Giáo án lớp 4 - Tuần 2, 3

I.Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn, (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư)

Các KNS cơ bản được GD:

 Ứng xử lịch sự trong giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông;Tư duy sáng tạo

II.đồ dùng : -Tranh minh hoạ SGK

- Bảng phụ viết câu ,đoạn thư cần HD học sinh đọc .

III.Các HĐ dạy -học :

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2, 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như chị em gái.
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi
Vài HS đọc thuộc lòng các thành ngữ đã hoàn chỉnh, sau đó viết lại vào VBT
- Học sinh phát biểu ý kiến trước lớp
- Học sinh nhận xét, bổ sung, chốt lại
 a) Môi hở răng lạnh: Ý nói những người ruột thịt, gần gũi,hàng xóm láng giềng phải biết che chở, đùm bọc nhau.
 b) Máu chảy ruột mềm: Những người thân gặp hoạn nạn mọi người trong gia đình đều cảm thấy đau đớn.
- Học sinh thực hiện 
- Cả lớp theo dõi
Toán
DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
	Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa - Vẽ sẵn tia số (như SGK) vào bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Kể tên các hàng đã học? 
- Lớp triệu gồm những hàng nào?
- Nêu cách đọc, viết số? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Dãy số tự nhiên
Hoạt động1: Giáo viên giới thiệu số tự nhiên và dãy số
a) Số tự nhiên
- Yêu cầu học sinh nêu vài số đã học, giáo viên ghi bảng (nếu không phải số tự nhiên giáo viên ghi riêng qua một bên)
- Giáo viên chỉ vào các số tự nhiên trên bảng & giới thiệu: Đây là các số tự nhiên. Các số 1/6, 1/10… không là số tự nhiên.
b. Dãy số tự nhiên:
- Yêu cầu HS nêu các số theo thứ tự từ bé đến lớn, GV ghi bảng.
- GV nói: Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
- Giáo viên nêu lần lượt từng dãy số rồi cho học sinh nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên, dãy số nào không phải là dãy số tự nhiên
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
+ 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, …..
+ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15…
GV lưu ý: đây không phải là dãy số tự nhiên nhưng các số trong dãy này đều là các số tự nhiên (tránh cho HS hiểu lầm không phải là dãy số tự nhiên tức là các số đó không phải là số tự nhiên)
- Giáo viên đưa bảng phụ có vẽ tia số và yêu cầu học sinh nêu nhận xét về hình vẽ này
- Giáo viên chốt lại ý chính.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
- Giáo viên để lại trên bảng dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, ….
 + Thêm 1 vào 5 thì được mấy?
 + Thêm 1 vào 10 thì được mấy?
 + Thêm 1 vào 99 thì được mấy?
 + Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì?
- Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất.
- Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ.
- Bớt 1 ở bất kì số tự nhiên nào sẽ được số tự nhiên liền trước số đó. 
- Yêu cầu HS nêu ví dụ.
 Có thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên khác không?
 - Như vậy có số tự nhiên nào liền trước số 0 không? Số tự nhiên bé nhất là số nào?
- Số 5 và 6 hơn kém nhau mấy đơn vị?
 - Giáo viên nhận xét kết luận : Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 1 đơn vị
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào vở 
- Mời học sinh trình bày trước lớp
- Nhẫn xét, bổ sung, chốt lại
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 	
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào vở 
- Mời học sinh trình bày trước lớp
- Nhẫn xét, bổ sung, chốt lại
Bài tập 3:
 - Mời học sinh đọc yêu cầu bài 	
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 
- Mời học sinh trình bày trước lớp
- Nhẫn xét, bổ sung, chốt lại
Bài tập 4: (a hsđc)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 	
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 
- Mời học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
- Em có nhận xét gì kết quả của bài tập 4 
3) Củng cố - dặn dò: 
- Thế nào là dãy số tự nhiên?
- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên mà em được học?
- Chuẩn bị bài: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10…
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu 
- Học sinh theo dõi rồi nêu lại 
- Học sinh nhận xét:
 + Là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ những số tự nhiên lớn hơn 10
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0; đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số tự nhiên lớn hơn 10; đây cũng là một bộ phận của dãy số tự nhiên
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số lẻ 1, 3, 5…
 + Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số chẵn: 0, 2, 4…
- HS nhận xét: + Đây là tia số
 + Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số
 + Số 0 ứng với điểm gốc của tia số
Chúng ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số.
- Cả lớp theo dõi 
- Học sinh theo dõi và trả lời
 + Thêm 1 vào 5 thì được 6
 + Thêm 1 vào 10 thì được 11
 + Thêm 1 vào 99 thì được 100
 + Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó.
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh nêu thêm ví dụ
- Học sinh theo dõi
- Học sinh nêu ví dụ
- Học sinh: Không
- Không thể bớt 1 ở số 0 vì 0 là số tự nhiên bé nhất. Không có số tự nhiên liền trước số 0. - Số tự nhiên bé nhất là số 0. - 0 đơn vị
- Hai số này hơn kém nhau 1 đơn vị
- Vài HS nhắc lại
- HS đọc: Viết số tự nhiên liền sau của mỗi số sau vào ô trống:
- Học sinh thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào vở 
- Từng cặp học sinh trình bày làm 
- Nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả
 6 ; 7 / 29; 30 / 99; 100 / 100;101 / 1000; 1001.
- HS đọc: 
- Học sinh thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào vở 
- Từng cặp học sinh trình bày làm 
- Nhận xét, bổ sung, thống nhất kết quả
 11; 12 / 99; 100 / 999; 1000 / 1001; 1002 / 9 999;10 000
- HS đọc 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:
a) 4; 5; 6. b) 86; 87; 88. 
c) 896; 897; 898. d) 9; 10; 11. 
 e) 99;100;101. g) 9998; 9999; 10000
- HS đọc
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại
a) 909; 910; 911; 912; 913; 914; 915; 916.
b) 0; 2; 4 ; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20. 
c) 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15; 17; 19; 21.
- Dãy số 4b là dãy số chẵn. Dãy số 4c là dãy số lẻ. 
 - Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
 - 0 là số tự nhiên bé nhất. Không có số tự nhiên nào lớn nhất.
 - Trong dãy số tự nhiên, hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
 - Lắng nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:	
 Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1) Kiểm tra bài cũ: 
- Trong dãy số tự nhiên số nhỏ nhất là số nào? Có số lớn nhất hay không? 
- Trong dãy số tự nhiên, hia số liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu? GV nhận xét.
2) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
- GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = ……. Chục
 10 chục = …….. trăm
 …..... trăm = …….. 1 nghìn
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân (GV gợi ý: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?)
- Giáo viên nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: Ta gọi là hệ thập phân vì cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
- Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
- Nêu 10 chữ số đã học? (yêu cầu HS viết & đọc số đó)
- Giáo viên nêu: chỉ với 10 chữ số 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9. ta có thể viết được mọi số tự nhiên
- Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
- Giáo viên đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
- GV đọc số yêu cầu học sinh viết bảng con.
 + Hai nghìn không trăm linh năm.
 + Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm tám mươi ba.
- Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
- GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hay làm vào SGK.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét, góp ý, sửa bài	
Bài tập 2
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Lưu ý HS trường hợp số có chứa chữ số 0 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
Bài tập 3: 
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giá trị của mỗi chữ số trong mỗi số phụ thuộc vào đâu?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở hoặc SGK 
- Mời học sinh trình bày bài làm 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài
3) Củng cố - dặn dò: 
- Thế nào là hệ thập phân?
- Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
- Giá trị của mỗi số phụ thuộc vào đâu ?
- Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
- Nhận xét tiết học
- Học sinh thực hiện
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh thực hiện:
 10 đơn vị = 1 Chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
- Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Học sinh theo dõi và yêu cầu vài em nhắc lại
- Học sinh: 10 chữ số
- Học sinh viết và đọc: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Cả lớp theo dõi
- HS nêu ví dụ: 12346 ; 76328977 ;…
- Học sinh nêu: Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
- Học sinh viết bảng con
 2005
 685 402 783.	
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc: Viết theo mẫu
- Cả lớp làm vào vở (SGK) 
- Từng cặp 

File đính kèm:

  • docTuan 3 CKTKNSGiam tai.doc