Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 9

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.

- HS hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.Biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa là danh từ, động từ và tính từ.

- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ nhiều nghĩa khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 27/ 10 Tuần 9
Chiều thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006
Tiếng việt *
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
I. Mục đích yêu cầu.
- HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- HS hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.Biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa là danh từ, động từ và tính từ.
- Giáo dục HS có ý thức trong việc sử dụng đúng từ nhiều nghĩa khi nói và viết.
II. Đồ dùng dạy học.
-Vở bài tập bổ trợ và nâng cao tiếng việt. 
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Hãy đặt 2 câu để phân biệt nghĩa của từ ngọt.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) 4Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Trong các từ gạch chân dưới đây từ nào là từ đồng âm, những từ nào là tù nhiều nghĩa.
a) Bác lê nội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
-Y/c HS đọc kĩ các từ xác định rõ nghĩa của từng từ trong mỗi câu rồi xác định.
- Gv giúp HS nắm được cách phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Bài 2.Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng:
 a) nhỏ.
- ( Âm thanh) nghe không rõ so với mức bình thường.
- ( người ) còn ít tuổi, chưa trưởng thành.
b) Ngọt.
- ( lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe.
- rét đậm, gây cảm giác sắc ngọt thấm sâu vào cơ thể.
-Âm thanh nghe êm tai.
- có vị như vị của đường mật.
-Y/c HS đọc kĩ đề bài và xác định từng nghĩa sau đó đặt câu cho đúng y/c.
-3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- Giao bài tập về nhà.
-2 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài và chỉ ra từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- HS chép bài vào vở và tự làm bài, đổi vở cho nhau để chữa bài. 
Toán *
Ôn: Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
I. Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS nắm vững hơn về bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng,mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ đo giữa một số đơn vị thông dụng.
- Rèn luyện kĩ năng viết đơn vị đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy - học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trước.
-GV và HS cùng nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là mét:5m7 dm ; 23m5dm ; 123m78 cm.
b) có đơn vị đo là dm. 3dm4 cm; 34dm 54mm ; 98 mm.
- Y/c HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị liền kề.
- GV và HS cùng chữa bài.
Bài 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
a) 13km 905m = ....km
b) 5km 65 m =..... km
c) 1302 m = ...... km.
d) 85 m=......km.
-Y/c HS xác định trọng tâm của đề bài, thảo luận để tìm kết quả đúng.
-Y/c HS nêu mối quan hệ giữa m và km.Dựa vào mối quan hệ đó để viết số thập phân cho đúng y/c.
- Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 32,55m = ...m...cm c) 65,7 dm= ..dm...cm.
b) 6,78 km =...m d) 6,7 ha = .....m
-Gv chấm chữa bài.
Bài 4. Mỗi ngày đơn vị bộ đội ăn hết 6 yến 7 kg gạo. Hỏi trong 20 ngày đơn vị đó ăn hết bao nhiêu tạ gạo?
- Y/c HS đọc kĩ đề bài rồi phân tích đề và tự giải.
-Gv thu vở chấm chữa bài.
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
-Củng cố về số mối quan hệ giữa cá đơn vị đo độ dài và khối lượng.
-Giao và hướng dẫn bài tập về nhà.
-2 HS chữa trên bảng.
- HS tự làm bài vào vở theo y/c rồi chữa bài có kèm giải thích.
-HS đọc kĩ y/c của bài rồi tự tìm kết quả đúng.
- Đại diện 1 em lên bảng chữa bài và giải thích rõ cách làm.
-HS đọc kĩ y/c của bài sau đó làm bài vào vở.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. Đại diện một em chữa bài.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
-Mở rộng kiến thức về môn toán .
-Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
-Củng cố lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt.( chính tả)
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm bài Đất cà Mau.
2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
Bài 1: Tìm và viết lại các từ láy:
a) Từ láy âm đầu là l.
b) từ láy âm đầu là n.
3.Củng cố.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa học.
- GV nhận xét chung tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục tự học để nắm vững bài hơn.
- HS thực hiện làm bài theo hướng dẫn của GV. 
-HS đọc y/c của bài rồi trao đổi với nhau để tìm được nhiều từ.Đại diện 2 em chữa bài.
Soạn 31 / 10 Chiều thứ 6 ngày 3 tháng 11 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn: Luyện tập thuyết trình tranh luận.
I. Mục đích yêu cầu.
- Bước đầu có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản gần gũi với lứa tuổi.
- Biết cách tranh luận đưa ra được lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.Biết cách diễn đạt gãy gọn.
- Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
Nêu các điều kiện cần có khi thuyết trình tranh luận.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Trong các điều kiện dưới đây, điều kiện nào không cần thiết phải tuân thủ trong quá trình thuyết trình, tranh luận.
a) Phải có hiểu biết vềvấn đề được thuyết trình tranh luận.
 b) Phải nói theo ý kiến của đám đông.
 c ) Phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng.
 d) Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận.
-Y/c HS đọc kĩ các câu trên rồi làm bài.
-GV chốt lại: Nếu trong tranh luận mà phụ thuộc theo ý kiến số đông thì không phải là tranh luận.
 Bài 2: a) Sắp xếp các điều kiện cần có khi tham gia thuyết trình, tranh luận( a, c, d ở câu 1) theo thứ tự 1, 2,3 cho phù hợp với quá trình tranh luận.
1: Điều kiện..........................................
2: Điều kiện............................................
3: Điều kiện...........................................
 b) Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
Bài 3: Nối mỗi ô ở cột A với một ô ở cột B cho thành các ý kiến thuyết phục mọi người về sự cần thiết của đèn và trăng trong bài ca dao.Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng 
 Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn.
. Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn 
 Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây.
A
B
Lợi ích của đèn
ở gần soi rõ mọi thứgiúp con người làm việc tốt hơn.
Nếu chỉ có trăng mà không có đèn
Con người không có ánh sáng khi hết dầu mất điện, có gió to thổi tắt đèn nên có đèn vẫn cần trăng.
Lợi ích của trăng
Không có điện, dầu, không sợ gió, soi sáng mọi nơi, làm cho không gian thêm đẹp.
Nếu chỉ có đèn
Trăng khi tỏ khi mờ, khi tròn, khi khuyết, lại ở cao và xa nên có trăng vẫn cần đèn để đọc sách làm việc.
-GV và HS cùng chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại một số điểm cần chú khi thuyết trình tranh luận,
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài .( Nêu ý b)
- HS thảo luận theo cặp và đại diện nối tiếp nhau nêu từ và câu đã đặt.
- HS trao đổi với bạn và tìm câu trả lời đúng.Đại diện trình bày.
-HS đọc kĩ y/c của đề bài và tự làm bài.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
-Mở rộng kiến thức về luyện từ và câu.
-Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
-Củng cố lại cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt.
- Củng cố về đại từ.
2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 1995 m= ...ha. b) 15dm= .... m
 A. 19,95 ha A. 0,015 m
 B. 1,995 ha. B. 1,5 m
 C. 0,1995 ha C. 0,15 m
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
-3, 4 em trả lời.
-HS tự làm bài vào vở. Đại diện 1 em chữa bài .

File đính kèm:

  • docBUOI2 TUAN 9.doc
Giáo án liên quan