Giáo án lớp 4 - Tuần 6 năm 2010

I.MỤC TIÊU:

 1.Đọc thành tiếng.

 -Đọc đúng : An-đrây-ca, hoảng hốt, cứu nổi, nức nở, mãi sau

 -Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

2.Đọc – Hiểu.

 -Từ ngữ : dằn vặt.

 -Nội dung : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạc bài học:

 -Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 6 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG
 I. MỤC TIÊU -Giúp HS: 
 +Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
 +Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính
 +Luyện vẽ hình theo mẫu.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
 1 HS thực hiện ở bảng, lớp làm vào vở nháp
8 352 + 1 026
- 1 Hs nêu: Muốn thực hiện phép cộng trên ta làm thế nào?
- Gv kiểm tra, nhận xét rồi giới thiệu bài mới
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Củng cố kĩ năng làm tính cộng.
-GV ghi ví dụ 1 lên bảng: 48 352 + 21 026
+ Muốn thực hiện phép tính cộng ta làm như thế nào ?
+Trước hết ta đặt tính cột dọc sao cho thẳng hàng với nhau hàng đơn vị thẳng với hàng đơn vị,..
+Sau đó thực hiện cộng theo thức tự từ phải sang trái.
-GV cho HS lên bảng thực hiện và lớp làm vào nháp.
-GV cho HS nhận xét 
-GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện 
-Vậy 48 352 + 21 026 = 69 378.
-GV nhận xét sửa sai.
-GV ghi ví dụ 2 lên bảng.
 367 859 + 541 728.
-Tương tự yêu cầu HS lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện.
-Vậy 367 859 + 541 728 = 909 587
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một phép tính cộng.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1: -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
-GV cho HS thực hiện vào bảng con, 4 HS lên bảng tính và nêu cách tính.
-GV nhận xét sửa sai.
 Bài 2.(Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm dòng 3)
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, sau đó làm bài.
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở và nêu kết quả.
-GV nhận xét sửa sai.
 Bài 3.-GV cho HS đọc đề toán.
+Bài toán cho ta biết gì ?+Một huyện trồng 325 164 cây lấy gỗ và trồng được 60 830 cây ăn quả.
Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?+Huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây.
-GV yêu cầu làm vào vở, 1 HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét .
-GV nhận xét sửa sai.
Bài 4.(Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm )
-Yêu cầu HS đọc đề.
 x – 363 = 975 
+ x gọi là số gì ?
-Vậy muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ?
	-Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.
-Tương tự với số hạng chưa biết ?
	-Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS nhận xét.
 3.Củng cố- Dặn dò:
*Bài tập củng cố:
 12*58
 9*756
 *1121*
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
.....................................................
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG.
I.MỤC TIÊU:
-Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng.
-Hiểu được nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực – Tự trọng.
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “ trung” theo hai nhóm nghĩa và đạt đựoc câu với một từ trong nhóm.
-Sử dụng các từ thuộc chủ điểm để nói, viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Thẻ từ ghi : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
1/. Viết 5 danh từ chung.
2/. Viết 5 danh từ riêng.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn đã giao về nhà luyện tập sau đó nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
-Gọi HS lên bảng thực hiện ghép từ.
-GV nhận xét sửa sai.
-Thứ tự các từ điền như sau: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
-Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa tìm được.
 Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận và thi nhau
-Nhóm 1 : đưa ra từ.
-Nhóm 2 :tìm nghĩa của từ.
+HS thực hiện, đổi vai người hỏi người trả lời.
*Kết luận lời giải đúng :
+Trung thành:Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng,tổ chức hay một người nào đó.
+Trung kiên:Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.
+ Trung nghĩa:Một lòng một dạ vì việc nghĩa.
+ Trung hậu:Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.
+ Trung thực: Ngay thẳng, thật thà.
-GV nhận xét sửa sai phân thắng – bại.
Bài 3:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài 
-Gv chấm và chữa bài.
a, Trung có nghĩa là “giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm
b, Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên.
 Bài 4:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS đọc câu văn của mình. 
VD: Thiếu nhi ai cũng thích Tết trung thu.
-Nhận xét câu văn của HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Gv hệ thống lại nội dung bài
 -Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có dùng 2 trong số các từ ở bài tập 3.
