Giáo án lớp 5 môn tiếng Việt - Tuần 1
I .MỤC TIÊU:
1- KT: Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
2-KN: Hiểu nội dung bức thư :Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn : “Sau 80 năm công học tập của các em.”. (Trả lời được các CH 1,2,3). HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
3-GD: Làm theo lời dạy của Bác Hồ: Siêng năng học tập để lớn lên xây dựng đất nước.
* GD TTĐĐ HCM (Toàn phần) : Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm GD trẻ em học tập để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc lòng.
2- HS: SGK
phải biết nhớ quê hương . Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi nữa là . -Ông tôi sống ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi . Ông bảo “ Lá rụng về cội , ông muốn về chết nới quê cha đất tổ” . -Đi đâu chỉ vài ba ngày , bố tôi đã thấy nhớ nhà muốn về . Bố thường bảo “ Trâu bảy năm còn nhớ chuồng . Con người nhớ tổ ấm của mình là phải”, Bài tập 3 -Đọc yêu cầu . Nhắc Hs hiểu đúng yêu cầu đề bài . Nhắc Hs : có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không coí trong bài ; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa . -Khen ngợi những Hs viết đoạn văn hay , dùng từ đúng chỗ . -Chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành đọan văn miêu tả . Gợi ý : Trong các sắc màu , màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu của lộng lẫy , gây ấn tượng nhất . Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim , màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc , màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên . Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn , màu đỏ rực của bếp lửa , màu đỏ tía của đóa hoa mào gà , màu đỏ au trên những đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh , xinh đẹp . -Làm việc cá nhân vào VBT . -Từng Hs nối tiếp nhau đoc đoạn văn đã viết . -Cả lớp nhận xét . 3.Củng cố , dặn dò -Nhận xét tiết học . -Yêu cầu những Hs viết đoạn văn BT3 chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh . Chuẩn bị: Từ trái nghĩa *RKN: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TIẾT :6 MÔN:TẬP LÀM VĂN BÀI:LUYỆN TẬP: TẢ CẢNH I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và biết chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1 . Dưa vào dàn ý bài văn tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn miêu tả có chi tiết và hình ảnh hợp lý( BT2) . HS khá giỏi biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở BT1 và chuyển 1 phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động. II-CHUẨN BỊ: - VBT Tiếng Việt 5 , tập một - Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa . - Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng Hs trong lớp . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A-KIỂM TRA BÀI CŨ - Chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa . B-DẠY BÀI MỚI 1-Giới thiệu bài : Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 2-Hướng dẫn Hs luyện tập . Bài tập 1 : -Chú ý yêu cầu đề tài : Tả quang cảng sau cơn mưa . Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay . Đoạn 2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa . Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa . Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa . -Đọc nội dung BT1 . -Cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn . -Mỗi Hs hoàn chỉnh một trong hai đoạn ( trong số 4 đoạn đã cho ) bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu . . . . -Làm vào vở . -Cả lớp nhận xét . Đoạn 1 : Lộp độp, lộp độp ….tạnh hẳn . Đoạn 2 : Ánh nắng …. khoái chí lắm . Đoạn 3 : Sau cơn mưa …. tỏa hương . Đoạn 4 : Con đường … nhịp chân nhảy . Bài tập 2 -Cho HS nêu yêu cầu và giao việc. -Gv nhận xét . -Đọc yêu cầu BT -Cả lớp làm bài . 3-Củng cố , dặn dò -Gv nhận xét giờ học . -Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa . -Chuẩn bị bài sau : lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả trường học . *RKN: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… TUẦN 4 Tập đọc: ( tiết 7) NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). - Giáo dục HS yêu hoà bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - Lần lượt 6 học sinh đọc phân vai đoạn kịch (Phần 2). - 6 HS phân vai đọc. - Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch. - Học sinh trả lời. - HS nhận xét. 2. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: - Nêu chủ điểm. - GV giới thiệu chủ điểm và bài học. - Nhắc lại, ghi bài. * Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài: - Luyện đọc : - HS đọc thầm bài. - GV chia bài theo 4 đoạn như SGK. