Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.

- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng một đoạn thư .

HS yếu đọc chậm, không vấp, không lặp lại.về nhà HTL.

2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy bức thư

Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.

Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác với thiếu nhi VN.

3. Thái độ: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt

II. CHUẨN BỊ:

 

doc262 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u chuyện sau khi kể xong.
 Lớp trao đổi, tranh luận 
 Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể. 
* Hoạt động 3: (5’) Củng cố
Hoạt động nhóm đôi, lớp; Phương pháp: Động não, đàm thoại 
- Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong giờ học. 
-Hỏi: Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? 
- Thảo luận nhóm đôi. Đại diện trả lời. Nhận xét, bổ sung . Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- 5. Tổng kết - dặn dò: (1’) 
- Tập kể chuyện cho người thân nghe. 
- Chuẩn bị: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
- Nhận xét tiết học./.
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
Tiết 16 : TẬP LÀM VĂN	 
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI – KẾT BÀI
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh ( qua các đoạn tả con đường).
2. Kĩ năng: Luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu mến cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bài soạn
+ HS: SGK, vở BT
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’) Hát 
2. Bài cũ: (5’)2, 3 học sinh đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại. Giáo viên nhận xét , cho điểm một số bài đạt.
3. Giới thiệu bài mới: (1’) Để giúp các em củng cố kiến thức về đoạn mở bài , kết bài trong văn tả cảnh, biết viết kiểu mở bài kết bài cho bài văn tả cảnh.. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường).
Hoạt động lớp; Phương pháp: Đàm thoại, phân tích.
Bài 1: Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
 HS nh ắc lại ki ến th ức về hai kiểu mở bài đã học.
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc( bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện( hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả).
Học sinh đọc thầm đoạn văn và nêu nhận xét: 
 + a: Mở bài trực tiếp - Giới thiệu ngay con đường sẽ tả.
 + b: Mở bài gián tiếp- Nêu kỷ niệm đối với quê hương, sau đó giới thiệu con đường thân thiết.
 Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu – Nối tiếp đọc. 
HS nhắc lại cách kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục luôn, không bình luận gì thêm. 
Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn, thảo luận nhóm 2 nêu cách kết bài.
Học sinh so sánh nét khác và giống của 2 đoạn kết bài.
Dự kiến:
Giống nhau: Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
Khác nhau: Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
Kết bài mở rộng : Vừa nêu tình cảm đối với con đường vừa ca ngợi công ơn của các cô chú công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
v	Hoạt động 2: (13 ’) Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
Hoạt động lớp; Phương pháp: Thực hành.
 * Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập, chọn cảnh
Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng 
Từ nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng giới thiệu cảnh đẹp địa phương.
Từ một đặc điểm đặc sắc nhất để giới thiệu cảnh đẹp sẽ tả.
Từ cảm xúc về kỉ niệm giới thiệu cảnh sẽ tả Kết bài theo dạng mở rộng.
Đi lại ý của mở bài để đi nêu cảm xúc, ý nghĩ riêng. 
Học sinh làm bài. GV gợi mở, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Học sinh lần lượt đọc đoạn Mở bài, kết bài. Cả lớp nhận xét.
+ Cách mở bài gián tiếp.
+ Kết bài mở rộng.
Học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 3: (4’) Củng cố. 
Hoạt động lớp; Phương pháp: thảo luận .
Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
Giới thiệu HS nhiều đoạn văn giúp HS nhận biết: Mở bài gián tiếp - Kết bài mở rộng.
5. Tổng kết - dặn dò: (1’) 
Viết bài vào vở.
Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”.
Nhận xét tiết học./.
RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 9
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. Mục tiêu: 
