Giáo án lớp 5 tuần 1 năm 2014

I.MỤC TIÊU – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Biết HS lớp 5 là học sinh lớn nhất của trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới noi theo.

- Có ý thức học tập, rèn luyện

- Vui và tự hào vì mình là HS lớp 5

2. GDKNS: KN Tự nhận thức (Tự nhận thức được mình là học sinh lớp5).

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx50 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 1 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS lắng nghe
Thứ tư, ngày 20 tháng 8 năm 2014
TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
- Biết cách sắp xếp 3 phân số theo thứ tự
- GD tính cẩn thận, trình bày khoa học
II. Đồ dùng:
- Bảng nhóm, bảng con. 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Bài cũ
- Gọi 4 HS lên làm bảng lớp
1/ Rút gọn các phân số sau: ; 
2/ Quy đồng mẫu số các phân số sau:
a) và ; b) và 
- GV cho HS nhận xét, chốt đáp án
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay mình sẽ cùng ôn lại cách so sánh 2 phân số nhé!
- GV ghi tựa
* HĐ1: Hướng dẫn ôn tập cách so sánh hai phân số
a. So sánh 2 phân số có cùng mẫu số
- GV viết lên bảng hai phân số sau: và , sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số trên.
- GV hỏi: Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
b. So sánh các phân số khác mẫu số
- GV viết lên bảng hai phân số và , sau đó yêu cầu HS so sánh hai phân số. 
GV gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài làm của HS
- GV hỏi: Muốn so sánh các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- GV giúp HS nắm được phương pháp chung so sánh phân số là làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh tử số.
* HĐ2: Luyện tập- Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc đề
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- GV nhận xét, sửa bài:
; <
Bài 2: Gọi HS đọc đề
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì?
- GV hỏi: Muốn xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số (cùng mẫu số và khác mẫu số)
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT Toán tr.5. Chuẩn bị bài tiếp theo
- Hát
- 4 HS lên làm
- HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe
- HS so sánh và nêu: <
- HS: Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta so sánh tử số của các phân số đó. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
- HS làm vở nháp: Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
= = ; = = 
Vì 21 > 20 nên >> 
- HS: Muốn so sánh các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số các phân số đó, sau đó so sánh như với phân số cùng mẫu số.
- 1 HS đọc đề
- HS làm bài, sau đó theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 HS đọc đề
- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS: Chúng ta cần so sánh các phân số với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. HS khác nhận xét
- 2 HS nêu lại
- HS ghi nhớ
KHOA HỌC
Bài 1: SỰ SINH SẢN
I.Mục đích yêu cầu:	
- HS nhận biết được mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố,mẹ của mình.
 - Bước đầu hiểu được ý nghĩa của sự sinh sản.
- GDKNS: Kỹ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
II. Đồ dùng: 
- Hình ảnh như SGK/4
- Các thẻ có hình bố & mẹ, các thẻ hình con.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu môn học
- Kiểm tra SGK, đồ dùng môn học. 
- Nêu yêu cầu môn học. 
2. Bài mới
* Giới thiệu bài: 
- GV hỏi về sự sinh sản của động vật, thực vật 
® Tiết khoa học hôm nay mình sẽ cùng nghiên cứu về sự sinh sản của con người nhé!
- GV ghi tựa bài
* Hoạt động 1: 
Trò chơi: “Bé là con ai?”
- Chia lớp thành 2 đội
- GV dán các thẻ hình bố & mẹ. Yêu cầu HS lần lượt tìm thẻ hình con ứng với bố và mẹ.
- HS tham gia chơi
- Cho 2 đội thi đua. Đội nào tìm được đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. 
- GV hỏi: Nhờ điều gì mà các em tìm được bố mẹ cho em bé?
- HS trả lời: Nhờ vào đặc điểm em bé sẽ trông giống với bố hoặc mẹ.
- Qua trò chơi, các em rút ra điều gì? 
- HS rút ra: Em bé được bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
à GV chốt - ghi bảng: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình
- GD tích hợp: Vậy các em có những đặc điểm nào giống với ba mẹ mình?/ Em hãy chứng tỏ mình là con trai, con gái của ba mẹ đi nào!
- 2-3 HS nhắc lại
- HS tự nhận thức và nêu những đặc điểm giống với ba mẹ mình
* Hoạt động 2: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 tr.4,5 trong SGK, đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi (2’)
