Giáo án lớp 4 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

- Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̀ và đổi tên nước là Đại Ngu.
* HS khá, giỏi:
- Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: qui định lại số ruộng cho quan lại, quí tộc: qui định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quí tộc.
- Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu học tập cho HS.
Tranh minh hoạ như SGK ( nếu có ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1
2.Kiểm tra bài cũ:2’
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
Trong gần 2 thế kỉ trị vì nước ta, nhà Trần đã lập được nhiều công lớn, chấn hưng, xây dựng nền kinh tế nước nhà, ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên,…..nhưng tiếc rằng, đến cuối thời Trần, vua quan lao vào ăn chơi hưởng lạc, đời sống nhân dân cực khồ trăm bề. Trước tình hình đó nhà Trần có tồn tại được không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Nước ta cuối thời Trần”. GV ghi tựa.
 b.Tìm hiểu bài:
HĐ1: Thảo luận nhóm: 15’
 GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nội dung của phiếu:
 Vào giữa thế kỉ XIV 
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
- GV nhận xét,kết luận.
- GV cho HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần.
HĐ2: Cả lớp: 15’
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào?
+ Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
+ Hồ Quý Ly đã làm gì để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn?
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
+ Theo em, vì sao nhà Hồ lại không chống nổi quân xâm lược nhà Minh?
- GV kết luận: Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quan Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
4.Củng cố - Dặn dò: 3’
- Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
- Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao?
- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK.
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Chiến thắng Chi Lăng”.
- Nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- HS lắng nghe.
1. Tình hình nước ta cuối thời nhà Trần:
+ HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả.
+ Ăn chơi sa đoạ.
+ Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu.
+ Vô cùng cực khổ.
+ Bất bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
+ Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi.
- Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
- HS nêu.
2. Nhà Hồ thành lập:
- HS đọc thầm nội dung SGK phần còn lại.
+ Là quan đại thần có tài của nhà Trần.
+ Năm 1400, nhà Hồ do hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa ), đổi tên nước là Đại Ngưu.
+ Hồ Quý Ly đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân.Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước.Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ.
+ Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, không dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp trong xã hội.
- HS lắng nghe.
+ Giữa thế kỉ XIV, tình hình đất nước càng xấu đi, vua quan nhà Trần ăn chơi xa đoạ...
- Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử...
+ HS đọc bài học.
KĨ THUẬT (Tiết 19)
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm tranh, ảnh một số cây rau, hoa.
- Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay chúng ta cùng tim hiểu một số lợi ích của việc trồng rau, hoa qua bài: “Lợi ích của việc trồng rau, hoa”. GV ghi đề
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: GV hướng dẫn tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. 15’
 - GV treo tranh H.1 SGK.
+ Liên hệ thực tế, em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn ở gia đình?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV tóm tắt: Rau có nhiều loại khác nhau. Có loại rau lấy lá, củ, quả,…Trong rau có nhiều vitamin, chất xơ giúp cơ thể con người dễ tiêu hoá. Vì vậy rau không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta.
- GV cho HS quan sát H.2 SGK và hỏi:
+ Em hãy nêu tác dụng của việc trồng hoa?
- GV nhận xét trả lời của HS và kết luận về lợi ích của việc trồng rau hoa theo nội dung SGK.
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.15’
* GV cho HS thảo luận nhóm:
+ Làm thế nào để trồng rau, hoa đạt kết quả?
- GV gợi ý với kiến thức Tự nhiên –Xã hội, Địa lí để HS trả lời:
+ Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm?
- GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.Nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng: rau muống, rau cải, cải xoong, xà lách, hoa hồng, hoa cúc …Vì vậy nghề trồng rau, hoa ở nước ta ngày càng phát triển. 
- GV nhận xét và liên hệ nhiệm vụ của HS phải học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- GV tóm tắt những nội dung chính của bài học theo phần ghi nhớ trong khung và cho HS đọc.
3.Củng cố - dặn dò:3’
- Gv củng cố bài học.
 - Cần phải sử dụng nước vừa đủ để tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị đọc trước bài “Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa”. Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
+ HS quan sát hình.
- Rau làm thức ăn hằng ngày, rau cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho con người, dùng làm thức ăn cho vật nuôi…
- Rau muống, rau dền, rau cải, rau mồng tơi, …
- Được chế biến các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu canh.
- Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm …
- HS nêu.
- HS thảo luận nhóm.
+ Vì vậy muốn trồng rau, hoa đạt kết quả, chúng ta phải có hiểu biết về kĩ thuật trồng và chăm sóc.
- Điều kiện khí hậu, đất đai nước ta rất thuậnlợi cho việc trồng rau, hoa.Yêu cầu về đất trồng, dụng cụ, vật liệu đơn giản.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS cả lớp.
TOÁN (Tiết 93)
HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nó.
* Bài 1, bài 2
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: vuông, chữ nhật, bình hành, tứ giác 
- HS: Giấy kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’.
2. Bài cũ 3’ 
	- Sửa các bài tập về nhà.
3. Bài mới: 27’
a) Giới thiệu bài: Thế nào là hình bình hành? Hình bình hành có hình dạng giống hình gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Hình bình hành”
b) Tìm hiểu bài:
 HĐ 1: Cả lớp:
A
B
C
D
- GV vẽ hình lên bảng 
Giảng: Đây là một tứ giác có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau 
=> Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau 
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành 
- Nhận xét và sửa sai.
Bài 2:Tìm các cặp cạnh đối xứng trong các hình sau 
+ Giới thiệu các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD ( Mẫu SGK ) 
- Nhận xét và sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- Các nhóm cử đại diện thi đua nêu lại các đặc điểm của hình bình hành.
- Dặn HS chuẩn bị bài: “Diện tích hành bình hành”.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2 hs làm bài 1 VBT – nhận xét 
1. Giới thiệu hình bình hành 
- Quan sát hình nêu đặc điểm hình bình hành 
+ Cạnh AB đối diện với cạnh CD 
+ Cạnh AD đối diện với cạnh CB 
+ Cạnh AB song song với cạnh DC
+ Cạnh AD song song với cạnh BC
+ Cạnh AB + CD; AD + CB
Có 2 cặp cạnh đối song song và bằng nhau 
Hoạt động lớp 
- Nhận dạng hình và trả lời câu hỏi.
+ Hình 1, 2 và 5 là hình bình hành 
- Đọc đề, tóm tắt, giải rồi sửa bài.
+ Hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau là MN và PQ, MQ và NP 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 37)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
- Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
- HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:1’
Hôm nay chúng ta luyện tập viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học qua bài: “Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật”. GV ghi đề
b. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài tập1: Dưới đây là một số...
+ Các em có nhiệm vụ chỉ ra 3 đoạn mở bài a, b, c có gì giống nhau và có gì khác nhau.
- GV nhận xét và chốt.
HĐ2: Cá nhân: 15’
Bài tập 2:Viết một đoạn văn...
+ Các em phải viết cho hay hai đoạn mở bài của cùng một đề bài. Một đoạn viết theo kiểu mở bài trực tiếp, một bài viết theo kiểu gián tiếp.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, khen HS viết mở bài theo 2 kiểu hay.
4. Củng cố – Dặn dò:3’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết vào vở.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát. báo cáo sĩ số
+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
- HS đọc.
- HS đọc thầm lại từng đ

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 19.doc
Giáo án liên quan