Giáo án lớp 4 - Tuần 23 năm 2011

 I.MỤC TIÊU:

1. Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

2. Hs hiểu được nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

II.CHUẨN BỊ:

 -Tranh minh hoạ bài học hoặc ảnh về cây hoa phượng.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.KTBC:

 -Kiểm tra 2 HS.

 +HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Chợ Tết.

 * Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào ?

 +HS 2: Đoc đoạn 3 + 4.

 * Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung ?

 -GV nhận xét và cho điểm.

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 23 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chấm những bài viết hay.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn.
-Dặn HS về nhà đọc 2 đoạn văn, đọc thêm Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua.
.............................................................
 KỂ CHUYỆN:
 CHUYỆN KỂ ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I.MỤC TIÊU: 
1.Rèn kĩ năng nói:
 -Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc, có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
 -Hiểu và trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2.Rèn kĩ năng nghe: lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
II.CHUẨN BỊ: 
 -Một số truyện thuộc đề tài của bài KC.
 -Bảng lớp viết đề bài.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Tìm hiểu yêu cầu của đề:
-GV ghi đề bài lên bảng lớp.
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trong ở đề bài.
-Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
-GV đưa tranh minh hoạ trong SGK (phóng to) lên bảng cho HS quan sát.
-Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
 c.HS kể chuyện:
-Cho HS thực hành kể chuyện.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và chọn những HS, chọn những truyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
3.Củng cố, dặn dò:
 *Em thích nhất câu chuyện nào các bạn vừa kể, vì sao ?
-GV nhận xét tiết học, khen những HS tốt, kể chuyện tốt.
-Dặn HS đọc trước nội dung của bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia.
 -------- cc õ dd --------
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2011.
 TOÁN:
	 PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TIẾP THEO)
 I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.
 -Biết cách thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.
 -Củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
 II.CHUẨN BỊ: 
 -Mỗi HS chuẩn bị ba băng giấy hình chữ nhật kích thước 2cm x 12cm. Kéo.
 -GV chuẩn bị ba băng giấy màu kích thước 1dm x 6dm.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu cách cộng các phân số cùng mẫu số và làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 113.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hoạt động với đồ dùng trực quan:
-GV nêu vấn đề: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy băng giấy, bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu phần của băng giấy màu ?
 -GV hướng dẫn HS hoạt động với băng giấy, đồng thời cũng làm mẫu với các băng giấy màu đã chuẩn bị:
 +Ba băng giấy đã chuẩn bị như thế nào so với nhau ?
 +Hãy gấp đôi băng giấy theo chiều dài, sau đó dùng thước chia mỗi phần đó thành 3 phần bằng nhau.
 +GV yêu cầu HS làm tương tự với hai băng giấy còn lại.
 +Hãy cắt băng giấy thứ nhất.
 +Hãy cắt băng giấy thứ hai.
 +Hãy đặt băng giấy và băng giấy lên băng giấy thứ ba.
 * Hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau ?
 * Vậy hai bạn đã lấy đi mấy phần băng giấy ?
 c).Hướng dẫn thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số 
 -GV nêu lại vấn đề của bài trong phần trên, sau đó hỏi: Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu phần của băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ?
 * Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?
 * Vậy muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này chúng ta cần làm gì trước ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
*Quy đồng mẫu số hai phân số:
 = = ; = = 
*Cộng hai phân số:
 + = + = .
 -Hãy so sánh kết quả của cách này với cách chúng ta dùng băng giấy để cộng.
 * Qua bài toán trên bạn nào có thể cho biết muốn cộng hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?
 3.Luyện tập – Thực hành:
Bài 1 
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a). Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
 = = ; = = 
 Vậy + = + = .
Bài 2 
-GV trình bày bài mẫu trên bảng, sau đó yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm 2 HS đã làm bài trên bảng.
Bài 3 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 * Muốn biết sau 2 giờ ô tô chạy được bao nhiêu phần của quãng đường chúng ta làm như thế nào?
-GV yêu cầu HS làm bài.
Bài giải:
Sau hai giờ ô tô đi được là:
 + = (quãng đường)
 Đáp số: quãng đường.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố:
