Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2013

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. HS khá, giỏi thi đọc diễn cảm đoạn 1.

- Hiểu các từ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.

- Giáo dục HS phấn đấu học hành để đáp lại tình cảm của anh chiến sĩ.

II. Thiết bị dạy - học:

- GV : Bảng phụ chép đoạn 1 luyện đọc.

 

docx5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 7 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
Tiếng Việt+
Tiết 13: Luyện đọc: Trung thu độc lập
I. Mục tiêu: 
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. HS khá, giỏi thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Hiểu các từ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.
- Giáo dục HS phấn đấu học hành để đáp lại tình cảm của anh chiến sĩ.
II. Thiết bị dạy - học:
- GV : Bảng phụ chép đoạn 1 luyện đọc.
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài học:
a. Luyện đọc:
- GV nghe, sửa sai .
- HS nêu lại các đoạn đã chia.
- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn 
- 1 -2 HS đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
- Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
* Nêu nội dung bài 
HS: Phát biểu ý kiến.
- HS nêu nội dung
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Treo bảng phụ, GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS khá, giỏi thi đọc
- Thi đọc diễn cảm đoạn 1.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________________
Toán+
Tiết 13: Luyện tập : phép cộng, phép trừ
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Rèn kĩ năng giải toán chính xác
- GD ý thức học tập tốt .	
II. Thiết bị dạy học: 
GV: bảng phụ, phiếu ht
HS : Vở BTT
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong bài
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu - ghi đầu bài:
* Bài 1(37):Tính rồi thử lại.
GV ghi bảng: 
+
 38726
40954
 _
HS: Lên bảng tính kết quả
+
 38726
40954
79680
- GV hướng dẫn HS thử lại, lấy tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được số hạng còn lại thì phép cộng đúng. 
Thử lại:
79680
40954
38726
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
HS: Nêu cách thử lại.
- Phần b,c,d cho HS tự làm vào phiếu HT
- GV gọi HS nhận xét rồi chữa bài.
-HS làm bài vào phiếu
-3 em lên bảng chữa. 
-Đổi chéo phiếu chấm bài.
* Bài 2(37): 
BT cho biết gì?
BT hỏi gì?
GV chấm bài. 
GV khen những em làm bài tốt
HS: Đọc yêu cầu.
Trả lời để tìm hiểu bài.
-Cả lớp làm vào vở.1 bạn làm vào bảng phụ.
-Treo bảng phụ .Nhận xét bài.
Bài giải:
Giờ thứ hai ô tô chạy được số mét là:
42640 – 6280 = 36360 (m)
Trong hai giờ ô tô chạy được số km là:
42640 + 36360 = 79000(m)
đổi 79000 m = 79 km
Đáp số: 79 km
* Bài 3(37):
a) Vẽ theo mẫu
- 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
b) HS nêu miệng
Diện tích hình cần vẽ là: 10cm
* Bài 4(BTT):Dành cho HS khá giỏi
HS đọc đề bài rồi tự làm.GV HDHS nêu cần
Hs giải , GV chữa bài.
4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2013
 Toán+
Tiết 14: Luyện:Tính chất giao hoán của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong 1 số trường hợp đơn giản.
Bài 4 dành cho HS khá giỏi.
- GD ý thức ham học .
II. Thiết bị dạy học: 
- GV : Phiếu học tập.Một số tấm bìa cho bài 4
-HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
* Bài 1: Làm cá nhân ra phiếu.
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
- HS nêu miệng
- Nhận xét
- Đổi phiếu kiểm tra
a. 25 + 41 = 41 + 25
96 +72 = 72 + 96
68 + 14 = 14 + 68
b. a+ b = b + a
a + 0 = 0 + a = a
0 + b = b + 0= b
* Bài 2: Làm cá nhân ra nháp.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
-2 HS lên bảng
-Nhận xét.Chữa bài.
* Bài 3: HS làm vở
Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
* Bài 4: HS khá giỏi
GV chữa bài và mở rộng cho HS
Hình dáng các hình có thể khác nhau nhưng diện tích vẫn có thể bằng nhau.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
-HS nêu
-Phương án đúng là D.(a+b)x 2
HS suy nghĩ làm bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài để giờ sau học. 
Tiếng Việt +
Tiết 14: Luyện: Cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 - Viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam. HS khá, giỏi làm đầy đủ BT3 mục III.
 - Rèn ý thức viêt đẹp và viết hoa chính xác .
II. Thiết Bỵ dạy học: 
 - GV: Bản đồ có tên các quận, huyện.
 - HS : Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới: * . Giới thiệu và ghi đầu bài:
a. Phần nhận xét:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi tên đã cho gồm bao nhiêu tiếng?
- 2, 3, 4 tiếng.
+ Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào?
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết hoa.
+ Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào?
HS: Cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc phần ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
2 – 3 em lên viết bài trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở .
* Bài 2: Tương tự bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở .
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm, làm vào phiếu.
- Làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) huyện Lâm Thao,phường Gia Cẩm…
b) hội Đền hùng, đền Mẫu
- GV chữa bài, nhận xét bổ sung và cho điểm các nhóm làm đúng.
4. Hoạt động nối tiếp:- Nêu cách viết tên người và tên địa lí Việt Nam .
	 - GV nhận xét tiết học.Về nhà các em ôn bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docxTUAN 7+.docx
Giáo án liên quan