Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 17

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng:HS biết làm biên bản một vụ việc theo trình tự của biên bản vụ việc.

2.kiến thức: HS nhận ra sự giống và khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.

3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn 21 / 12 Tuần 17
Chiều thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn : Làm biên bản một vụ việc.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng:HS biết làm biên bản một vụ việc theo trình tự của biên bản vụ việc.
2.kiến thức: HS nhận ra sự giống và khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học. 
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại yêu cầu khi tả hoạt động.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Biên bản cuộc họp và biên bản một vụ việc có một số mục giống nhau nhưng cũng có một số mục khác nhau.Dựa vào các mục đã cho dưới đây, em hãy xếp chúng phù hợp vào từng biên bản.
1. Quốc hiệu, tiêu ngữ 2. Tên biên bản.
3. Thời gian. 4. Địa điểm.
5. Thành phần tham dự. 6. Chủ tọa, thư kí.
7. Tên người chứng kiến hoặc tham gia
8. Nội dung bàn trong cuộc họp.
9. Nội dung cuộc họp cần ghi nhận.
10. Phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
11. Lời khai hoặc ý kiến người liên quan.
12. Người có trách nhiệm kí tên.
 A. Phần mở đầu.
 B. Phần chính biên bản cuộc họp.
 C. Phần chính biên bản một vụ việc.
 D. Phần kết thúc. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2: Trong giờ ra chơi, em nhìn thấy hai bạn Long và Lân đuổi nhau, chạy sang cả vườn trường và làm gãy một số cây non mới trồng. Bác bảo vệ nhờ em lập biên bản với tư cách là người chứng kiến. Em hãy giúp bác bảo vệ lập biên bản về vụ việc này.
- GV và HS cùng chữa bài. Chọn đọc một vài bài văn hay để HS tham khảo.
-3. Củng cố, dặn dò.
- GV thu vở chấm chữa bài.
- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn.-GV nhận xét chung tiết học, Dặn HS ôn lại bài.
-2 em trả lời.
-HS tự xác định y/c của bài rồi làm bài.
- Đại diện HS chữa bài, nêu rõ điểm giống và khác nhau giữa hai biên bản.
- HS đọc kĩ yêu cầu của đề bài và xác định vụ việc sau đó lập biên bản.
Toán *
Ôn: Giải toán về tỉ số phần trăm.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách giải toán về tỉ số phần trăm.( 3 dạng bài cơ bản)
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số, biết cách tìm một số khi biết tỉ số phần trăm của hai số.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán, đánh giá kết quả học toán.
III. Các hoạt động dạy học.
 Giáo viên Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Tỉ số phần trăm giữa 2 và 5 là bao nhiêu?
A. 25% B. 52%
C. 70% D. 40%
- GV và HS cùng củng cố lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 2: Viết các tỉ số phần trăm thành phân số tối giản.
a) 28% b) 45% c) 75%.
- Y/c HS suy nghĩ và nêu cách viết.
Bài 3. Mẹ đi chợ về mua 8 l nước mắm, trong đó có 3 l nước mắm loại một, còn lại là nước mắm loại hai. Hỏi
a) Số nước mắm loại một chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số nước mắm?
b) Tỉ số phần trăm giữa số nước mắm loại một và số nước mắm loại hai là bao nhiêu?
- Y/c HS chữa bài.
- Gv và HS cùng củng cố lại cách tìm tỉ số phàn trăm của hai số.
Bài 4: Dành cho HSG.
 Một tấm vải sau khi giặt bị co mất 2% chiều dài ban đầu. Giặt xong tấm vải chỉ còn 29,4 m . Hỏi trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu mét?.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nêu lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- 3 em chữa bảng.
- HS đọc bài, phân tích bài và tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài
 a) 3 : 8 = 0,375 ( tức 37,5%)
 b) Số nước mắm laọi hai là:
 8- 3 = 5 ( l)
Tỉ số phần trăm giữa số l mắm loại 1 và loại hai là:
 3 : 5 = 0,6 ( 60%)
HS đọc kĩ đề phân tích đề và tìm cách giải.
- Đại diện chữa bài.
- 29,4 m so với chiều dài ban đầu thì chiếm : 100% - 2% = 98%
Trước khi giặt chiều dài tấm vải là: 29,4 : 98 x 100 = 30m
Tự học
I. Mục Đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức về toán, tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT TV.
GV: Đánh giá kết quả học tiếng việt.
III- Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn tập đọc: HS luyện đọc diễn cảm bài và học thuộc lòng bài: Ca dao về sản xuất lao động.
 Dựa vào nội dung bài ca dao đánh dấu x trước các chi tiết.