 1. Kĩ năng: Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm toàn bài; Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng ôn tồn, rành rẽ, chân tình giàu sức thuyết phục của thầy giáo. HS yếu bước đầu đọc diễn cảm thể hiện giọng nhân vật.
 2. Kiến thức: Phân biệt tranh luận, phân giải; Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
3. Thái độ: Yêu quý người lao động.	
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi những câu văn luyện đọc ở đoạn cuối.
+ HS: SGK. 
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’) Hát 
2. Bài cũ: (4’) Giáo viên cho HS bốc thăm số hiệu chọn em may mắn, em đó được quyền gọi bạn đọc thuộc lòng những câu văn màbạn thích trong bài “Trước cổng trời”, trả lời câu hỏi về bài đọc. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: (1’) HS quan sát tranh SGK nêu nội dung .
GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề mà rất nhiều HS từng tranh cãi,õ các em hãy đọc bài“ Cái gì quý nhất ?” để biết ý kiến tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam và sự phân giải của thầy giáo.
4. Phát triển các hoạt động: (33’) 
v	Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp. Phương pháp: Luyện tập.
1 HS khá đọc toàn bài. GV hướng dẫn HS chia bài làm 3 phần:
Phần 1: Gồm đoạn 1 và đoạn 2, từ đầu đến… sống được không?
Phần 2:Tiếp đến …phân giải. Phần 3: Còn lại.
Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng phần của bài vài lượt. GV chú ý sửa lỗi đọc cho HS.
Yêu cầu HS đọc nối tiếp 3 phần của bài .GV yêu cầu HS giải nghĩa từ theo chú giải. GV giải nghĩa thêm nếu HS hỏi.
HS luyện đọc phân vai theo nhóm 5, 1 nhóm đọc trước lớp.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Hoạt động cá nhân, lớp; Phương pháp: Thảo luận nhóm, giảng giải
HS đọc lướt đoạn 1, 2 trả lời câu hỏi:
Câu 1 : Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì? HS trả lời.
(Giáo viên ghi bảng)
Hùng : quý nhất là lúa gạo.
Quý : quý nhất là vàng.
Nam : quý nhất là thì giờ.
Câu 2 :Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
HS trả lời, GV ghi thêm vào nội dung trên bảng các ý:( nuôi sống con người; Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo; có thì giờ mới làm ra được lúa gạo vàng bạc.)
Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi:
Thầy giáo đã phân giải như thế nào?
+ Câu 3 : Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
* Hoạt động 3: (9’) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Hoạt động nhóm, lớp; Phương pháp: đàm thoại, luyện tập thực hành.
5HS đọc phân vai trước lớp, GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc thích hợp đúng giọng từng nhân vật: Giọng 3 bạn sôi nổi tranh luận, lời giảng ôn tồn, chân tình giàu sức thuyết phục củathầy giáo.
Giáo viên đưa bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm đoạn “Ai làm ra lúa gạo … mà thôi”.
HS luyện đọc theo nhóm2.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp, nhận xét tuyên dương HS.
HS xem lại tranh SGK nêu nội dung bài.
GV chốt :Ba bạn Hùng, Quý và Nam tranh luận cái gì quý nhất, nhờ thầy giáo phân giải ba bạn hiểu ra rằng người lao động là quý nhất.
Hoạt động 4: (4’) Củng cố, liên hệ.
Hoạt động lớp. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
HS đọc lại nội dung của bài
Liên hệ: GV hỏi :Còn em, em cho rằng cái gì là quý nhất? HS nêu, tranh luận..
5. Tổng kết - dặn dò: (1’) 
Nhận xét tiết học./
- Dặn dò: Xem lại bài + luyện đọc diễn cảm. Ghi nhớ cách nêu lí lẽ thuyết phục người khác khi tranh luận để thực hành thuyết trình tranh luận trong tiết TLV tới.
 Chuẩn bị bài: “ Đất Cà Mau ./. 
RÚT KINH NGHIỆM 
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
Tiết 9 CHÍNH TẢ( nhớ viết).
Tiếng đàn ba-la- lai ca trên sông Đà.
 I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nhớ và viết đúng bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông đà”.
2. Kĩ năng: Trình bày đúng thể thơ và dòng thơ theo thể thơ tự do. Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu l/ n hoặc âm cuối n/ ng dễ lẫn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a.b SGK/86.Bảng phụ cho nhóm làm bài tập. 
+ HS: vở bài tập.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Bài cũ: (4’) 2 nhóm học sinh thi viết tiếp sức đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng chứa vầ uyên, uyêt. Đại diện nhóm viết bảng lớp.
Lớp nhận xét.ø GV nhận xét tuyên dương các nhóm.
1, 2 học sinh đọc

File đính kèm:

  • docTIENG VIET LOP 5 SOANG NGANG.doc
Giáo án liên quan