Giáo án lớp 4 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

 -Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.

 -Hiểu các từ ngữ: Bệ hạ , sững sờ , dõng dạc , hiền minh, . . .

 Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 .

  HS khá giỏi trả lời được CH 4

- Giáo dục học sinh : học tập tính trung thực dũng cảm, tôn trọng sự thật. trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày

II. Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ SGK . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.Các hoạt động dạy - học

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHẤT BÉO
VÀ MUỐI ĂN
 I. Mục tiêu :
-Biết được cần phải ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
-Nêu được ích lợi của muối I – ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tsc hại của thói quen ăn mặn(dễ gây bệnh huyết áp cao )
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học được vào cuộc sống. 
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 20,21 SGK.
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
b. Nội dung :
Hoạt động 1: Nhóm
Mục tiêu: HS lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
GV chia lớp thành hai đội.
Lần lượt 2 đội thi nhau kể tên các món ăn chưá nhiều chất béo. 
GV yêu cầu đại diện 2 đội treo bảng danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo lên bảng. Cả lớp cùng GV đánh giá xem đội nào ghi nhiều tên món ăn hơn là thắng cuộc.
? Gia đình em thường rán , xào bằng dậu thực vật hay mỡ động vật 
GV: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò quan trọng
Hoạt động 2: Cặp đôi 
Mục tiêu: Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật. Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật
GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật
? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật 
GV yêu cầu HS nói ý kiến của mình
GV:Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, dầu đậu nành có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy, sử dụng cả mỡ lợn và dầu ăn kể trên để khẩu phần ăn có cả a-xít béo no và không no. Ngoài thịt mỡ, trong óc và các phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thứ này.
Hoạt động 3: Cả lớp 
Mục tiêu: Nói về ích lợi của muối 
I-ốt.Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
Yêu cầu HS quan sát hình 
? Muối i- ốt có ích lợi gì cho con người 
Gọi HS đọc mục Bạn cần biết 
? Muối i- ốt rất quan trọng nến ăn mặn thì có tác hại gì 
? Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể (Để phòng tránh các rối loạn do thiều I-ốt nên ăn muối có bổ sung I-ốt).
ð Kết luận : Cần hạn chế ăn mặn để tránh bệnh huyết áp cao 
4.Củng cố – Dặn dò:
Vì sao cần phối hợp chất béo có nguồn gốc TV và chất béo có nguồn gốc ĐV?
Ä Liên hệ : ăn uống hợp lí , không ăn mặn
GV nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
+ Sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho nhau và giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn
+ Đây là thức ăn dễ tiêu , trong chất béo của cá có vai trò chống xơ vữa động mạch
Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo
- Đại diện nhóm viết tên các món ăn chứa nhiều chất béo mà đội mình đã kể vào 1 khổ giấy to 
- Thịt rán , các chiên , khoai lang chiên , rau muống xào , thịt xào , trứng chiên, …
HS đọc thầm lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo.
-HS nối tiếp trả lời 
HS nêu
HS nhận xét
Thảo luận 
+ Thịt rán, tôm rán, cá rán , thịt bò xào, đậu phụ rán , . . . 
- Vì trong chất béo động vật có chứa axít béo no , khó tiêu trong chất béo thực vật có nhiều axít béo không no đễ tiêu . Vậy ta nên phối hợp chúng để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tránh các bệnh về tim mạch
-Đàm thoại
+ Dùng để nấu ăn hàng ngày 
+ Tránh bệnh bướu cổ 
+ Phát triển cả trí lực , thị lực 
-2 em đọc 
+ Sẽ rất khát nước 
+ Sẽ bị huyết áp cao 
- Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I- ốt nên ăn muối có bổ sung I- ốt
-Nối tiếp nhau nêu 
** Rút kinh nghiệm:
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
Thứ ngày tháng năm 20 
 Tiết 5 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I . Mục tiêu :
-Dựa vào gợi ý (SGK). Biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung của câu chuyện.
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
-Có ý thức rèn luyện thành người có tính trung thực. 
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính, trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét 
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS kể chuyện 
+ Hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề:
