Giáo án lớp 4 - Tuần 12

I. Mục tiêu:

- Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 tổng với 1 số.

- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

- GD ý thức học tập tốt .

II. Thiết bị dạy - học: Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy học :

1. Tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em lên làm bài tập

3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài

a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức:

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV viết lên bảng tên những HS tham gia thi kể.
- Thi kể trước lớp.
- Mỗi HS kể xong phải nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- GV nhận xét giờ học. Về nhà tập kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.
__________________________________
 Thể dục
động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung 
trò chơi: "con cóc là cậu ông trời"
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu HS nắm được cách chơi, tự giác chơi và tích cực chơi.
- Học động tác thăng bằng, nắm được kỹ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng.
- GD ý thức han thể dục thể thao .
II. Thiết bị dạy - học:
	- Sân trường, còi,
III. Các hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng trên sân.
- Chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục PTC: (12 - 14 phút)
* Ôn 5 động tác đã học 2 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Lần 1: GV điều khiển, cả lớp tập.
Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, GV quan sát sửa sai cho HS.
* Học động tác thăng bằng 4 - 5 lần.
+ GV nêu mục tiêu động tác.
+ GV làm mẫu và giải thích cho HS bắt chước theo.
HS: Quan sát GV và bắt chước tập theo.
+ Hô cho HS tập.
HS: Tập lại 4 - 5 lần.
- Tập từ đầu đến động tác thăng bằng 
(1 - 2 lần).
- Thi đua giữa các tổ.
b. Trò chơi vận động: (5 - 6 phút)
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi thử 1 lần.
- Cả lớp chính thức chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Thực hiện các động tác thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà tập lại các động tác đã học.
 Đạo đức
Bài 6 : hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
 - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. Thiết bị dạy - học:
Tranh, đồ dùng để hoá trang.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ: Đọc ghi nhớ
- Vì sao phải tiết kiệm thời giờ ? - HS nêu ý kiến 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Thảo luận 
- GV kể chuyện “Phần thưởng”.
HS: Cả lớp nghe.
- Đóng lại tiểu phẩm.
+ Em có nhận xét gì về việc làm của 
Hưng?
- Em thấy việc làm của Hưng rất đáng khen.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất yêu bà.
- Em thấy việc làm của bạn chứng tỏ bạn là người cháu hiếu thảo.
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng? (hỏi bạn đóng vai Hưng)
- Vì em rất yêu bà, bà là người dạy dỗ, nuôi nấng em hàng ngày.
- GV giảng trên tranh:
+ Theo em bà cảm thấy như thế nào trước việc làm của cháu?
- Bà cảm thấy rất vui, phấn khởi.
+ Qua câu chuyện trên, bạn nào cho cô biết đối với ông bà, cha mẹ chúng ta phải như thế nào?
- Phải hiếu thảo.
+ Vì sao phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta.
=> Rút ra bài học (ghi bảng).
HS: 3 em đọc bài học.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Làm theo nhóm.
*Bài1: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
- 1 nhóm làm vào phiếu to dán bảng và trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng.
+ b, d, đ là Đ
+ a, c là S.
c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Bài 2: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận và khen các nhóm.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn 12 - 11 - 2012
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2012
Toán
Nhân với số có hai chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách nhân với số có 2 chữ số.
 - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có 2 chữ số.
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy - học:	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:	
HS: 1 em lên bảng làm bài .
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Tìm cách tính 36 x 23 = ?
- Gợi ý cho 1 HS viết lên bảng:
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 20 + 36 x 3
= 720 + 108
= 828.
b. Giới thiệu cách đặt tính và tính:
- GV viết lên bảng và hướng dẫn HS đặt tính và tính:
x
36 x 3
36 x 2 chục
108 + 720
 36
 23
108
72
828
HS: Quan sát, lên bảng và nghe GV giảng.
- GV giới thiệu:
108 là tích riêng thứ nhất.
72 gọi là tích riêng thứ hai.
- Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái 1 cột so với 108. Vì nó là 72 chục. Nếu viết đầy đủ phải là 720.
c. Thực hành:
* Bài 1:/a,b,c Làm cá nhân.
HS: 2 em lên bảng làm.
* Bài 2 : HD tính giá trị biểu thức 
* Bài 3: Làm vào vở.
- HS làm bài 
