân bài cần tả những gì?
+ Câu văn nên viết thế nào để sinh động , gần gũi?
+ Phần kết bài nên viết thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc?
- Y/c HS đọc bài 2:
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay mà GV sưu tầm được.
- Y/c 5 HS đọc đoạn văn của mình mà mình cho là hay nhất?
- Y/c HS tự viết lại đoạn văn.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc lại đề bài tập làm văn.
- HS nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự sửa lỗi vào bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS nghe.
**************************************************
Khoa học
t21: Ôn tập: con người và sức khoẻ
(tiếp)
I. Mục tiêu:
 Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/ AIDS.
II. Đồ dùng:
- Các sơ đồ trong sgk
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Tuổi dậy thì có đặc điểm gì? 
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Các hoạt động
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ dược sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học. 
* Cách tiến hành:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và vẽ sơ đồ về cách phòng một số bệnh: Phân công cho mỗi nhóm vẽ một sơ đồ về cách phòng tránh một bệnh.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động
* Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV/ AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gv hướng dẫn HS nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại kiến thức.
- Nhắc HS về nói với bố mẹ những điều đã học.
- 2 HS nêu.
- HS thảo luận theo nhóm 4:
+ Nhóm 1: Bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2: Bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Nhiễm HIV/ AIDS.
- Nhóm trưởng điều khiển tổ thực hành.
- Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- Hs các nhóm quan sát hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình. Đè xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
***************************************************************
Soạn ngày : 1/11/2011
Dạy ngày:
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
T11: Thực hành giữa kì I
 I. Mục tiêu 
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
Giáo dục : theo nội dung tong bài học
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
2. Bài mới: 
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2.2- Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 1: Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:
 Nên làm
 Không nên làm
 …….
 ………
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2.3- Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?
- GV nhận xét.
2.4- Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?
- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thự

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan