Giáo án lớp 5, tuần 1

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc nhận giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

 Học thuộc đoạn : “sau 80 năm công học tập của các em”. ( Trả lời được các CH 1, 2, 3 ).

- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong sách GK, bảng phụ viết sẵn đoạn thư.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ : ( 3 )

 Kiểm tra sách vở của học sinh.

 3. Bài mới :( 2 )

 Giới thiệu bài:

 H: Bức tranh vẽ cảnh gì? ( Bác Hồ đang viết thư gửi cho các cháu thiếu nhi )

 GV: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng, ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.

 

doc37 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5, tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý2+3: Miêu tả cảnh vật của làng quê với các màu vàng khác nhau.
- Đoạn 3: phần còn lại.
H: Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa?
H: Những chi tiết nào nói về con người trong ngày mùa?
H: Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Ý3: Miêu tả không khí lao động ngày mùa.
Đại ý: Bài văn tả cảnh đẹp trù phú, sinh động của làng quê giữa ngày mùa và tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
10
-1 em đọc, lớp đọc thầm và trả lời.
Đ: Giới thiệu khái quát về quang cảnh ngày mùa.
-Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi đoạn 2
Đ: Lúa chín -vàng xuộm; nắng nhạt- vàng hoe; quả xoan -vàng lịm; lá mít - vàng ối; lá đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; buồng chuối- chín vàng; bụi mía - vàng xọng; rơm và thóc - vàng giòn.
Đ: HS chọn 1 trong các từ giải nghĩa: vàng xuộm( có màu vàng đậm) vàng lịm ( màu vàng của quả chín, ngọt lịm…
-Miêu tả cảnh vật của làng quê với các màu vàng khác nhau.
-1 em đọc, lớp đọc thầm và trả lời.
Đ: Không có cảm giác … ngày không nắng, không mưa.
Đ: Không ai tưởng ngày hay đêm … là ra đồng ngay.
Đ: Làm cho bức tranh đẹp một cách hoàn hảo, sống động.
Đ: Phải là người rất yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
- 2 HS đọc lại đại ý bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. ( mỗi em đọc 1 đoạn ).
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ Đoạn 1,2: Chú ý đọc các câu văn dài.
 Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa/ thì bóng tối đã hơi cứng/ và sáng ngày ra/ thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi.
 Náng vườn chuối đương có gió/ lẫn với lá vàng/ như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
- GV đọc mẫu. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm 
12
- 3HS lần lượt đọc. HS lắng nghe và nhận xét.
- 3 HS đọc theo cặp, lớp theo dõi, nhận xét.
- Thực hiện đọc 4-5 em, lớp theo dõi, nhận xét
3.Củng cố : ( 3 )
- Nêu lại đại ý của bài.
- Giáo dục: Quê hương là nơi sinh ra và nuôi lớn ta, mang lại hạnh phúc, no ấm.
4. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
-Về nhà chuẩn bị bài:” Nghìn năm văn hiến”.
MÔN: KHOA HỌC
BÀI: SỰ SINH SẢN
I. MỤC TIÊU : 
	Nhận biết mọi người do bố mẹ sinh ra và có mộtsố đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
	KNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹvà con cái có đặc điểm giống nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Hình trang 1,2,3 SGK, Phiếu học tập, 
 - HS : Mỗi em chuẩn bị trước ảnh của 1 em bé và ảnh của bố mẹ bé.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định:
 Bài cũ : ( 3 )
 Kiểm tra sách vở của HS.
 3. Bài mới: ( 2 )
 Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Trò chơi “ Bé là con ai” ( KNS: Trò chơi )
* Cách tiến hành:
- Giáo viên thu các ảnh của học sinh đã chuẩn bị cho cả lớp chơi.
+ 12 ảnh có hình 12 em bé khác nhau, 12 ảnh có hình bố hoặc mẹ của những em bé ở 12 hình trước.
Bước 1: Phổ biến cách chơi: GV trộn tất cả các hình trên, phát cho mỗi em một hình, nếu ai nhận được ảnh có hình em bé sẽ phải đi tìm ảnh bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại, ai nhận được ảnh có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm ảnh con của bố hoặc mẹ đó.
- Ai tìm được đúng hình ( trước thời gian qui định) là thắng. Ngược lại, ai hết thời gian qui định vẫn chưa tìm được là thua.
Bước 2
-Cho học sinh chơi như phần qui định trên.
Bước 3: Kết thúc trò chơi, tuyên dương các cặp thắng cuộc.
H: Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
H: Qua trò chơi , các em rút ra được điều gì?
Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố mẹ.
15
-3 nhóm theo dõi, nhận phiếu, lắng nghe.
- Các nhóm học sinh lần lượt chơi như hướng dẫn trên.
- Học sinh trả lời, nhận xét, 
Đ: Vì các em bé ấy có nhiều điểm giống bố, mẹ của chúng.
Đ: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố mẹ.
