Giáo án lớp 5 học kỳ I - Tuần 23 trường Tiểu học Bồng Sơn năm học 2013 - 2014

I– Mục tiêu : Giúp HS :

- Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.

- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.

- Đọc, viết đúng các số đo thể tích, thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo.

- Vận dụng để giải toán có liên quan.

 II- Đồ dùng dạy học :

 - Hình vẽ như SGK , bảng phụ.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 học kỳ I - Tuần 23 trường Tiểu học Bồng Sơn năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óp phần giữ gìn trật tự an ninh .
II - Đồ dùng dạy học : 
-Viết mẫu cấu tạo 3 phần của 1 chưng trình hoạt động vào bảng phụ.
III - Hoạt động dạy và học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
12’
20’
2’
1- Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ : 
+Nêu tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ ?.
3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :Trực tiếp –Ghi đề.
b-HD HS lập chương trình hoạt động:
* Tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
-Cho HS đọc đề bài và gợi ý SGK .
-Cho cả lớp đọc thầm lại đề bài và suy nghĩ lựa chọn trong 5 hoạt động để lập chương trình .
+Lưu ý HS :
-Đây là những hoạt động do BCH liên đội của trường tổ chức . Khi lập 1 chương trình hoạt động em cần tưởng tượng mình là 1 chi đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội .
- Khi chọn hoạt động để lập chương trình, nên chọn hoạt động em đã biết , đã tham gia .
-Cho HS nêu hoạt động mình chọn .
-Mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của 1 chương trình hoạt động .
* HS lập chương trình hoạt động :
-Cho HS làm bài vào vở, phát giấy cho 4 HS lập CTHĐ khác nhau .
-Cho HS trình bày kết quả .
-Nhận xét.
-Cho HS tự sửa chữa lại CTHĐ của mình.
-Mời 1HS đọc lại CTHĐ sau khi sửa chữa 
4- Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà hoàn thiện CTHĐ của mình viết vào vở .
-2 HS nêu .
-HS lắng nghe.
-1HS đọc yêu cầu và gợi ý SGK , cả lớp đọc thầm .
-Cả lớp đọc thầm đề bài, chọn đề 
-HS lắng nghe.
-HS nêu .
-HS theo dõi bảng phụ .
-HS làm việc cá nhân .
-4 HS được chọn làm vào giấy khổ to.
- Trình bày kết quả.
-HS nhận xét .
-HS lần lượt đọc bài làm của mình 
-HS tự sửa chữa bài của mình .
-1 HS đọc lại .
-HS lắng nghe .
& RÚT KINH NGHIỆM:
Toán :
THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I– Mục tiêu :
- HS hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước.
- Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học :
Hình vẽ như SGK , bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
28’
3’
1- Ổn định lớp : 
2- Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS3 trả lời:
+Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt? Là những mặt nào?
+ Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước ? Là những kích thước nào?
+ Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh? Bao nhiêu đỉnh?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài : Trực tiếp –Ghi đề.
B– Hoạt động : 
 * Hình thành công thức và quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
 Ví dụ :- Gọi 1 HS đọc ví dụ ở SGK .
- Cho HS quan sát các hình trong SGK.
- Cho HS quan sát kĩ hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 vào đủ 1 lớp trong hình hộp và đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu lập phương 1 cm3.
 - Ghi theo kết quả đếm của HS : 
Mỗi lớp có : 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1 cm 3 ) 
+ Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp ?
- Gọi 1 HS khác lên đếm.
+Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp 
 -Ghi theo kết quả trả lời:
Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương).
Kết luận: Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là: 20 x 16 x 10 = 3200 (cm3).
-Gọi HS nhắc lại.
Quy tắc
- Ghi to lên bảng:
20 x 16 x 10 = 3200
c. dài x c. rộng x c. cao = thể tích
-Giải thích: 20 là chiều dài, 16 là chiều rộng, 10 là chiều cao, 3200 là thể tích.
+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
- Kết luận như quy tắc SGK ( tr.121).
- Gọi vài HS đọc quy tắc.
- Ghi bảng: Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có: V= a xb x c
( a, b, c là 3 kích thước (cùng đơn vị đo) của hình hộp chữ nhật).
 * : Thực hành :
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm bài vào vở; gọi 3 HS lên bảng làm.
- Quan sát giúp HS yếu giải thích kết quả.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm và tìm cách chia hình hộp chữ nhật và xác định các kích thước của hình mới.
- Gọi các nhóm trình bày cách chia hình.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét sửa chữa .
+Nêu tính chất về thể tích của một hình ?
Bài 3:-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS nhận xét lượng nước trong bể trước và sau khi bỏ hòn đá.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở.
