Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tiết 2

 

I. MỤC TIÊU

Hoàn thành bài này HS biết

- Biết tác giả của bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

- Biết hát theo giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.

- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

GV chuẩn bị:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Âm nhạc - Tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MINH HỌA HĐGD ÂM NHẠC LỚP 5: Thiết kế: Đỗ Hoàng Tùng
	 	TIẾT 2
HỌC HÁT: BÀI REO VANG BÌNH MINH. 
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
I. MỤC TIÊU
Hoàn thành bài này HS biết
- Biết tác giả của bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV chuẩn bị: 
	- Nhạc cụ đệm hát quen dùng Phách, song loan, ...
	- Tranh minh họa cho bài hát “Reo vang bình minh”
	- Chép lời ca vào bảng phụ
	- Máy nghe, băng đĩa...
	- Đệm đàn, hát chuẩn bài hát (GV chuyên nhạc)
HV chuẩn bị:
- SGK Âm nhạc 5 
	- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan, ...
III. TIẾN TRÌNH
1. Khởi động: 
	- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm )
	- Ban văn nghệ điều khiển khởi động Cùng nhau hát một bài hát đã học ....(có thể là Bài ca đi học.)...
	- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
	- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa)
- Đàm thoại : “Bài hát do ai sáng tác? .... Nội dung bài hát nói về điều gì?”
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh nội dung “Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng” 
3. Học hát
- Đọc lời ca của bài hát:
 Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang rừng xanh, vang đồng! La bao la, tươi xanh tươi, ánh sáng tưng bừng hoa lá. Cây rung cây, hoa đua hoa. Khắp nơi bình minh rắc gieo hương nồng. Gió đón gió, sáng chiếu sáng. Bình minh sáng ngập hồn ta.
 Líu líu lo lo! Ta ca hát say sưa. Hát lên chào mừng trời xuân luôn luôn tươi sáng. 
 La la la la ! Ta ca hát say sưa. Hát lên chào mừng bình minh sáng muôn năm.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp) 
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu)
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ có dấu luyến khi hát.
- Tập lấy hơi thể hiện sắc thái và tình cảm bài hát theo các câu hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm)
đệm theo phách	Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang rừng xanh,..... 
	 X X X X X X X XX 
đệm theo nhịp Reo vang reo! Ca vang ca! Cất tiếng hát vang rừng xanh, ..... 
 	 X X X X 
- Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ (nhóm HS tự biên)
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển Các nhóm trình bày bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca.....có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa , thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất)
Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Từ nào dưới đây xuất hiện nhiều nhất trong lời bài hát “Reo vang bình minh” 	 	 Bình minh c Sáng c Reo c Ca c 
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình
 Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt 
Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
Lưu ý: 
HĐCB và HĐTH trong hoạt động giáo dục Âm nhạc thường đan xen nên GV vận dụng sáng tạo linh hoạt tùy khả năng.
Sáng tạo trong đánh giá.
Có thể GV nêu mục tiêu vì trong Âm nhạc 5 không có mục tiêu.
GV quan sát, kích thích, nhắc nhở, hỗ trợ trong hoạt động nhóm.
Có thể Không nhất thiết phải chép lời lên bảng vì trong SGK đã đầy đủ
Lô gô
.....
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) quê ở huyện Ô Môn (Cần Thơ) là một trong các nhạc sĩ nổi tiếng ở nước ta. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho nền âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt đối với thiếu nhi, Ông đã sáng tác rất nhiều bài hát như: Múa vui, thiếu nhi thế giới liên hoan, Reo vang bình minh…

File đính kèm:

  • docBai soan am nhac 5 theo mo hinh VNEN.doc
Giáo án liên quan