Giáo án lớp 5 - Tuần 1, thứ tư

 

I/ Mục tiêu:

N3:- Biết cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)

 - Biết giải bài toán về tìm x giải toán có lời văn ( có 1 phép trừ). Giải được các bài tập 1,2,3.

N5:- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.

 - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330000 km2.

 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

II/ Chuẩn bị:

N3:- SGK, vở bài tập.

N5:- Bản đồ Việt nam, lược đồ.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 1, thứ tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 26 tháng 8 năm 2009
TOÁN: LUYỆN TẬP
ĐỊA LÝ: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
 - Biết giải bài toán về tìm x giải toán có lời văn ( có 1 phép trừ). Giải được các bài tập 1,2,3.
N5:- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam.
 - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330000 km2.
 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- Bản đồ Việt nam, lược đồ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Chuẩn bị các bài tập luyện tập.
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - Nhắc lại một số ý cần ghi nhớ khi làm bài tập cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) và cách giải bài toán có lời văn.
 - HD bài tập áp dụng 1,2,3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp nhận xét bổ sung.
 - Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em, sửa bài tập trên bảng, HD lại bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).
GV:- Giới thiệu bài –ghi đề
 - HD các em quan sát trên bản đồ Việt Nam và giúp các em biết giới hạn nước Việt Nam. Nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em tìm hiểu về địa lí Việt Nam.
HS:- Tìm hiểu bài dựa vào gợi ý của GV và sách giáo khoa.
GV:- Gọi các em trả lời các câu hỏi SGK, lớp bổ sung thêm ý, GV giảng giải giúp các em hiểu đươch vị trí địa lí nước ta thuộc khu vức Đông Nam Á, diện tích nước ta khoảng 330000 km2.
 - Rút ra phần ghi nhớ SGK cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- Đọc phần ghi nhớ của bài.
GV: về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Địa hình và khoáng sản.
TOÁN * : LUYỆN TẬP
TOÁN : ÔN TẬP SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em làm được các dạng toán cộng trừ số có ba chữ số (không nhớ).
N5:- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số, 
 - Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
 - Rèn kĩ năng so sánh và tính toán cho các em.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N5:- SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- làm lại các bài tập luyện tập đã hởc tiết trước.
GV:- Ra bài tập tương tự như bài tập luyện tập ở tiết 1 để giúp các em hiểu thêm cách làm bài.
HS:- Làm bài tập luyện tập theo yêu cầu.
GV: Quan sát và hướng dẫn thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập vào vở.
GV:- Thu vở chấm và chũa bài, HD lại các bài tập HS làm sai.
3/ Củng cố, dặn do: Về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài mới: Cổng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - HD giúp các em nhớ lại cách so sánh hai phân số.
 - HD bài tập 1,2 SGK và cho các em làm bài vào vở theo yêu cầu.
HS:- Làm bài tập theo yêu cầu.
GV:- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1. lớp quan sát và sửa sai.
 - Nhận xét và HD bài tập 2 giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập.
HS:- Làm bài tập áp dụng.
GV:- Thu vở chấm và chữa bài tập hướng dẫn thêm giúp các em biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số, biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
 Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Ôn tập: so sánh hai phân số TT.
THỦ CÔNG: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI
CHÍNH TẢ: (N – V) VIỆT NAM THÂN YÊU.
I/ Mục tiêu:
N3:- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
 - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng, tàu thuỷ tương đối cân đối.
N5:- Nghe viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
 - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2,3.
II/ Chuẩn bị:
N3:- Giấy thủ công, kéo, thước kẻ, bút chì.
N5:- Viết sẳn bài tập luyện tập áp dụng 2,3 vào bảng phụ.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm3
Nhóm 5
1/ KTBC: KT dụng cụ học tập
2/ Bài mới:
HS:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tiết thủ công: gấp tàu thuỷ hai ống khói.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - HD các em các bược thực hiện gấp theo quy trình, thực hiện mẫu cho các em quan sát và cho các em quan sát mẫu.