- Gọi 1 nhóm trình bày. Cho nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hỏi: Gia đình em gồm những ai?
- HS quan sát và trả lời theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời theo cá nhân
- GV cho HS thảo luận nhóm 6: Mỗi gia đình đều bao gồm nhiều thế hệ. Vậy sự sinh sản có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi gia đình, dòng họ?
- GV cho đại diện 1-2 nhóm trình bày
- GV hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- HS thảo luận nhóm 6 tìm ý nghĩa của sự sinh sản
- HS trình bày: Sự sinh sản là rất cần thiết. Nhờ sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình được duy trì.
- HS: Nếu con người không có khả năng sinh sản thì sẽ không thể duy trì nòi giống và sẽ không còn tồn tại.
- GV chốt ý và ghi: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau 
- 2 HS đọc lại
3. Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS nêu lại nội dung bài học.
- HS nêu lại ghi nhớ
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Nam hay nữ? 
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ
Bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định : không tuân lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
- GD tích hợp: HCM
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ, bản đồ hành chính VN
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nêu khái quát hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ: Cuối chương trình lịch sử lớp 4 các em đã biết: năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam và từng bước xâm chiếm, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Trong khi triều đình Nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, làm tay sai cho giặc thì nhân dân ta với lòng nồng nàn yêu nước đã không ngừng đứng dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Trong phần đầu của phân môn lịch sử lớp 5 các em cùng tìm hiểu về hơn 80 năm đấu tranh oanh liệt chống lại thực dân Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân ta.
- GV giới thiệu bài: Trong thời kì đầu chống Pháp, có nhiều cuộc khởi nghĩa, trong đó lớn nhất là của Trương Định. Vậy Trương Định là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6:
+ Khi Pháp xâm lược thì nhân dân ta có thái độ như thế nào? 
+ Thái độ của triều đình nhà Nguyễn ra sao?
- GV cho HS trả lời
- GV kết luận: Nhà Nguyễn nhượng bộ, nhân dân ta kiên quyết đấu tranh.
* Hoạt động 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 6:
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? 
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận từng câu hỏi trước lớp.
- GV nhận xét kết quả thảo luận.
- GV kết luận, ghi: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước nhường 3 tỉnh Miền đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng với nhân dân chống quân xâm lược.
* Hoạt động 3: Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với “Bình Tây Đại nguyên soái”.
- Hỏi: Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
- GV cho HS nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định
- GD HCM: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì. Ông có lòng yêu nước nồng nàn, biết hi sinh bản thân để đấu tranh cho đất nước. Các em cần học tập những đức tính đó của ông.
3. Củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ
- GV tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài
- HS đọc SGK và tìm câu trả lời:
+ Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
+ Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết đấu tranh bảo vệ đất nước.
- 2 HS lần lượt trả lời, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm và trả lời:
+ Năm 1862, triều đình Nhà Nguyễn ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân và đi nhận chức Lãnh binh ở An giang. 
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn suy nghĩ: Làm quan thì phải tuân lệnh vua; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
+ Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên ông quyết tâm đánh giặc. 
+ Ông dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm ở lại cùng với nhân dân đánh giặc.
- HS trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2-3 HS đọc lại
- HS nêu: Nhân dân ta đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông, lấy tên ông đặt cho tên đường phố, trường học…
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến: Ông là người yêu nước, dũng cảm...
- HS đọc lại
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích yêu cầu:
- HS bước đầu hiểu từ đồng ngh

File đính kèm:

  • docxGiao an Tuan 1.docx
Giáo án liên quan