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự làm.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 Bài giải 
 25 quyển vở có số trang là :
 48 x 25 = 1200 ( Trang )
 Đáp số : 1200 trang
- GV chữa, chấm bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau.
 Tập đọc
Vẽ trứng
I. Mục tiêu:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ các tên riêng nước ngoài: Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi, Vê - rô - ki - ô.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ngợi ca.
+ Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Nhờ khổ luyện, Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi đã trở thành 1 họa sĩ thiên tài.
+ GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy - học:
Chân dung Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi và 1 số ảnh chụp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức ;
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối nhau đọc bài trước và trả lời câu hỏi.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Luyện đọc:
- 1 HS đọc bài 
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 -3 lượt.
- GV nghe, sửa sai, hướng dẫn giải nghĩa từ, đọc trôi chảy các tên riêng, ngắt nghỉ hơi đúng câu dài: “Trong .. xa nay/ không có .. hoàn toàn giống nhau đâu”.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi cảm thấy chán ngán?
- Vì suốt mời mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
+ Thầy Vê - rô - ki - ô cho trò học vẽ để làm gì?
- Để biết cách quan sát sự vật 1 cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
+ Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi thành đạt như thế nào?
- Trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở những bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê - ô - nác - đô đa Vin - xi trở thành họa sỹ nổi tiếng?
- Đó là người bẩm sinh có tài.
- Gặp được thầy giỏi.
- Khổ luyện nhiều năm.
+ Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Cả 3 nguyên nhân đều quan trọng,nhưng quan trọng nhất là sự khổ công tập luyện của ông.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu.
HS: Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau 
- Phải khổ công rèn luyện mới thành tài.
 Tập làm văn
Kết bài trong văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- Biết được 2 cách kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
- Bước đầu biết viết kết bài trong bài văn kể chuyện bằng hai cách .
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy - học:
Phiếu học tập, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết Tập làm văn trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Phần nhận xét:
*Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm câu chuyện “Ông Trạng thả diều”.
- Em hãy tìm phần kết của truyện?
- Thế rồi vua mở khoa thi, chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có 13 tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước ta.
*Bài 3: 
- GV nhận xét những lời đánh giá hay.
HS: 1 em đọc nội dung, HS suy nghĩ phát biểu thêm lời đánh giá vào cuối.
VD: 
- Câu chuyện này làm em càng thấm thía lời của cha ông. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đã nêu 1 tấm gương sáng về nghị lực cho chúng em.
* Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu.
- GV dán tờ phiếu viết 2 cách kết bài.
HS: Suy nghĩ so sánh và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng:
1) Kết bài của truyện “Ông Trạng thả diều”:
à Thế rồi ....... nước Nam ta.
(Kết bài này chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. Đây là cách kết bài không mở rộng).
2) Cách kết bài khác:
à Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xa “Có chí thì nên”, ai nỗ lực vươn lên người ấy sẽ đạt được nhiều điều mình mong ước. 
(Đây là cách kết bài mở rộng).
b. Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
* Bài 1:
HS: 5 em đọc nối nhau bài tập 1.
- Từng cặp trao đổi trả lời câu hỏi.
- GV dán tờ giấy mời đại diện 2 nhóm lên chữa bài.
* Bài 2:
- GV gọi HS trả lời, chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu.
* Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ viết kết bài vào vở.
- GV nhận xét những em viết hay.
- 1 số em đọc trước lớp.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học . Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau.
 Thể dục
động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung
trò chơi: "mèo đuổi chuột"
I. Mục tiêu:
 - Trò chơi “Mèo đuổi chuột” yêu cầu tham gia chơi đúng luật.
 - Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung, yêu cầu học thuộc thứ tự động tác và chủ động tập đúng kỹ thuật.
 - Học động tác nhảy, yêu cầu nhớ tên và tập đúng động tác.
II. Thiết bị dạy học :
Sân trường, còi
III. Các hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
HS: Giậm chân tại chỗ, hát, vỗ tay. 
- Khởi động các khớp.
- Trò chơi tự chọn.
2. Phần cơ bản:
a. Trò chơi vận động:
H

File đính kèm:

  • docTuan 12 H.doc
Giáo án liên quan