Giáo án lớp 4 - Tuần 35 năm 2014

I. Mục tiêu:

* Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đọn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở học kì II.

- Hiểu nội dung tính chất của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được thể loại (thơ, văn xuôi) của bài tập đọc thuộc hai chủ điểm Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống.

HSKG đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 90 tiếng/phút).

II. Đồ dùng dạy học:

Phiếu ghi sẵn tên bài tập đọc, phiếu BT

III. Hoạt động dạy học:

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn ôn tập:

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 35 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vệ môi trường xung quanh ?
- Các nhóm thảo luận sau đó giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày .
- GV chốt lại kết quả đúng .
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà thực hành tốt các kĩ năng đã học .
Tiết 4: KHOA HỌC
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II/ Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Điều gì xẩy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
- Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên trái đất?
2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
1. Hoạt động 1: Quá trình trao đổi chất của cây với môi trường.
- GV gọi HS đọc 3 yêu cầu – HS quan sát hình vẽ.
- Cho HS trao đổi cặp đôi và trả lời.
- GV gọi HS hoàn thành quá trình trao đổi chất.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi 2, 3 – GV chốt lại.
2. Hoạt động 2: Thực hành các tính chất của nước, không khí.
- GV gọi HS đọc hai phần thực hành.
- HS trao đổi cặp đôi – Chọn câu trả lời.
- Gọi HS báo cáo, giải thích – GV chốt lại.
3. Hoạt động 3: Thực hành về sự toả nhiệt, thu nhiệt:
- GV gọi HS đọc phần thựchànch.
- HS trao đổi cặp đôi – GV bao quát lớp.
- Gọi HS nêu phương án trả lời – T/c nhận xét.
4. Hoạt động 4: Ôn tập về các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- GV gọi HS đọc y/c – GV chia lớp theo nhóm 4.
- Cho các nhóm thảo luận và làm vào giấy to.
- Gọi HS báo cáo – T/c nhận xét – GV chốt lại.
5. Hoạt động 5: Ôn tập về vai trò của nước, không khí trong đời sống.
- GV gọi HS đọc y/c – Cho HS thảo luận cặp đôi.
- GV gợi ý cho HS nêu tầm quan trọng của nước, không khí trong đời sống.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- T/c lớp nhận xét – Bổ sung.
- GV đánh giá và chốt lại.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
 Thứ ba ngày 6 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Vận dụng được bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán có lời văn về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Làm được Bài 2, bài 3, bài 5. HSKG làm thêm các BT còn lại.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập HS làm ở nhà.
- GV nhận xét, cho điểm. 
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu BT. Tự làm vào VBT rồi nêu kết quả. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Nhắc HS rút gọn phân số nếu phân số chưa tối giản.
- HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS nêu cách tìm số bị trừ, số bị chia.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở và chữa bài.
Bài 4: (HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn cách giải. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải.
- HS lên bảng giải, cả lớp chữa bài
Bài 5: 
- HS đọc nội dung bài tập.
- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ và giải.
- GV chữa bài: 
3/ Củng cố, dặn dò:
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nắm được một số từ ngữ thuộc hai chủ điểm đã học (Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống); bước đầu giải thích được nghĩa từ và đặt câu với từ ngữ thuộc hai chủ điểm ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. Phiếu BT
III/ Hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra luyện đọc và HTL.
- GV nêu yêu cầu tiết học – Lớp theo dõi.
- GV tổ chức cho HS lên bốc thăm tên bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34.
- Cho mỗi HS chuẩn bị trong 2 phút.
- GV gọi HS lần lượt lên đọc bài – GV nêu câu hỏi kết hợp tìm hiểu ND bài.
- Tổ chức nhận xét – GV đánh giá và ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Hệ thống hoá, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc hai chủ điểm.
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm yêu cầu bài 2 – T163.
- GV cho HS làm bài theo nhóm 4 – Vài nhóm ghi vào giấy to.
- GV gọi các nhóm báo cáo, bổ sung – Tổ chức nhận xét. 
 M: Đồ dùng cho chuyến du lịch: va li, lều trại, cần câu ...
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS thảo luận cặp đôi và giải nghĩa từ.
- Gọi HS trình bày – T/ổ chức nhận xét.
- GV cho HS đặt câu vào vở – GV chấm một số bài.
- Gọi HS nêu câu đã đặt – GV nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học.
Tiết 3: KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 5 )
I. Mục tiêu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 90 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ. 
- HS khá, giỏi đạt tốc độ viết trên 90 chữ / 15 phút; bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc - HTL 
 III. Hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra luyện đọc và HTL.