Hoạt động2 : Tìm hiểu ý nghĩa của sự sinh sản (Làm việc với SGK).
* Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát các hình 1, 2,3 trang 4, 5 và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
Bước 2: Làm việc theo cặp
H: Em hãy liên hệ về gia đình mình?
Bước 3: Cho lần lượt từng học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp, thảo luận câu hỏi sau:
H: Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với gia đình dòng họ.
H: Điều gì có thể sảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
15
- Học sinh quan sát trong sách.đọc lời thoại 
- Học sinh tự kể các thành viên trong gia đình cho nhau nghe.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Đ: Lúc đầu, trong gia đình nhà chỉ cóù ông, bà, sau đó ông, bà sinh ra bố, (mẹ) và cô hay chú ( hoặc dì hay cậu) … rồi bố, mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị ( nếu có) rồi đến mình ( nếu gia đình có ông, bà)
- Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
Đ: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau.
Đ: Sẽ không có các thế hệ trong gia đình, dòng họ không được duy trì kế tiếp.
3.Củng cố : ( 3 )
- Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
- Giáo dục: sinh sản phải có kế hoạch, nuôi nắn con đầy đủ, học đến nơi đến chốn.
4. Dặn dò: ( 2 )
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, học bài ở nhà, chuẩn bị bài 2.
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔÂN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
	- Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định:
2. Bài cũ : ( 5 )
2 HS lên làm bài 3: 
	= = ; = = 
3. Bài mới : ( 2 )
 - Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này, các em sẽ ôn lại cách so sánh hai PS.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS ôân tập cách so sánh hai phân số .
a)So sánh hai phân số có cùng mẫu số.
GV viết lên bảng 2 PS và yêu cầu HS so sánh 2 PS trên.
H: Khi so sánh các phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
b)So sánh 2 PS khác mẫu số
GV viết lên bảng 2 PS vàyêu cầu HS so sánh 2 PS trên.
-GV nhận xét bài của HS 
H: Khi so sánh các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
14
- HS so sánh và nêu cách thực hiện
-
Đ: So sánh các tử số với nhau, PS nào có tử số lớn hơn thì PS đó lớn hơn…
- HS lên thực hiện quy đồng và so sánh
-
Vì 21 > 20 nên
Đ: Quy đồng mẫu số các PS , sau đó so sánh như với PS cùng mẫu số.
Hoạt động1 : Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS ø dấu , = vào dấu………
-Cho học sinh đọc yêu cầu đề, 4 học sinh lần lượt làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở, sửa bài.
Bài 2 : 
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Cho học sinh đọc yêu cầu đề, 2 học sinh lần lượt làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở, sửa bài.
H: Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm thế nào?
14
-Học sinh đọc yêu cầu đề, 4 học sinh lần lượt làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở, sửa bài.
a, ; < 
- Học sinh đọc yêu cầu đề, 2 HS lần lượt làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở, sửa bài.
a) ta có: 
b) vì vậy 
Đ: Tự nêu.
4.Củng cố : ( 3 )
- Nêu qui tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
5. Dặn dò: ( 2 )
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Làm thêm BT sau: 
+Không quy đồng mẫu số các PS Hãy so sánh các PS sau:
và ; và 
PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài ( ND ghi nhớ )
- Chỉ rõ được cấu tạo của ba phần của bài Nắng trưa ( mục III ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ 
- HS : Xem trước bài, VBT Tiếng Việt, một số tranh ảnh về Huế, làng quê ngày mùa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định:
2. Bài cũ: ( 3 )
- Kiểm tra sách vở của HS.
3. Bài mới: ( 2 )
- Giới thiệu bài 
H: Theo em bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Là những phần nào?
Đ: Gồm có 3 phần. Mở bài, thân bài, kết bài.
GV: Mỗi phần bài văn tả cảnh có nhiệm vụ gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài TLV này.
Hoạt động của GV
T
G
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Nhận xét - Rút ghi nhớ .
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yc BTvà bài :Hoàng hôn trên sông Hương cùng phần chú giải. 
H: Bài văn tả cảnh sông Hương vào lúc nào?
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành nội dung BT1 vào tờ phiếu học tập:
+ Chia đoạn văn bản trên.
+Xác định nội dung của từng đoạn.
- Yêu cầu HS trình bày. 
- Theo dõi xem nhóm nào làm nhanh, làm đúng. 
- Sửa bài cho cả lớp.
Đáp án:
a) Bài chia 4 đoạn: 
+ Đoạn 1: Giới thiệu bao quát Huế lúc hoàng hôn rất yên tĩnh.
+ Đoạn 2: Đặc điểm đổi thay màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5(5).doc
Giáo án liên quan