 - Cho các em thực hành theo quy trình HD.
HS:- Thực hành theo quy trình.
GV:- Quan sát và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu của tiết học.
HS:- Thực hành theo yêu cầu.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập gấp tàu thuỷ hai ống khói để chuẩn bị cho tiết 2.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề.
 - Đọc bài viết lần 1 và rút ra mốt số từ mà HS thường viết sai chính tả.
 - HD và cho các em luyện viết từ khó.
HS:- Tập đọc lại đoạn viết và luyện viết các từ khó trong bài.
GV:- Nhận xét và đọc lại bài viết lând 2, đọc từng câu cho các em viét, mỗi câu đọc ít nhất từ 3 đến 5 lần. HSKT đánh vần cho các em viết 6 câu đầu.
 - HD các em làm bài tập áp dụng 2,3 và gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
HS:- Làm bài theo yêu cầu.
GV:- Thu vở chấm và chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng. HD lại các bài tập mà HS làm sai.
 Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Lương Ngọc Quyến.
TẬP ĐỌC: 	 HAI BÀN TAY MẸ
TẬP LÀM VĂN: 	CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
N3: - Đọc đúng rành mạch bbiết nghĩ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
 - Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. 
 - Thuộc được 2,3 khổ thơ trong bài.
N5:- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết luận.
 - Chỉ rỏ được ba phần của bài Nắng trưa.
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, Các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học.
N5: - SGK, Bài nắng trưa.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu bài tập.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi các em đọc bài, nghe và chỉnh sữa nhịp đọc của các em. HD các em đọc và tìm hiểu bài dựa vào các câu hỏi gợi ý SGK.
HS:- Đọc và tìm hiểu bài theo yêu cầu các câu hỏi SGK.
GV:- Gọi các em đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK, GV nhận xét và giảng bài giải nghĩa từ và rút ra nội dung bài học.
 - Đọc bài lại lần 2 và yêu cầu các em đọc khá học thuộc ít nhất từ 2,3 khổ thơ trong bài.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi HS đọc theo yêu cầu, nhận xét tuyên dương các em đọc thuộc bài.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập đọc thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Ai có lỗi?.
HS:- Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới – ghi đề
 - Giúp các em nhớ lại thể loại văn tả cảnh:
 ? Viết một bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
 ? Hãy nêu những yêu cầu đó?
HS:- Tìm hiểu bài văn tả cảnh theo các câu hỏi gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời các câu hỏi gợi ý, nhận xét và hướng dẫn giúp các em nắm được quy trình viết một bài văn tả cảnh. HD các em tìm ba phần của bài : Nắng trưa.
HS:- Thực hiện theo yêu cầu của bài .
GV:- Gọi HS nêu từng phần của bài: Nắng trưa, lớp nhận xét bổ sung.
 - Cho các em tập viết một đoạn văn tả cảnh quê hương em.
HS:- Luyện viết theo yêu cầu.
GV:- Về nhà tập viết văn tả cảnh và chuẩn bị bài tiết 2.
THỂ DỤC: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI: “ Nhanh lên bạn ơi”
I/ Mục tiêu:
- Biết được những điểm cơ bảng của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đúng nghỉ, đúng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
- Còi và các dụng cụ dạy thể dục để giới thiệu cho các em.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Nội dung và phương pháp dạy học
Hình thức tổ chức
20
10
5
1/KTBC:
2/ Bài mới:
GV:- Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
 - Cho các em khởi động các khớp cổ tay, cẳn chân.
HS:- Khởi động theo yêu cầu
GV:- HD các em nắm được những đặc điểm cơ bản của chương trình thể dục và một số nội quy tập luyện.
 - HD các em biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái,đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
 - Cho các em thực hàng theo yêu cầu .
HS:- Thực hành theo yêu cầu hướng dẫn.
GV:- Quan sát và chỉnh sữa, giúp các em thực hiện đúng theo yêu cầu của nội dung.
3/ Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi”
GV:- Nêu yêu cầu trò chơi, HD cách chơi, cho các em chơi thử theo yêu cầu từ 2 đến 3 lần.
 - Cho các em chơi theo yêu cầu.
HS:- Chơi theo yêu cầu trò chơi.
GV:- Quan sát và nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục tập luyện và chuẩn bị bài mới.
* * * * *
 *GV
* * * * *
* * * * *
 *GV
* * * * *

File đính kèm:

  • docTHỨ TƯ.doc