1. Thể hiện nỗi vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất.
a) Cày đồng đang buổi ban trưa; mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
b) Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
c) Bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
d. Trông nhiều bề . trông trời trông đất, ...
2.Thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân.
a) Công lênh chẳng quản bao lâu/ Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
b. Trông cho chân cứng đá mềm.
c, Trời mưa nắng phải thì.
- HS thi đọc trong nhóm sau đó đọc trước lớp.
- HS lựa chọn ý đúng.
 2.Mở rộng nâng cao kiến thức bài học
Môn toán:
Bài 1. Viết các phân số sau đây thành tỉ số phần trăm.
a) b) c) 
- Củng cố lại cách viết một phân số thành tỉ số phần trăm.
Bài 2: Lớp 5a có 30 HS trong đó có 40% là HS nữ. Hãy tính:
a) Số HS nữ của lớp 5a.
b) Tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và nam của lớp đó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những em tích cực học tập.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Hs tự hoàn thành bài.
- HS đọc đề bài phân tích bài và tự làm bài.
- đại diện chữa bài.
Soạn 24 / 12 Chiều thứ 6 ngày 29 tháng 12 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Nhận biết được từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa; từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho.Bước đầu biết giải thích lí do chọn từ trong văn bản.
2. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo từ( từ đơn; từ phức; các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa; từ nhiều nghĩa; từ đồng âm.
3. Thái độ. HS chủ động ôn tập và lĩnh hội kiến thức, sử dụng đúng các từ và cấu tạo từ đã học.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học .
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với Nhân hậu
.2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.Trong hai câu thơ sau, các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch chéo. Hãy xếp các từ đó vào bảng phân loại theo cấu tạo.
 Gió / lên / vườn / cải / tốt tươi
lá / xanh/ như/ mảnh/ mây /trời / lao xao.
Từ đơn
từ phức
Từ ghép Từ láy
Bài 2: Nối các nhóm từ ngữ ghi ở cột bên trái với ô chữ chỉ quan hệ của chúng.
1) xe đạp, xe điếu , xe chỉ. a) Từ đồng nghĩa. 
2) tròn trặn, tròn trĩnh, tròn xoe. b) từ đồng âm.
3) ăn cơm, ăn dầu, ăn ảnh. c) Từ nhiều nghĩa. 
- Y/c HS nhắc lại các khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa. 
bài 3: Ghi lại các từ có tiếng tươi.
a) 3 từ ghép phân loại.
b) 3 từ láy 
c) 5 từ ghép tổng hợp.
- GV và HS cùng chữa bài.
a) Hoa tươi, sữa tươi, đỏ tươi.
b) tươi tươi; tươi tắn, tươi tỉnh.
c) xanh tươi, tươi sáng, tươi đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại kiến thức vừa ôn về từ và cấu tạo từ.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
- 3 HS nêu.
-HS đọc kĩ y/c của bài tự làm bài vào vở. Đại diện nối tiếp nhau chữa bài.
- HS trao đổi với bạn và tìm đúng các cặp từ, cặp câu trái nghĩa.- HS tự làm bài vào vở.
- HS xác định y/c của bài rồi tự làm bài vào vở.
- Đại diện 2 nhóm làm vào bảng phụ để chữa bài.
( 1 với b ; 2 với a ; 3 với c 0
- 2, 3 em nhắc lại.
- HS tự hoàn thành y/c của bài.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Mở rộng kiến thức về luyện từ và câu và toán.
- Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
- GV thu chấm chữa bài.
- Củng cố về hình tam giác.
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở bài tập tiếng việt.
- Củng cố về các kiểu câu.
 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
* Môn Luyện từ và câu.
Bài 1: Danh từ trừu tượng.
Cô giáo: Jen, danh từ trừu tượng là gì?
Jen : Thưa cô, em không biết ạ.
Cô giáo: Ôi, không thể thế được ! Danh từ trừu tượng là tên một vật em có thể nghĩ được mà không thể sờ mó được. Nào, giờ thì hãy cho cô một ví dụ xem.
Jen ( nhanh nhảu ) Thưa cô, cái que cời lửa nung đỏ ạ.
 Em hãy đọc mẩu chuyện vui trên và chỉ ra:
a) Câu kể.
b) Câu hỏi.
c) Câu khiến.
d) Câu cảm.
- Y/c HS nhắc lại các kiến thức về câu chia theo mục đích giao tiếp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại các kiểu câu chia theo mục đích nói.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
- HS tự làm bài tập vào vở.
bài tập theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc kĩ y/c rồi làm bài, - Đại diện chữa bài.lớp nhận xét bổ sung.
- HS đọc kĩ y/c của bài và làm làm bài vào vở.

File đính kèm:

  • docB2 TUAN 17.doc
Giáo án liên quan