- GV nêu yêu cầu tiết học – Lớp theo dõi.
- GV tổ chức cho HS lên bốc thăm tên bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34.
- Cho mỗi HS chuẩn bị trong 2 phút.
- GV gọi HS lần lượt lên đọc bài – GV nêu câu hỏi kết hợp tìm hiểu ND bài.
- Tổ chức nhận xét – GV đánh giá và ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Nghe - viết chính tả “Nói với em”.
a. Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- GV gọi HS đọc bài thơ - GV nêu câu hỏi:
+ Nhắm mắt lại em nhớ sẽ nhìn thấy gì ?
+ Bài thơ muốn nói điều gì ?
- Cho HS thảo luận và trả lời – Tổ chức nhận xét – GV chốt lại.
b. Hướng dẫn HS viết từ khó: lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya,...
- GV đọc – HS viết vào giấy nháp – Gọi 2 HS lên bảng viết.
- Tổ chức lớp nhận xét – GV đánh giá.
- GV gọi 1 HS đọc lại các từ khó viết.
c. HS viết chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc chậm rãi, rõ ràng cho HS viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
d. Chấm bài:
- GV cho HS kiểm tra chéo – GV chấm một số bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh quan sát hoạt động của một số con vật.
Tiết 4: CHÍNH TẢ 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề của phòng)
Tiết 5: MĨ THUẬT
(Có giáo viên bộ môn dạy)
 Thứ tư ngày 7 tháng 5 năm 2014
Tiết 1: TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I. Mục tiêu : 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.
- Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loại cây, viết được đoạn văn tả cây cối rõ những đặc điểm nổi bật.
II. Hoạt động dạy học :
* GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra luyện đọc và HTL.
- GV nêu yêu cầu tiết học – Lớp theo dõi.
- GV tổ chức cho HS lên bốc thăm tên bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34.
- Cho mỗi HS chuẩn bị trong 2 phút.
- GV gọi HS lần lượt lên đọc bài – GV nêu câu hỏi kết hợp tìm hiểu ND bài.
- Tổ chức nhận xét – GV đánh giá và ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Viết đoạn văn.
Bài 2: Rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cây cối (cây xương rồng).
- Gọi HS đọc yêu cầu – GV gọi 1 HS đọc bài “ Cây xương rồng”
- GV hướng dẫn HS làm bài – Lớp theo dõi.
- GV cho HS làm vào vở – GV theo dõi giúp HS yếu.
- Gọi HS lần lượt trình bày – Tổ chức lớp nhận xét.
- GV đánh giá và tuyên dương HS làm bài tốt.
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn vào vở.
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
- Đọc được số, xác định được giá trị của chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số tự nhiên.
- So sánh được hai phân số.
- Làm được Bài 1, bài 2 (thay phép chia 101598 : 287 bằng phép chia cho số có hai chữ số), bài 3(cột 1), bài 4. HSKG làm thêm các BT còn lại.
II/ Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập làm ở nhà.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu đọc số đồng thời nêu giá trị của chữ số 8 trong mỗi số.
- HS lần lượt đọc. GV nhận xét.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
- GV cùng HS chữa bài.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS so sánh rồi điền dấu
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài4: 
- Gọi HS đọc đề bài, sau đó tự làm.
- 1HS lên bảng chữa bài.
Bài 5:(HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn cách làm.
- 2 HS lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
- Hướng dẫn chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm BT.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( TIẾT 4)
I. Mục tiêu:
 Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến1 trong bài văn; tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để học sinh làm bài tập 1, 2. 
III. Hoạt động dạy học:
* GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài “Có một lần”.
- GV gọi 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS đọc trong nhóm đôi – Tổ chức nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc phân vai – Lớp theo dõi – GV đánh giá.
Bài 2: Rèn kĩ năng tìm trong câu chuyện trên câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.
- HS đọc yêu cầu – GV cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- GV cho vài nhóm ghi vào giấy to – GV bao quát lớp.
- Gọi HS dán bài lên bảng và trình bày – HS so sánh kết quả.
- Tổ chức nhận xét – GV đánh giá.
Bài 3: Rèn kĩ năng tìm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn trong câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu – Cho HS thảo luận cặp đôi và làm bài.
- GV bao quát lớp và giúp nhóm còn lúng túng.
- Gọi HS trình bày – Tổ chức nhận xét.
- GV đánh giá và chốt kết quả đúng.
2. Củng cố – Dặn dò.
- GV chốt ND bài – Nhận xét tiết học.
- Dặn những em chưa có điểm kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiết 4: KHOA HỌC 
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
(Kiểm tra theo đề của phòng)
Tiết 5: KĨ THUẬT
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 3)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn
- Lắp ghép được một mô hình tự chọn. Mô hình lắp tương đối chắc chắn và sử dụng được.
* Với HS khéo tay: Lắp ghép được ít nhất một mô hình tự chọn. Mô hình lắp chắc chắn và sử dụng được.
II

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 35 KNS.doc