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Lần lượt 4 HS. + Lần 1: Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu. + Lần 2: Giảng từ ngữ SGK. - Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm. - HS nêu nghĩa. - Giáo viên cho HS đọc thầm theo cặp. - Học sinh đọc thầm cặp. - Giáo viên đọc mẫu 1 lần. - 1 HS đọc toàn bài. - Tìm hiểu bài: - GV y/c HS đọc thầm đoạn 1, 2. + Năm 1945 nước Mĩ quyết định điều gì? +Sau khi ném 2 quả bom đã gây ra những hậu quả gì? - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Ném 2 quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. - Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người và có gần 100 000 người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. - Y/C HS đọc thầm đoạn 3. + Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? - … Lúc 2 tuổi. + Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào? - HS nêu ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. - Y/C HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3a, 3b. + Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô? - …gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy +Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? - HS nêu ý kiến, nhận xét. + Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì? - Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Giáo viên chốt các ý trên. + Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? - HS chú ý. - Câu chuyện muốn nói với em điều gì? - HS nêu. - GV chốt lại. - Vài em nhắc lại. - Đọc diễn cảm: - Treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu. - 4 em đọc nối tiếp bài. - Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng. - HS đọc thầm. - 4 em đại diện 4 tổ thi đọc diễn cảm. - HS nhận xét, chọn giọng đọc hay nhất. -> GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố: - Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn. Giáo viên nhận xét - Tuyên dương . 4. Dặn dò: - Chuẩn bị :"Bài ca về trái đất" . - Nhận xét tiết học . *RKN: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Chính tả (Nghe- viết): ( Tiết 4) ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. MỤC TIÊU: - Viết đúng bài CT, trình bài đúng hình thức bài văn xuôi. - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê ( BT2, 3 ). - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mô hình cấu tạo tiếng, phiếu to cho HS làm bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: - GV dán 2 mô hình tiếng lên bảng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình . - 1 học sinh đọc từng tiếng - Lớp đọc thầm . - Học sinh làm nháp . Giáo viên nhận xét - cho điểm. - Lớp nhận xét . 2. Bài mới: -HS nhắc lại ghi bài vào vở. a. Hướng dẫn HS nghe viết: - Giáo viên đọc toàn bài chính tả trong SGK. -Học sinh đọc thầm bài chính tả. - HS nói nội dung bài viết. - Giáo viên lưu ý cách viết tên riêng người nước ngoài và những tiếng, từ mình dễ viết sai - Giáo viên đọc từ, tiếng khó cho học sinh viết . - GV đọc lần 2 bài chính tả. - Học sinh gạch dưới từ kho. - Học sinh viết bảng con. - HS khá giỏi đọc bài - đọc từ khó, từ phiên âm: Phrăng Đơ-bô-en, Pháp Việt Phan Lăng, dụ dỗ, tra tấn . - HS chú ý đọc thầm. - Giáo viên đọc cho HS viết. - Học sinh viết bài. - Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả một lựơt. - GV chấm vài bài, nhận xét. - Học sinh dò lại bài. - HS đổi vở cho nhau sửa lỗi. - HS chữa bài vào vở. b. Luyện tập : Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2. - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm . - Học sinh làm bài vào vở. -1 HS làm bài vào phiếu to. Giáo viên chốt lại. - 2 HS phân tích,nêu rõ sự giống và khác nhau. Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3. - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên chốt quy tắc . - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh nêu miệng và giải thích quy tắc đánh dấu thanh ở các từ này. - HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh. 3.Củng cố: - Phát phiếu có ghi các tiếng: đĩa, hồng, xã hội, củng cố (không ghi dấu). - Học sinh thảo luận điền dấu thích hợp vào đúng vị trí. GV nhận xét - Tuyên dương. 4. Dặn dò: - Chuẩn bị : Một chuyên gia máy xúc. - Nhận xét tiết học. *RKN: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Luyện từ và câu: ( Tiết 7) TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU: - Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( ND ghi nhớ ). - Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ ( BT1 ); biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2, 3 ). - HS khá giỏi : Đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT3. - HS có ý thức trong việc dùng từ trái nghĩa. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Các phiếu to cho HS làm bài 2, bảng phụ bài 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: Luyện tập về từ đồng nghĩa. - GV kiểm tra 1 số em chưa làm xong về nhà hoàn chỉnh. - Học sinh vài em đọc lại bài. Giáo viên nhận xét, cho điểm . - Lớp nhận xét . 2. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Ghi bảng. - HS nhắc lại, ghi bài vào vở. a. Nhận xét: Bài 1: Giáo viên theo dõi và chốt: + Chính nghĩa: đúng với đạo lí + Phi nghĩa: trái với đạo lí à “Phi nghĩa” và “chính nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau à từ trái nghĩa. - HS đọc phần 1. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm trong câu. - Bài 2: - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu. - GV giải thích câu tục ngữ. - Học sinh nêu (chết # sống) (vinh # nhục). - Cả lớp nhận xét. Giáo viên chốt: +Từ trái nghĩa đặt cạnh nhau sẽ làm nổi bật những gì đối lập nhau ? - … 2 ý tương phản của cặp từ trái nghĩa làm nổi bật quan niệm sống rất khí khái của con người VN. * Rút ghi nhớ: + Thế nào là từ trái nghĩa ? - HS trả lời. + Tác dụng của từ trái nghĩa ? - HS trình bày 2 ý tạo nên ghi nhớ . - 1 em nêu lại ghi nhớ. b. Luyện tập : - Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh sửa bài (Nêu miệng). Giáo viên chốt . - HS nhận xét. Bài 2: - Học sinh đọc đề bài.
File đính kèm:
- tieng viet 5.doc