Giáo án lớp 4 - Tuần 5

 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:Giúp HS

- Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm

- Nắm được năm thường có 365 ngày & năm nhuận có 366 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.

- Chuyển đổi đơn vị ngày, giờ, phút, giây.

- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

- Biết cách tìm thời gian

- Biết so sánh số đo thời gian

 - Có ý thức tiết kiệm thời gian trong học tập và lao động.

II.CHUẨN BỊ:

- VBT

 - Lịch treo tường – Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả lần1. 
 + Đoạn này nói về điều gì? 
 - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
 - GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
 - GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
 - GV đọc lại đoạn viết chính tả lần 2.
 - GV đọc bài HS viết
 - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
 - GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
 - GV nhận xét chung
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2:
 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2
 - GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
HS đọc yêu cầu của bài tập
 - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT
 - HS lên bảng làm vào phiếu
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- Yêu cầu HS viết lời giải vào vở nháp.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 GV giảng thêm:
Câu a. Con nòng nọc: Ếch nhái đẻ trứng dưới nước, trứng nở thành nòng nọc có đuôi bơi lội dưới nước. Lớn lên, nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn.
Câu b. Chim én: Én là loài chim báo hiệu xuân sang 
Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. HTL 2 câu đố để đố lại người thân 
 - Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người viết truyện thật thà. 
ĐỊA LÍ
TRUNG DU BẮC BỘ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của vùng trung du Bắc bộ
- HS biết vùng trung du Bắc Bộ là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
- Nêu được 1 số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc bộ, biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra chè. Trồng rứng đẩy mạnh
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc bộ. Che phủ đối ngăn chặn tình trạng xấu của đất.
- HS khá giỏi nêu được quy trình chế biến chè
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ.
- Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ rừng & trồng rừng.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
 - Yêu cầu HS đọc mục 1, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ & trả lời các câu hỏi:
 + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
 + Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi)?
 + Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
 + Hãy kể tên các tỉnh có vùng trung du?
 GV treo bản đồ hành chính Việt Namyêu cầu HS lên bảng chỉ các tỉnh:Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 GVchia lớp thành các nhóm.Giao nhiệm vụ cho từng nhóm-quy định thời gian thảoluận( 4’)
 N1 +6 : Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ?
 N2 +4: Quan sát hình 1 & hình 2 cho biết cây trồng nào có ở Thái Nguyên, Bắc Giang? Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên?
 N3+5: Chè ở đây trồng để làm gì? Nêu quy trình chế biến chè?
 GV giảng thêm: các sản phẩm chè của nước ta được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc
 - Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đất trống đồi trọc ?
 - Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì?
 - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ?
GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng & tham gia trồng rừng.
 Củng cố : Gọi 2HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài.
 Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Tây Nguyên
Ns: 16/9/2010
Nd: 22/9/2010 	TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:Giúp HS củng cố về:
Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng & cách tìm số trung bình cộng.
Giải bài toán tìm số trung bình cộng
 - Aùp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
VBT + Bảng 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động :thực hành
Bài tập 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 - Đây là dạng toán nào đã học?
- Hãy nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
 Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp. 
 GV cùng HS sửa bài –nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài, nêu cách giải và giải vào vở nháp. 
Gọi 2 HS lên bảng thi đua giải.
HS đọc yêu cầu bài, nêu cách giải 
- GV cùng HS cả lớp nhận xét tuyên dương 
Bài tập 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu ta làm thế nào?
- Một tấn bằng mấy tạ?
 GV hướng dẫn cách giải- yêu cầu HS giải vào vở.
 GV theo dõi nhắc nhở cho những HS yếu.
 GV chấm một số vở sửa bài.
Củng cố 
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
Dặn dò: 
Làm bài 3 trang 28
Chuẩn bị bài: Biểu đồ
TẬP ĐỌC 
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài
 - Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống .
 - Hiểu được ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông 
 minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
 Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dõm
Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. 
 Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật.
 HTL bàit thơ
 - Biết cảnh giác với những lời ngon ngọt của kẻ xấu.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Bảng phụ ghi các câu thơ cần ngắt nhịp.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động 1:Luyện đọc: 
 HS đọc mẫu lần 1
GV hướng dẫn chia đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc đoạn 
 + GV kết hợp rèn đọc các từ :vắt vẻo, tinh ranh, đon đả, loan tin, quắp đuôi, gian dối.
+Kết hợp giải nghĩa từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, rày, thiệt hơn.
Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp từng câu thơ. 
HS đọc theo nhóm 
2 HS đọc toàn bài
GV hướng dẫn đọc diễn cảm toàn bài: giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tâm trạng và tính cách nhân vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành nhóm - Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 N1: Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu?
 Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất?
 Đoạn này ý nói gì? Âm mưu của Cáo.
 N2: Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt ?
 Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo?
 Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ?
 Đoạn hai cho biết gì? Sự thông minh của Gà Trống.
 N3: Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời gà nói?
 Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
Theo em, Gà thông minh ở điểm nào?
 Đoạn ba ý nói gì? Bản chất gian xảo của Cáo.
 Yêu cầu cả lớp đọc lại toàn bài và trả lời:
- Theo em, tác giả viết bài thơ nhằm mục đích gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ: 
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn một và đoạn hai trong bài.
 GV đọc mẫu
 + Hướng dẫn cả lớp HTL bài thơ.
 GV cùng HS nhận xét – tuyên dương.	
Củng cố:
 Hãy nhận xét về Cáo và Gà Trống 
 Nhận xét tiết học
Học thuộc lòng bài thơ ở nhà. 
Chuẩn bị: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A.Mục đích, yêu cầu :
- Dựa vào gợi ý HS biết chọ và kể lại được 1 câu chuyên đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thực.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung câu chuyện.
-Học sinh nắm được trình tự thực hiện khi kể chuyện.
-Rèn kĩ năng nghe, nhận xét câu chuyện của bạn và diễn đạt bằng lời câu chuyện nói về tính trung thực đã nghe, đã đọc.
-Các em có ý thức thể hiện tính trung thực của mình trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày.
B.Chuẩn bị :
-Giáo viên : Một số câu chuyện về tính trung thực, bảng phụ viết dàn bài kể chuyện và tiêu chí đánh giá
-Học sinh : Sưu tầm một số truyện nói về tính trung thực.
C.Các hoạt động dạy và học :
Koạt động 1:Hướng dẫn kể chuyện
-Yêu cầu hs đọc đề và xác định trọng tâm của đề :
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp các gợi ý trong SGK.
H : Nêu một số biểu hiện của tính trung thực? (Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng; dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi; không làm những việc gian dối; không tham của người khác)
-Yêu cầu hs giới thiệu tên một số câu chuyện tương ứng với biểu hiện của tính trung thực và tên tập sách có câu chuyện ấy.
=>Theo dõi, nhận xét.
-Yêu cầu hs đọc mẫu, trả lời câu hỏi :
H : Khi kể câu chuyện cần thực hiện những bước nào? (Giới thiệu câu chuyện và kể thành lời)
H : Giới thiệu câu chuyện bao gồm những nội dung gì? 
H : Kể chuyện gồm có mấy phần? 
=>Theo dõi, nhận xét, giới thiệu dàn bài :
a.Giới thiệu câu 

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 5.doc
Giáo án liên quan