 -Muốn cộng hai phân số khác mẫu số làm như thế nào?
 -GV tổng kết giờ học
5.Dặn dò:
 -Dặn dò HS ghi nhớ cách thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
 I.MỤC TIÊU: 
1.Làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. Biết nêu những hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
2.Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Bảng phụ và một số tờ giấy khổ to.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
-Các em đã được mở rộng vốn từ về cái đẹp ở tuần 22. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục được làm quen với các câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, biết đặt câu với các từ đó.
 * Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT 1.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 Tục ngữ Nghĩa 
Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngồi
Hình thức thường thống nhất với nội dung
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
+
Người thanh tiếng nói cũng Thanh
Chuông kêu khẽ đánh, bên thành cũng kêu
+
Cái nết đánh chết cái đẹp
+
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
+
* Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
 -GV giao việc; Các em chọn một câu tục ngữ trong số các câu đã cho và tìm ra những trường hợp nào người ta sử dụng câu tục ngữ đó.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV nhận xét và khẳng định những trường hợp các em đưa ra đúng với đề tài
 * Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu BT 3.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài theo nhóm (GV phát giấy khổ to và bút dạ cho HS).
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và khẳng định những từ đã tìm đúng: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li,…vô cùng, khôn tả, không tả xiết...
 * Bài tập 4:
-Cho HS đọc yêu cầu BT 4.
-GV giao việc: Mỗi em chỉ chọn 3 từ vừa tìm được ở BT 3 và đặt câu với mỗi từ.
 -Cho HS làm việc.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại câu đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
 -Gv nhận xét tiết học và khen những nhóm HS làm việc tốt.
 -Yêu cầu HS về HTL 4 câu tục ngữ ở BT 1.
 -Chuẩn bị ảnh gia đình để mang đến lớp.
................................................................
 LỊCH SỬ:
 Văn HỌC và khoa HỌc THỜI HẬU Lê
 I.MỤC TIÊU: 
 -HS biết sự phát triển của văn học và khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm ,các công trình đó.
 -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
 -Đến thời Lê,văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .	
 II.CHUẨN BỊ: 
 -Hình trong SGK phóng to.
 -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
 -PHT của HS.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
2.KTBC:
-Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ?
-Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:GV giới thiệu.
 b.Phát triển bài:
 *Hoạt động nhóm:
-GV phát PHT cho HS .
-GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn,Nguyễn Mộng Tuân
-Hội Tao Đàn
-Nguyễn Trãi
-Lý Tử Tấn-Nguyễn Húc
-Bình Ngô đại cáo
-Các tác phẩm thơ
-Ức trai thi tập
-Các bài thơ
-Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
-Ca ngợi công đức của nhà vua.
-Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
-GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê.
 *Hoạt động cả lớp :
-GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
-GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại ) .
 Tác giả 
Công trình khoa học
 Nội dung
-Ngô sĩ Liên
-Nguyễn Trãi 
-Nguyễn Trãi 
-Lương Thế Vinh
-Đại việt sử kí toàn thư
-Lam Sơn thực lục
-Dư địa chí 
-Đại thành toán pháp 
Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. 
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta .
-Kiến thức toán học.
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
-GV đặt câu hỏi: Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
-GV :Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố:
-GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
-Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê.
-Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
 -Nhận xét tiết học .
.................................................................
ĐẠO ĐỨC:
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T1)
 I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, Hs:
 +Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
 +Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
 +Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
II.CHUẨN BỊ: 
 -SGK Đạo đức 4.
 -Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 -Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36) .
 -GV mời đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
 -GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn

File đính kèm:

  • docTUẦN 23.doc
Giáo án liên quan