Giáo án lớp 4 - Tuần 6
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
- BT cần làm 1,2
- HS yêu thích môn toán.
II.CHUẨN BỊ:
- Biểu đồ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
ây Nguyên & các cao nguyên. - Trình bày được một số đặc điểm của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu). - Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức - Ham thích tìm hiểu các vùng đất của đất nước.. II.CHUẨN BỊ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh & tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Hoạt động cả lớp * Mục tiêu:HS chỉ được vị trí của khu vực TN trên bản đồ. Biết TN là vùng đất cao , rộng, lớn. GV chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên + Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn Nam? + Tây Nguyên có đặc điểm gì? GV yêu cầu HS lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam vị trí của khu vực Tây Nguyên & các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Mục tiêu HS trình bày được một số đặc điểm của TN. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh & tư liệu về một cao nguyên Nhóm 1: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Đắc Lắc. Nhóm 2:Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Kon Tum. Nhóm 3: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Di Linh. Nhóm 4:Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên Lâm Viên. GV nhận xét sửa chữa những lỗi sai. Thảo luận cả lớp. + Dựa vào bảng số liệu ở mục 1, xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp đến cao. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Mục tiêu: HS trình bày được những đặc điểm về khí hậu của TN + Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào? + Khí hậu ở Tây Nguyên như thế nào? + Nêu đặc điểm của từng mùa? GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Củng cố - TN có những cao nguyên nào?- Hãy trình bày khí hậu ở TN? Dặn dò: Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Tây Nguyên Ns: 27/9/2010 Nd: 29/9/2010 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I . MỤC TIÊU: - Giúp HS ôn tập, củng cố hoặc tự kiểm tra về: - Viết , đọc , so sánh được được các số từ nhiên; nêu được gia trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng thời ; đọc thông tin trên biểu đồ hình cột, giải bài toán về tìm số TB cộng. - BT cần làm 1,2 - Aùp dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập - Tính cần cù; sáng tạokhi giải toán. II. CHUẨN BỊ: - SGK, tài liệu. III. LÊN LỚP: Hoạt động : HD luyện tập Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở. GV chấm một số vở – nhận xét. Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài thảo luận theo bàn. HS trình bày trước lớp GV cùng HS sửa bài – nhận xét. Củng cố - dặn dò: -Nêu cách so sánh số tự nhiên? - Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số? GV nhận xét tiết học. Học và chuẩn bị bài: Phép cộng. TẬP ĐỌC CHỊ EM TÔI I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em.Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình. - Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. - HS biết trung thực, biết thương yêu cha mẹ II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh học bài đọc trong SGK. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1:Luyện đọc: GV gọi HS đọc và chia đoạn HS đọc tiếp nối đoạn 2 lượt +Kết hợp rèn phát âm : tặc lưỡi, yên vị, giận dữ, thủng thẳng, giả bộ, im như phỗng, cuồng phong, ráng, tỉnh ngộ. + Kết hợp giải nghĩa từ cuối bài. HS đọc theo nhóm 1 HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài: Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: + GV chia lớp thành 4 nhóm đọc thầm, và trả lời câu hỏi N1: Cô chị xin phép ba đi đâu? Cô có đi học nhóm thật không?Em đoán cô đi đâu? N2: Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy ? Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận? Đoạn 1 cho biết điều gì? Cô chị nói dối ba nhiều lần. N3:Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? + Bị chị mắng cô em làm gì? Đoạn 2 nói về điều gì? Cô em giúp chị tỉnh ngộ. N4: Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? Cô chị đã thay đổi như thế nào? Đoạn 3 nói về điều gì? Cô chị đã tỉnh ngộ. - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? Câu chuyện khuyên chúng ta không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin,sự tin tưởng, lòng quý trọng của mọi người. - Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm + GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: “Hai chị em về đến nhà …….. học cho nên người”. - GV đọc mẫu;GV cùng HS nhận xét- tuyên dương Củng cố: Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân? Nhận xét tiết học.Đọc lại bài và chuẩn bị bài “Trung thu độc lập” KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn Có ý thức rèn luyện thành người có lòng tự trọng. II. CHUẨN BỊ: Một số truyện viết về tính trung thực Bảng lớp viết đề bài Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Giới thiệu bài Tuần trước, các em đã kể những câu chuyện đã nghe – đã đọc về tính trung thực. Tuần này, các em sẽ kể những chuyện đã nghe – đã đọc về lòng tự trọng. Cô đã dặn các em chuẩn bị trước cho tiết học hôm nay – mỗi em sẽ có một câu chuyện về lòng tự trọng để kể cho các bạn nghe. (GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện + Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng tự trọng GV nhắc HS: những truyện được nêu làm ví dụ (Buổi học thể dục, Sự tích dưa hấu ……) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng tự trọng. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện. GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS: + Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?) + Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện + Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm GV lưu ý: Với những truyện khá dài mà HS không kể hết được, GV cho phép HS chỉ cần kể 1, 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện nổi bật, có ý nghĩa. Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện, các em có thể kể lại cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho bạn muợn truyện để đọc. + Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp - GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện - GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện + Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách) + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu truyện của người kể. + Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. - GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn - GV cần khen ngợi những HS kể chuyện trôi chảy vì các em nhớ được, thuộc câu chuyện (đoạn truyện) mình thích, biết kể chuyện bằng giọng kể của mình một cách diễn cảm - GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi thú vị. Nhắc nhở, hướng dẫn những HS kể chuyện chưa đạt, tiếp tục luyện tập để cô kiểm tra lại ở tiết sau. Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Lời ước dưới trăng Ns: 27/9/2010 Nd: 30/9/2010 TOÁN PHÉP CỘNG I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: - biết đặt tính và thực hiện phép cộng các số có sáu chữ số không nhớ và có nhớ quá 3 lượt và không liên tiếp. - BT cần làm 1; 2 dòng 1,2; 3 - Củng cố kĩ thuật làm tính cộng (không nhớ & có nhớ) - Củng cố kĩ năng làm tính cộng. 3.Thái độ: - HS làm tính nhanh chính xác. II.CHUẨN BỊ: VBT III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động1: Củng cố kĩ thuật làm tính cộng GV ghi phép tính lên b
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 6.doc