........................................................
KHOA HỌC:
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I MỤC TIÊU Giúp HS:
 -Kể được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 -Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thờ.i
 -Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng. 
II.CHUẨN BỊ 
 -Tranh ảnh về một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
 -Phiếu học tập cá nhân.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi nội dung bài 11
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: 
Quan sát phát hiện bệnh 
 Cách tiến hành :
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 26 sgk và trả lời câu hỏi ;
+Người trong hình bị bệnh gì ?+Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
...bị bệnh suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
...Cô ở hình 2 trang 26 bị bệnh bướu cổ, cổ cô bị lồi to.
-Gọi HS mang tranh để lên bàn và nêu như nội dung câu hỏi trên.
 -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
 -GV nhận xét, tuyên dương ..
 * Kết luận: 
. *Hoạt động 2: 
Nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. 
 - GV phát phiếu học tập và cho HS thực hiện.
-Yêu cầu HS đọc kĩ và thực hiện trong 5 phút.
-Gọi HS chữa phiếu học tập và bổ sung.
-GV nhận xét sửa sai.
 * Hoạt động 3: 
Trò chơi : Em tập làm bác sĩ.
-GV hướng dẫn trò chơi và cho HS thực hiện.
-3 HS tham gia trò chơi :
+1 HS đóng vai người bác sĩ.
+1 HS đóng vai người bệnh.
+1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
-HS đóng vai người bệnh và người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.
-HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách phòng bệnh.
-GV quan sát nhận xét.
3.Củng cố - dặn dò:
 -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
 -Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
........................................................ 
 LỊCH SỬ:
 KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :
 - Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)
 -Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
 -Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
 -Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Hình minh họa trong sgk.
 -Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ 
-HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
-GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1 : HS hoạt động nhóm.
 Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 -GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk.
-GV giải thích khái niệm.
+Quận Giao Chỉ : 
+Thái thú : 
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm Tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 -GV Nhận xét sửa sai.
+GV kết luận : Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
*Hoạt động 2 : Làm cá nhân.
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-GV treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu : Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
-GV yêu cầu HS xem nội dung và lược đồ để
nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
-GV nhận xét và khen gợi 
*Hoạt động 3.Hoạt động cá nhân.
Kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk.
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào ?
	+Trong vòng không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?
	+Sau hơn 2 thế kỉ bị nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
+Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân?
	+Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống chống giặc ngoại xâm.
-GV chốt lại ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
*Hoạt động 4 .
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng.
-GV cho HS trình bày các mẩu truyện, thơ, bài hát về Hai Bà Trưng, trình bày về các tư liệu về các tên đường, tên phố, đền thờ Hai Bà Trưng.
-GV nêu : Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
 3. Nhận xét – Dặn dò.
-GV cho HS nêu lại nội dung bài.
-GV Nhận xét dặn dò.
-Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới.
 -------- cc õ dd --------
 Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC
BÀI 12
(GV BỘ MÔN DẠY)
.....................................................
TOÁN:
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU -Giúp HS : 
-Củng cố kĩ năng biết đặt tính và biết thực hiện phéptrừ có nhớ và không nhớ với các STN 4, 5, 6 chữ số không quá ba lượt và không liên tiếp.
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng phép tính trừ.
-Luyện vẽ hình theo mẫu.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập làm thêm ở tiết học trước. 
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ.
-GV ghi ví dụ 1 lên bảng.
 865 279 – 450 237
-Hỏi : Muốn thực hiện phép tính trừ ta làm như thế nào ?
	+Trước hết ta đặt tính 
+Sau đó thực hiện trừ theo thức tự từ phải sa

File đính kèm:

  • docTUẦN 6.doc
Giáo án liên quan