Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 34

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng cho bài văn tả người – Trình bày rõ ràng mạch lạc, tự nhiên và tự tin.

2. Kiến thức: Ôn tập củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người mới gặp lần đầu nên có thể người đó gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt - một dàn ý đủ ba phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV 3 tờ phiếu to cho HS lập dàn bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn 25/ 4 Tuần 34
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về tả người.
Đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
I.Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng cho bài văn tả người – Trình bày rõ ràng mạch lạc, tự nhiên và tự tin.
2. Kiến thức: Ôn tập củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người mới gặp lần đầu nên có thể người đó gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt - một dàn ý đủ ba phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV 3 tờ phiếu to cho HS lập dàn bài.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới. a) .Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS làm bài tập..
Bài tập 1: 
- Một HS đọc nội dung y/c của đề bài.
- GV và HS cùng phân tích để gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Tổ chức cho HS lập dàn ý.
+ Mời HS đọc gợi ý SGK.
+ Gv nhắc nhở HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em , giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó ( Trình bày miệng)
 Vì đây là người mà em chỉ gặp một lầm ( có thể là khách đến nhà em chơi, có thể là người em gặp ngoài đường, có thể là người em gặp khi đén trường nhưng người đó đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em về ngoại hình hoặc cử chỉ, lời nói...
- HS tự sửa dàn ý và hoàn chỉnh bài..
- Y/c dựa vào dàn ý vừa lập , từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm ( Tránh đọc dàn ý ) mà trình bày ngắn gọn .
- Mời HS đại diện trình bày trớc lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dơng những em làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà hoàn chỉnh bài và viết vào vở.
- 1 em đọc đề bài, HS theo dõi.
- HS đại diện trả lời.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- HS viết nhanh dàn ý theo gợi ý.3 em viết vào phiếu to để chữa bài.
- Một số HS lên bảng trình bày miệng trước lớp.
- HS trao đổi thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt và chọn ra bạn trình bày hay nhất.
Toán *
Ôn một số dạng toán đã học.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách giải một số dạng toán điển hình
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải toán, cách trình bày bài giải dạng toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức,tự giác làm bài,vận dụng tốt thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán, 501 bài toán đố.
III. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Trong bãi để xe có tất cả 195 chiếc xe gắn máy và xe đạp. Biết rằng số xe gắn máy gấp 4 lần số xe đạp, tính số xe mỗi loại.
- GV giúp HS nắm được dạng toán và cách giải.
- GV gợi ý giúp đỡ HS trung bình vẽ sơ đồ và tìm hướng giải.
- Củng cố lại cách làm dạng toán, tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 2: Một người thợ mộc cưa một cây gỗ dài 12 m thành những đoạn dài 15 dm. Mỗi lần cưa hết 6 phút. Thời gian nghỉ tay giữa hai lần cưa là 2 phút. Hỏi người ấy cưa xong cây gỗ hết bao nhiêu thời gian?
- Y/c HS đọc đề bài, xác địng dạng toán trồng cây, tính số lần cưa rồi thời gian để cưa xong khúc gỗ?
- GV gợi ý giúp HS yếu hoàn thành bài.
- GV nhận xét và củng cố lại cách làm bài.
Bài 3: ở một công trường, một tổ 5 người đập trong một ngày được 13 m3 đá. Hỏi cũng với năng suất ấy, 70 người đập trong một ngày được bao nhiêu mét khối đá?
- Mời HS đọc bài, 1 em lên tóm tắt bài toán.
5 người : 13 m3 
70 người : .....m3.
- Mời HS suy nghĩ nêu cách giải.
Bài 4: Muốn đào một cái ao nuôi cá, 15 người phải làm việc trong 12 ngày. Hỏi nếu muốn đào gấp cho xong trong 4 ngày thì cần đến bao nhiêu người? ( Sức đào như nhau) ( Hãy giải bằng hai cách.)
- Mời HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài và thảo luận nhóm đôi.
- GV củng cố lại 2 cách giải: C1 : Dùng tỉ số.
 C2: Rút về đơn vị.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
-HS đọc kĩ bài rồi làm bài, xác định dạng toán rồi tự làm bài
- Đại diện 1 em lên chữa bảng.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài. và tdựa vào gợi ý để tự làm bài, đại diện làm bảng phụ chữa bài. 
- HS yếu nghe theo sự hướng dẫn của GV để hoàn thành bài.
- HS đọc kĩ đề bài, xác định y/c của bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- Vài em nêu cách giải.
- HS thảo luận nhóm đôi và tìm cách giải, đại diện 2 nhóm làm phiếu to chữa bài.
Soạn 30/ 4 Chiều thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về dấu câu( dấu gạch ngang.)
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu gạch ngang và tác dụng của dấuầgchj ngang.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang khi viết câu.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao, 
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang cho VD.
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Dấu gạch ngang có tác dụng gì? Chọn câu trả lờiđúng nhất.
a) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
b) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
d) Tất cả các tác dụng nêu trên.
- Củng cố lại tác dụng của dấu gạch ngang .
Bài 2: Trong mỗi đoạn văn sau dấu gchj ngang có tác dụng gì?
Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến để tạ ơn thầy.
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
– Thế nào con, đi với bố chứ?
Vâng!- Nhụ đáp nhẹ.
- Gv và HS cùng nhận xét sửa chữa và kết luận.
Bài 3: yêu cầu viết một đoạn văn ngắn ( 6- 8 câu ) nói về một hoạt động của trẻ em ở địa phương em nhằm giúp đỡ đồng bào ở vùng thiên tai , trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê.
- Gv và HS cùng chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
- Gv nhận xét giờ học và nhắc nhở HS viết đúng dấu gạch ngang trong khi viết.văn.
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- Vài em trả lời.
- HS xác định yêu cầu rồi tìm và khoanh vào ý đúng nhất, HS làm vào vở, đại diện chữa bài.
- nêu lại tác dụng của dấu gạch ngang.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài, trao đổi rồi nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở..
- Đại diện mlàm bài vào phiếu chữa bài.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – LTVC
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 4 ( trang 171)
- Củng cố lại cách tính giá trị phần trăm.
* Môn luyện từ và câu.Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép và hướng dẫn các em làm trong vở bài tập.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- HS tự làm bài trong vở bài tập.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 165 )
- Mời HS đọc kĩ yêu cầu của bài, phân tích bài rồi giải.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách tính diện tích của một mảnh đất.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 113 )
- Gv gợi ý hướng dẫn HS nhớ lại dạng toán tìm phân số của một số.
Y/c HS nhớ lại vận dụng và tìm số nam, số nữ.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS chữa bài. 
Bài 3( VBT- 114 )
- GV giúp HS yếu biết cách tóm tắt bài toán, nhận dạng toán và tìm hướng giải.
100 km : 15 l xăng.
80 km : ........l xăng ?.
- GV và HS củng cố lại cách làm.
Bài 4: 
- Mời HS đọc đề, phân tích đề và tìm hướng giải.
- Tỉ số phần trăm chỉ số HS chơi bóng đá là bao nhiêu ? 
- 1 % có mấy HS làm thế nào ?
- Vậy có tìm được số HS chơi cờ vua và bơi không ?.
- HS làm bài rồi đại diện chữa bài.
C1 : 80 : 100 x 15 = 12( l )
C2 : 15 : 100 x 80 = 12 ( l)
- 100 % - 25 % - 15 % = 60 %.
- 60 : 60 = 1 em
- HS dựa vào gợi ý phân tích và tự làm bài tiếp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docB 2 TUAN 34.doc
Giáo án liên quan