Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 30

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu trên.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Vở bài tập tiếng việt nâng cao, cuốn từ và câu lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn 5 / 4 Tuần 30
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về dấu câu.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu trên.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập tiếng việt nâng cao, cuốn từ và câu lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: HS chữa bài của giờ trước.
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Điền dấu chấm, chấm hỏi , chấm than vào từng chỗ trống trong mẩu chuyện sau cho phù hợp.
Một nhà văn ngồi trong bàn tiệc , tỏ ra không thích bài hát đang phát trên loa....Ông nói :
Trời ơi, thật là nhức đầu....
Chủ bữa tiệc thắc mắc:
Đấy là ca khúc đang thịnh hành nhất , chẳng lẽ anh không thích....
Nhà văn hỏi lại:
Chẳng nhẽ tất cả các thứ thịnh hành đều tốt...
 Chủ nhân băn khoăn:
Thứ dở , thứ xấu làm sao lưu hành được.....
 Nhà văn cười:
ồ , thế thì bệnh cảm cúm đang lưu hành thật là thứ tuyệt vời....
- GV chấm chữa bài cho HS- y/c HS có giải thích tại sao ghi dấu đó.
Bài 2: Dựa vào nghĩa câu , chọn dấu câu để điền vào chỗ kết thúc mỗi câu cho phù hợp.
a) bạn hãy giúp tôi mang cái cặp sách lại đây....
b) Hôm nào thì bố cho con đi thăm bà ngoại....
c) ồ, bạn ném bóng tài quá....
d) Ôi bức ảnh bạn tặng mình đẹp quá...
- GV - HS chữa bài.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của từng dấu câu.
Bài 3: Viết vào chỗ trống một câu theo gợi ý sau:
a) Rủ bạn đi chơi với mình.
b) Hỏi bạn cách làm một bài tập.
c) Ra lệnh cho em nhỏ tránh xa một mối nguy hiểm.
d) Tỏ thái độ tiếc rẻ khi làm hỏng một đồ vật quý.
 3. Củng cố, dặn dò.
 - Gv nhận xét giờ học.
- Tuyên dương học sinhộhc tốt
- Dặn HS ôn lại bài.
- HS chép bài suy nghĩ tự điền dấu, đại diện chữa bài.
HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
- HS đọc kĩ đề bài, và viết câu theo gợi ý đó.
Toán *
Ôn tập về đo diện tích- thể tích.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại một số kiến thức về đơn vị đo diện tích, thể tích.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo thể tích và diện tích, vận dụng giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích và đo thể tích đã học.Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.â)
a) 5 m2 35 dm2 = ..........m2
 2 m2 1350 cm2 = ........m2
 3 km2 5 hm2 =...........km2
b) 6 m3 725 dm3 = ...........m3 
 4 m3 350 cm3 = ...........dm3 
 2 dm3 75 cm3 = ............dm3
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Trong các số đo:
1 m3 1111cm3 ; 11 111cm3 ; 111dm311cm3 ; 1,1111m3
- số đo lớn nhất là:
A. 1 m3 1111cm3 B) 11 111cm3
C) 11dm311cm3 D) 1,1111m3
- GV nhận xét và củng cố lại cách làm.
Bài 3: Một thửa ruộng hình thang đáy bé 25 m , đáy lớn dài hơn đáy bé 18 m, chiều cao bằng đáy bé. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 75 kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó thu hoạch được tất cả bao nhiêu tạ thóc?
- GV chấm chữa bài cho HS.
Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) Hình lập phương có cạnh 5 cm thì thể tích là : .......cm3 
b) Hình lập phương có cạnh 4 cm thì có diện tích xung quanh là :............cm2 
c) Hình lập phương có cạnh 3 cm thì diện tích toàn phần là : ................cm2
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- Vài em nhắc lại.
-HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích và thể tích để chuyển đổi.
-Đại diện 2 em lên chữa bảng.
- HS suy nghĩ và tìm cách chuyển đổi về cùng một đơn vị đo rồi tìm ra số đo lớn nhất.
- HS làm vở. Đại diện chữa bài.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài và tự làm bài, đại diện làm phiếu chữa bài.
- Củng cố lại cách tính diện tích hình thang.
- HS đọc bài và tự làm bài.
- HS nhớ lại cách tính diện tích XQ , STP và thể tích của HLP.
Soạn 8 / 4 Chiều thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về tả con vật.
Đề bài : Đó là một chú gà trống đầy uy quyền, oai phong nhất đàn, nhưng thật hào hiệp và tốt bụng. Chú luôn bảo vệ những chú gà con , những cô gà mái, chú chưa bao giờ cạy khoẻ mà bắt nạt kẻ khác.
 Em hãy viết một đoạn văn tả chú gà trống đó.
I . Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng giác quan khi quan sát để viết được bài văn miêu tả một chú gà trống.
2. Kiến thức: Củng cố lại cách miêu tả con vật, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
 III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài tập của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
- Y/c HS đọc kĩ đề bài , xác định trọng tâm yêu cầu của đề.
- Gv dùng thước gạch chân các từ ngữ quan trọng.
c) Hướng dẫn HS viết dàn bài.
- Mời 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con vật.
- GV nhắc nhở HS phần thân bài tả :
 + hình dáng.
 + tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- để tả được một chú gà trống đầy uy quyền , oai phong à tốt bụng thì phải chọn chú gà to khoẻ đầy sức sống và sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật tính cách của chú gà.
d) Yêu cầu HS viết bài vào vở.
- Mời đại diện vài HS nêu kết quả bài viết
- GV nhận xét chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại dung kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại bài .
- 2 em chữa bài.
 .
- HS tự đọc đề bài, suy nghĩ và trả lời.
HS tự viết bài vào vở theo gợi ý hướng dẫn của GV, đại diện làm bảng phụ chữa bài.
- HS tự viết bài vào vở.
- HS tự làm bài vào vở.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – LTVC
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 3 ( trang 154 )
- Y/c củng cố lại cách so sánh các đơn vị đo khối lượng, đo độ dài.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 83 )
- Mời HS nêu lại mối quan hệ giữ hai đơn vị đo độ dài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách chuyển đổi đơn vị đo.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 83 )
- Y/c HS đọc kĩ đề bài, tự viết dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 83 )
- GV giúp HS yếu biết cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
- Củng cố lại cách viết 
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: ( VBT- 83.) : HS thảo luận nội dung bài và làm bài vào vở.
Củng cố cách chuyển đổi.
Môn: Tiếng việt. 
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở Bài tập tiếng việt.
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.

File đính kèm:

  • docBUOI 2 TUAN 30.doc
Giáo án liên quan