Giáo án lớp 5 - Tuần 11

I. Mục đích, yêu cầu

 - Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).

 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.

 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa trong SGK.

 - Bảng phụ ghi đoạn 3.

III. Hoạt động dạy học

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hốt lại và giáo dục học sinh.
 Ở địa phương ta, khi phát âm những từ ngữ có âm cuối n hoặc ng thường rất khó phân biệt. Như vậy, để viết đúng những từ ngữ có âm cuối n hoặc ng, các em cần phải hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ đó.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại BT vào vở.
- Chuẩn bị bài chính tả Mùa thảo quả.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Chú ý.
- Đọc thầm và chú ý.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Gấp SGK và viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Chú ý.
- Đại diện nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
Học sinh lên bảng viết.
Chú ý theo dõi.
Ngày dạy: Thứ tư, 30-10-2013
TẬP ĐỌC
Mùa thảo quả
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. 
	- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
- HS khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. Quả thảo quả khô.
	- Bảng phụ ghi đoạn 2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu 3HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm từng em.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Thảo quả là một trong những cây gia vị quý của nước ta. Các em sẽ cảm nhận vẻ đẹp và hương thơm của rừng thảo quả khi chín qua bài Mùa thảo quả.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh minh họa và cho xem quả thảo quả khô.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến … nếp áo, nếp khăn.
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến … không gian.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 + Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ?
+ Bằng mùi thơm. Từ hương và từ thơm được lặp lại. Số lượng chữ trong các câu 2, 3, 4, 5 không đều.
 + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
Từ hương và từ thơm được lặp lại nhằm nhấn mạnh hương thơm của rừng thảo quả. Câu 2 quá dài; câu 3, 4, 5 ngắn. 
 + Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
+ Sau 1 năm gieo hạt, cây đã lớn tới bụng người; qua một năm nữa cây đã xòe cành, lấn chiếm không gian.
 + Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ? Khi thảo quả chín, rừng thảo quả có nét gì đẹp ?
+ Hoa thảo quả nảy ra ở dưới gốc cây. Khi thảo quả chín, rừng thảo quả sáng lên như chứa lửa, chứa nắng…
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
Nhậ xét chốt lại ghi bảng.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm: giọng nhẹ nhàng, nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ hấp dẫn và hương thơm ngây ngất của thảo quả. 
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 2.
 + Yêu cầu theo cặp.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh đọc lại nội dung bài và lần lượt trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- GDHS:Thảo quả không chỉ là loại cây quý của nước ta mà thảo quả còn là loại cây giúp bà con vùng núi thoát nghèo nữa.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong.
- Hát vui.
- 3 HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
Nhận xét bạn.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh và quả thao quả.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu:
Học sinh trả lời. 
Lớp nhận xét bạn.
 + HS khá giỏi tiếp nối nhau trả lời 
 - Nhận xét bạn.
Học sinh trả lời. 
Lớp nhận xét bạn.
- Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời.
Học sinh nêu
- 3 em đọc lại.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Đọc diễn cảm với bạn ngồi cạnh.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài và trả lời câu hỏi.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	 - Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết lại đề bài và những lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, …
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Với kết quả kiểm tra của bài văn tả cảnh trong tiết Trả bài văn tả cảnh, các em sẽ rút ra một số kinh nghiệm về bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ cũng như nhận biết và sửa lỗi trong bài văn của mình.
- Ghi bảng tựa bài.
* Nhận xét kết quả bài làm của học sinh .
- Treo bảng phụ viết đề bài và những lỗi điển hình. 
- Nhận xét kết quả làm bài của học sinh:
