Giáo án lớp 4 - Tuần 17 năm 2010

I/ Mục tiêu (Theo Phơ-Bơ)

- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu

( trả lời được các CH trong SGK).

• HSY: Đọc được một đoạn của bài.

• HSHN: tập đọc đoạn 1-2

II/ Đồ dùng dạy học.

Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học.

1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.

4 hs Đọc phân vai truyện "Trong quán ăn Ba cá bống". Nêu chi tiết, hình ảnh trong truyện mà em thích. Gv: Nhận xét, ghi điểm.

2/ Dạy học bài mới.

a) Giới thiệu bài: 1 phút.

Gv: Treo tranh minh hoạ - Hs quan sát.

Gv: Sử dụng tranh giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 30 phút.

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 17 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm, nhạt
- HS quan sát, nhắc lại các bước vẽ trang trí hình vuông.
+ Kẻ trục chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
+ Vẽ các hình mảng trang trí (mảng chính rõ trọng tâm, mảng phụ cân đối).
+ Chọn họa tiết vẽ vào các mảng.
+ Vẽ màu.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
* HS lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
* HS chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá giỏi; chọn và sắp xếp họa tiết cấn đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
- HS kết thúc bài vẽ thực hành.
HS quan sát, nhận biết.
-HS nhận xét theo sự hướng dẫn của GV.
 IV. DẶN DÒ: (1')
 - Về nhà quan sát hình dáng, màu sắc của lọ hoa và quả chuẩn bị cho bài học sau.	
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập.
Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013
Tiết 1: TẬP ĐỌC
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG( Tiếp theo)
I/ Mục tiêu.
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện .
- Hiểu ND : Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. ( trả lời được các CH trong SGK)
* HSY: Đọc được một đoạn của bài.
HSHN: ttaapj đọc đoạn 1-2
II/ Đồ dùng dạy học.
Tanh minh hoạ bài tập đọc
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 
3 hs lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và nêu ý chính đoạn em vừa đọc.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Giới thiệu bài.
3/ Dạy học bài mới
a) Hướng dẫn luyện đọc.
1 hs đọc toàn bài - Lớp theo dõi
Gv chia đoạn: 	- Đoạn 1: "Nhà vua rất mừng . . . bó tay".
	- Đoạn 2: "Mặt Trăng . . . dây chuyền ở cổ".
	- Đoạn 3: "Làm sao Mặt Trăng . . . khỏi phòng".
Hs: 3 em nối tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt).
Gv: Kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs, ngắt giọng cho từng hs.
1 hs đọc chú giải.
Gv: Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
Hs: Đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Nhà vua lo lắng về điều gì? (Nhà vua lo vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy Mặt Trăng thật, sẽ nhận ra Mặt Trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại).
H: Nhà vua cho vời các đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì? (Để nghĩ cách làm cho công chúa không thấy Mặt Trăng).
H: Vì sao các đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? (Vì Mặt Trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được).
H: Nội dung chính đoạn 1 là gì? (Nỗi lo lắng của nhà vua).
Hs đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi:
H: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai Mặt Trăng để làm gì? (Dò hỏi công chúa nghĩ như thế nào khi thấy một Mặt Trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một Mặt Trăng đang nằm trên cổ cô).
H: Công chúa trả lời như thế nào? (Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên . . . Mặt Trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy).
Hs: Đọc và trả lời câu hỏi 4/SGK theo ý nghĩ của mình.
Gv chốt và ghi đại ý lên bảng:
Nội dung: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn.
c) Đọc diễn cảm:
3 hs đọc phân vai (người dẫn truyễn, chú hề, công chúa) - Lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
Gv: Giới thiệu đoạn cần luyện đọc "Làm sao Mặt Trăng . . . nàmg đã ngủ".
Hs: Luyện đọc theo nhóm 3.
Hs: Thi đọc phân vai theo nhóm 3 (3 lượt hs thi đọc).
Gv: Nhận xét giọng đọc và ghi điểm cho từng hs.
3/ Củng cố dặn dò: 
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
H: Em thích nhất nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
Gv: Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà đọc lại truyện.
Tiết 2: TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2.
I/ Mục tiêu. 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
- Nhận biết được số chẵn và số lẻ.
- Làm được bài 1; bài 2. (bỏ bài 3b, 4a)
* HSKG: làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thêm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: ôn bảng nhân 2-6
II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập 3/SGK trang 93. Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2: 10'.
Hs: Tìm một vài số chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2 - Gv ghi bảng.
VD: 	10 : 2 = 5;	32 : 2 = 16;	14 : 2 = 7;
	11 : 2 = 5 (dư 1);	33 : 2 = 16 (dư 1)	17 : 2 = 8 (dư 1)
Hs: Nhận xét về số bị chia của các số chia hết cho 2, từ đó rút ra kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2.
Hs: Nhận xét về số bị chia trong các phép chia có dư, từ đó rút ra kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 thì không chia hết cho 2.
Gv kết luận: Như vậy muốn biết môth số có chia hết cho 2 hay không ta chỉ việc xét chữ số cuối cùng của số đó.
Hoạt động 2: Giới thiệu số chẵn và số lẻ: 5'.