 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về tính trung thực 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc gợi ý ở SGK
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Phải nói rõ đó là truyện về một người dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối, hay truyện về người không tham của người khác …
c.HS thực hành kể chuyện, 
+ Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
+ Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá :
+ Đúng chủ đề : 4 điểm
+ Ngoài SGK : 1 điểm 
+ Hay , hấp dẫn phối hợp điệu bộ cử chỉ : 3 điểm 
+ Nêu đúng ý nghĩa : 1 điểm 
+ Trả lời được câu hỏi của bạn : 1 điểm 
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể , tên truyện của các em 
 - GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Khi kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc, em cần lưu ý điều gì?
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bàisau
-HS kể và trả lời câu hỏi, kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện. 
-HS nhận xét
-HS đọc đề bài 
-HS cùng GV phân tích đề bài 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4
-Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình
-Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
+ Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
+ Kể chuyện trước lớp 
- HS xung phong thi kể trước lớp
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình trước lớp hoặc trao đổi cùng bạn, đặt câu hỏi cho các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
-HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
** Rút kinh nghiệm:
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………..
Thứ ngày tháng năm 20 
Tiết 5 Địa lí
TRUNG DU BẮC BỘ
I. Mục tiêu
-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp
-Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
 Ä HS khá giỏi nêu được quy trình chế biến chè
+ Trồng rừng được đẩy mạnh
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
-Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở vùng trung du Bắc Bộ.Bước đầu biết dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
{ GDHS có ý thức bảo vệ rừng và trồng rừng.
II. Đồ dùng dạy học :
Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
GV cho HS lên bảng hoàn thành sơ đồ về Hoàng Liên Sơn
GV nhận xét
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
Hoạt động1: cá nhân
 Mục tiêu:Hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ
- Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK kết hợp quan sát tranh.
? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng 
? Các đồi ở đây như thế nào (nhận xét về đỉnh, sườn, cách sắp xếp các đồi) 
? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ
GV bổ sung: còn một số huyện khác của các tỉnh như Thái Nguyên.
ð Kết luận : Trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng , bởi vậy nó mang đặc điểm của cả hai miền . Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn , sườn thoải , xếp cạnh nhau như bát úp
Hoạt động 2: Nhóm
Mục tiêu: Nắm được đây là vùng trồng chè và cây ăn quả .
HS thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
? Kể tên những cây trồng ở trung du Bắc Bộ.
? Tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại thích hợp cho việc trồng chè , cây ăn quả 
- Quan sát hình 1 ,chỉ vị trí của Thái Nguyên trên bản đồ hành chính Việt Nam
? Em có nhận xét gì về chè của Thái Nguyên?
 ? Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về sản lượng chè của Thái Nguyên trong những năm qua
? Quan sát hình 2 , cho biết từ chè hái ở đồi đến sản phẩm chè phải trải qua những khâu nào 
ð Kết luận : Vùng trung du có khí hậu lạnh vừa và ẩm. Vi thế, thế mạnh ở nay là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè, chè Thái Nguyên nổi tiếng thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng.
Hoạt động 3: Cả lớp
 Mục tiêu:Một số dặc điểm địa lí tự nhiên và mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất.
GV cho HS quan sát ảnh đồi trọc
? Vì sao vùng trung du Bắc Bộ nhiều nơi đồi bị trọc hoàn toàn 
? Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã làm gì 
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích trồng rừng ở Bắc Giang trong những năm gần đây?
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ.
{ GV liên hệ thực tế để giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng, tham gia trồng rừng.
3.Củng cố – dặn dò :
? Hãy miêu tả về vùng Trung Du Bắc Bộ 
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau
-HS 2 dãy thi đua , mỗi nội dung đúng 1 điểm . Dãy nào ghi

File đính kèm:

  • docGA 4 T5.doc
Giáo án liên quan