 + Những ưu điểm chính về các mặt: xác định yêu cầu của đề bài, bố cục, cách diễn đạt, chữ viết, cách trình bày, …minh họa bằng những bài văn hay, đoạn văn hay.
 + Những thiếu sót, hạn chế của các mặt nói trên và minh họa cụ thể bằng một vài ví dụ để rút kinh nghiệm chung.
- Phát bài và thông báo điểm số cụ thể.
* Hướng dẫn chữa bài .
- Hướng dẫn chữa lỗi chung:
 + Chỉ ra các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
 + Yêu cầu chữa lỗi trên bảng.
 + Yêu cầu trao đổi về bài chữa lỗi trên bảng.
- Hướng dẫn chữa lỗi trong bài:
 + Yêu cầu đọc lời nhận xét trong bài, phát hiện thêm lỗi và chữa.
 + Yêu cầu rà soát việc chữa lỗi theo nhóm đôi.
 + Theo dõi, kiểm tra việc chữa lỗi.
- Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
 + Lần lượt đọc từng đoạn văn hay, bài văn hay.
 + Hướng dẫn tìm ra cái hay, cái đúng trong từng đoạn văn, bài văn đã đọc.
- Yêu cầu viết lại một đoạn văn trong bài làm:
 + Yêu cầu chọn một đoạn văn chưa đạt trong bài để viết lại.
 + Yêu cầu trình bày lại đoạn văn đã viết.
- Nhận xét, ghi điểm những đoạn văn viết hay.
4/ Củng cố 
 GDHS: Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình, của bạn cũng như học tập các đoạn văn hay, bài văn hay, các em rút được một số kinh nghiệm để viết bài văn tả cảnh. Từ đó, các em sẽ vận dụng để viết bài văn tả cảnh hay hơn, sinh động hơn.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Những đoạn văn, bài văn chưa đạt viết lại cho hoàn chỉnh ở nhà.
- Đạo trước yêu cầu bài để chuẩn bị cho tiết Luyện tập làm đơn.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát và đọc đề bài.
- Chú ý.
- Nhận bài.
- Quan sát và chú ý.
- HS được chỉ định chữa lỗi trên bảng.
- Thảo luận, trao đổi về bài chữa trên bảng.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Đổi bài với bạn để soát lỗi.
- Nghe và chú ý.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS được chỉ định trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
Theo dõi.
Toán 
Luyện tập
*****
I. Mục tiêu
- Biết trừ hai số thập phân (BT1).
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân (BT2a, c).
- Biết cách trừ một số cho một tổng (BT4a).
- HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng phụ ghi bài tập 4a.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu quy tắc trừ hai số thập phân.
 + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về trừ hai số thập phân; tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân cũng như biết cách trừ một số cho một tổng qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài : Rèn kĩ năng trừ hai số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài tập 1.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính, yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con. 
 + Nhận xét, sửa chữa và lưu ý câu d:
a) 38,81 b) 43,73 c) 45,24 d) 47,55
- Bài 2 : Rèn kĩ năng tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân 
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu nêu cách tìm các thành phần chưa biết của phép cộng, trừ các số thập phân trong từng câu. 
 + Yêu cầu làm vào vở câu a, c; phát bảng nhóm cho 1 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa:
a) x + 4,32 = 8,67 c) x - 3,64 = 5,86
 x = 8,67 - 4,32 x = 5,86 - 3,64
 x = 4,35 x = 2,22
+ Bài 3: 
 . Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 . Tóm tắt bằng sơ đồ:
 4,8kg
Quả thứ nhất:
Quả thứ hai : ? kg 1,2kg 14,5 kg
Quả thứ ba : ? kg
- Bài 4 : Rèn kĩ năng trừ một số cho một tổng 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 4a
 + Hỗ trợ:
 . Tính giá trị của a - b - c và a - (b + c).
 . So sánh hai giá trị vừa tìm được.
 + Treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu 1 HS thực hiện, lớp làm vào vở. 
 + Nhận xét, sửa chữa. 
4/ Củng cố 
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Qua các bài tập thực hành, các em rèn cho mình kĩ năng vận dụng phép tính trừ hai số thập phân vào bài tập và thực tế.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định yêu cầu bài tập.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu.
- Tùy theo yêu cầu của từng câu, tiếp nối nhau nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Treo bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
Chú ý.
Học sinh nêu.
Thực hiện trò chơi.
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 31-10-2013
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I. Mục tiêu
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo 

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop__5__tuan_11_nam_2013__2014.doc
Giáo án liên quan