Gv: Số chia hết cho 2 là số chẵn.
H: Số chẵn có chữ số tận cùng là những chữ số nào?
Hs: Lấy VD về số chẵn: 12, 14, 26, . . .
Gv: các số không chia hết cho 2 là số lẻ.
H: Số lẻ có chữ số tận cùng là những chữ số nào?
Hs lấy VD về số lẻ: 15, 19, 23, 77, . . .
 Hoạt động 3: Luyện tập: 15'.
Bài 1: Hs đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
Hs tự làm bài vào vở - hs lên bảng làm.
Hs: Nhận xét bài làm của bạn.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu.
Hs: Tự làm bài vào vở.
GV theo dõi hướng dẫn thêm cho hs.
Gv: Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình.
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3a: HS khá, giỏi đọc kết quả bài làm của mình.
Bài 4b: HS khá, giỏi đọc kết quả bài làm của mình.
3/ Củng cố dặn dò: 5'.
HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2.
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu.
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vât, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn ( ND Ghi nhớ). 
- Nhận biết được cấu tạo của mỗi đoạn văn( BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
HSHN: tập chép 1 bài tùy chọn
II/ Đồ dùng dạy học.
Bài văn "Cây bút máy" viết sẵn trên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Gv: Trả bài viết "Tả một đồ chơi mà em yêu thích".
Gv: Nhận xét chung về bài viết của hs.
2/ Dạy học bài mới.
a) Giới thiệu bài: 1 phút.
Gv giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Nhận xét: 10'.
Bìa 1, 2, 3: Hs đọc yêu cầu.
Hs: Đọc bài cái cối tân trang 143, 144/SGK - Lớp theo dõi trao đổi và trả lời câu hỏi:
Hs: Dùng bút chì đánh dấu các đoạn văn và tìm nội dung chính của từng đoạn văn.
Hs: tiếp nối nhau trình bày (mỗi học sinh chỉ trình bày 1 đoạn).
Đoạn 1: Mở bài: "Cái cối xinh xinh . . . gian nhà trống" (Giới thiệu về cái cối được miêu tả trong bài).
Đoạn 2: Thân bài: "U gọi . . . cối kêu ù ù" (Tả hình dáng bên ngoài của cái cối).
Đoạn 3: Thân bài: "Chọn được . . . vui cả xóm" (Tả hoạt động của cái cối).
Đoạn 4: Kết bài: Đoạn còn lại (Nêu cảm nghĩ về cái cối).
H: Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào? (Đoạn văn miêu tả đồ vât thường giới thiệu về đồ vật được tả, hình dáng, hoạt động của đồ vật đó hay nêu cảm nghĩ của tác giả về đồ vật đó).
H: Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn? (Dấu chấm xuống dòng).
c) Ghi nhớ: 5'.
Hs: Đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
d) Luyện tập: 15'.
Bài 2/VBT: Hs đọc nội dung và yêu cầu.
Hs: Suy nghĩ thảo luận nhóm 2 làm bài vào VBT.
Hs: Tiếp nối nhau trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung, kết luận về câu trả lời đúng.
Bài 2/VBT: Hs nêu yêu cầu.
Hs: Tự làm bài vào VBT.
GV: Theo dõi hướng dẫn thêm cho hs yếu.
Hs: 3 - 5 em đọc bài làm của mình.
Gv: Nhận xét, sửa chữa lỗi về ý, dùng từ cho hs, ghi điểm cho hs có bài làm tốt.
3/ Củng cố dặn dò: 4'.
Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK.
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn hs học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: KHOA HỌC
KIỂM TRA HỌC KÌ I.
(Thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của phòng Giáo dục).
Tiết 5: KĨ THUẬT 
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN( Tiết 3)
I/ Mục tiêu.Sử dụng được một số dụng cụ , vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.( không bắt buộc HS nam thêu).
Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu, để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS .
HSHN: thực hành tùy chọn
II/ Chuẩn bị.
- HS mang sản phẩm đang làm dở ở tiết 2 đến lớp.
III/ Các HĐ DH.
 1. Giới thiệu bài.
 2.HDHS thực hành .
- GV tổ chức cho HS thực hành sản phẩm tự chọn.GV quan sát , giúp đỡ HS thực hành.
3. Tổng kết tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò. Tiết sau mang SP đang làm dở hôm nay để thực hành tiếp. 
Thứ năm ngày 12 tháng 12 năm 2013
Tiết 3: TOÁN 
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5.
I/ Mục tiêu. 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5 .
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.
- Làm được bài 1; bài 4. HSKG làm thêm các BT còn lại.
* HSTB,Y: Bổ sung thờm kiến thức về kĩ năng chia, các bảng chia.
HSHN: ôn bảng nhân 2-6
II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Hs 1: Nêu dấu hiệu của số chia hết cho 2. Cho VD?
Hs 2: Nêu dấu hiệu không chia hết cho 2, cho VD?
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
Gv giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 5: 15'.
Gv: Nêu và ghi VD lên bảng - Hs thực hiện phép chia.
20 : 5 =	40 : 5 =	41 : 5 = 	44 : 5 = 
30 : 5 = 	15 : 5 = 	32 : 5 =	46 : 5 =
25 : 5 =	35 : 5 =	53 : 5 =	37 : 5 =
Hs: Nhận xét về các số bị chia chia hết cho 5, rút ra kết luận: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
Hs: Lấy VD về số chia hết cho 5.
H: Các số như thế nào thì không chia hết cho 5? (Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5).
Hs: Lấy VD về số không chia hết cho 5.
H: Trong các số chia hết cho 5, số nào chia hết cho 2?
Hs: Nhận xét các số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 để rút ra kết luận: Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
Hs lấy VD về số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5: 12, 20, 30, 70, . . .
Hoạt động 2: Luyện tập: 15'.
Bài 1: Hs đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
Hs tự làm bài vào vở - hs lên bảng làm.
Hs: Nhận xét bài làm của bạn.
Gv: Nhận xét,

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAn 17 KNS.doc
Giáo án liên quan