-Đánh giá.
4- Củng cố, dặn dò:	
+ Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
+Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
- Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài :Thể tích hình lập phương
-3 HS lên bảng trả lời. 
-HS nghe .
-HS nghe.
-1HS đọc.
-HS quan sát.
-HS quan sát, đếm và trả lời: 1 lớp gồm 16 hàng, mỗi hàng 20 hình lập phương 1cm3 . Vậy mỗi lớp có: 20 x 16 = 320 (hình lập phương 1 cm 3 ) 
-HS lên chỉ theo cột các hình lập phương trong mô hình và đếm trả lời: 10 lớp.
+Cần 320 x 10 = 3200 (hình lập phương).
HS nhắc lại.
HS theo dõi.
- HS nghe .
- HS nhìn vào cách làm trả lời.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc. 
- HS ghi vở.
-HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét - HS chữa bài.
- HS đọc đề bài và quan sát hình vẽ ở SGK (tr, 115).
- HS cùng thảo luận để tìm cách giải quyết.
- HS trình bày cách chia hình.
- HS chọn 1 trong 2 cách làm; cách còn lại về nhà làm.
- HS nhận xét.
+ Thể tích một hình bằng tổng thể tích của các hình tạo thành nó.
- HS đọc đề bài.
+Lượng nước sau khi bỏ hòn đá vào bể tăng lên mặc dù lượng nước không đổi.
- HS làm bài.
-2HS nêu.
-Lắng nghe.
& RÚT KINH NGHIỆM:
Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I-Mục tiêu :
	-Kiến thức : Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến .
 -Kĩ năng: Biết tạo ra các câu ghép mới ( thể hiện quan hệ tăng tiến ) bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, thay đổi vị trí các vế câu .
-Thái độ: Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
II-Đồ dùng dạy học :
	-Bảng phụ ghi câu ghép ở BT1 .
III-Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
1’
10’
 20’
 2’
1-Ổn định lớp:
2-Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 tiết mở rộng vốn từ : Trật tự - an ninh .
-Nhận xét + ghi điểm .
3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :Trực tiếp –Ghi đề.
b- Hình thành khái niệm :
*Phần nhận xét :
Bài tâïp 1 -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
-Gọi 1HS lên bảng làm bài tập.
-Gọi HS khác phát biểu ý kiến.
- Chốt ý đúng : Có 2 vế câu tạo thành :
+ Vế 1 :Chẳng những Hồng chăm học 
+Vế 2 : mà bạn ấy còn rất chăm làm .
Bài tập 2 :-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hướng dẫn HS làm BT2.
-Cho HS làm bài cá nhân vào vở bài tập.
-Gọi HS trình bày kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Chốt ý đúng.
* Phần ghi nhớ :
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
c- Phần luyện tập :
*Bài 1 :-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1 .
-Nhắc HS chú ý : 
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến .
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó .
-Nhận xét chốt ý đúng:
+Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
*Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho 3 HS lên bảng thi làm bài.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn.
-Nhận xét , chốt ý đúng :
a/ Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh .
b/ Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam .
c/ Ngày nay trên đất nước ta , không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự , an ninh mà mỗi người dân đều có một trách nhiệm .
4- Củng cố , dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục củng cố , ghi nhớ các kiến thức .
-HS làm lại các BT 2, 3 tiết mở rộng vốn từ :Trật tự - an ninh .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc yêu cầu BT1, lớp đọc thầm , phân tích cấu tạo của câu ghép đã cho .
-HS phát biểu ý kiến , lên bảng phân tích cấu tạo của câu ghép .
-1HS đọc y/c BT2, lớp đọc thầm. 
- Làm bài tập vào vở.
-HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
-2 HS đọc phần ghi nhớ SGK .
-Nhiều HS nhắc lại không cần nhìn sách .
-1HS đọc yêu cầu BT1, lớp đọc thầm (đọc mẩu chuyện vui: Người lái xe đãng trí)
-Làm bài theo cặp .
-2HS lên bảng xác định cấu tạo câu .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc y/c BT2, lớp đọc thầm .
-HS phát biểu ý kiến.
-HS lắng nghe .
& RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ năm ngày 13 tháng 2 năm 2014
Khoa học :
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN 
I – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin , bóng đèn , dây điện . 
 - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện .
II – Đồ dùng dạy học :
 - Bóng đèn điện hỏng có tháo đuôi ( có thể nhìn thấy rõ hai đầu dây ) .
 - Hình trang 94, 95, 97 SGK.	
 HS : Chuẩn bị theo nhóm : Một cục pin , dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa , bóng đèn pin, một số đồ vật bằng kim loại & một số đồ vật khác bằng nhựa , cao su , sứ .
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên

File đính kèm:

  • docTUAN 23.doc
Giáo án liên quan