Giáo án lớp 4 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

* HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc28 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại đối với nền văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp hát. 
- Muốn cho con cháu đời sau được ấm no hạnh phúc. . . 
- Long Đỗ, Tống Bình, Đông Kinh, Đông Đô, Đại La, Hà Nội. 
- Nhận xét, bổ sung. 
1. Đạo Phật dưới thời Lý. 
- HS đọc. 
- Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 
2. Vai trò của chùa thời Lý. 
- HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. 
- Vài HS mô tả(kết hợp quan sát tranh)
- HS khác nhận xét. 
- HS đọc bài học. 
KĨ THUẬT (Tiết 12)
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 3)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
* Với HS khéo tay:
Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
II. CHUẨN BỊ: 
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải …)
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
+ Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì. .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’ 
2. Bài cũ: 5’
+ Nêu qui trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay, chúng ta tiếp tục học bài: “Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa”. GV ghi đề. 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ3: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- GV nhận xét, củng cố lại cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
+ Bước 1: Gấp mép vải. 
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. 
- GV tổ chức cho HS thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng. 
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS. 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. 
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm: 
 + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kỹ thuật. 
 + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. 
 + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. 
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
 4. Nhận xét- dặn dò: 3’
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Hướng dẫn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Cắt, khâu túi rút dây”. 
+ Khâu viền đường gấp mép vải thực hiện theo 3 bước. . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. 
- HS theo dõi. 
- HS thực hành. 
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên. 
TOÁN (Tiết 58)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh.
* Bài 1 (dòng 1), bài 2: a; b (dòng 1), bài 4 (chỉ tính chu vi)
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động củ trò
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ GV gọi HS lên bảng làm bài tập và đọc qui tắc. 
- Chữa bài, nhận xét và Ghi điểm HS. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Hôm nay, chúng ta vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh qua bài: “Luyện tập”. GV ghi đề. 
b. Hướng dẫn luyện tập: 
HĐ1: Cá nhân: 
 Bài 1: Tính. 
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. 
+ Chú ý: Áp dụng bài học nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Nhận xét và ghi điểm HS. 
Bài 2: 
a. Tính bằng cách thuận tiên nhất 
 - Nhận xét và Ghi điểm HS. 
2b. Tính (theo mẫu)
+ GV hướng dẫn bài tập mẫu. 
- GV yêu cầu HS làm theo nhóm. 
+ Nhận xét, khen. 
HĐ2: Cả lớp: 
Bài 4 
+ GV đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS làm bài. 
- GV cho HS tự làm bài 
- GV nhận xét và Ghi điểm HS 
4. Củng cố- dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học. 
- GV gọi HS nhắc các quy tắc đã học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học. 
+ HS lên bảng. 
Tính giá trị biểu thức sau: 
 5 x (6 – 3) 7 x (8 – 2)
= 5 x 3 = 7 x 6
= 15 = 42
+ Nhận xét, bổ sung. 
+ HS nhắc lại qui tắc nhân một số với một tổng và một hiệu. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
a. 135 x (20 + 3) b. 642 x (30 – 6)
 = 135 x 20 + 135 x 3 = 642 x 30 – 642 x 6
 = 2700 + 405 = 19260 - 3852
 = 3105 = 15 408
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 
 134 x 4 x 5 5 x 36 x 2 42 x 2 x 7 x 5
 134 x (4 x 5) (5 x 2) x 36 (42 x 7) x (2 x 5) 
 = 135 x 20 = 10 x 36 = 294 x 10
 = 2700 = 360 = 2940 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS làm theo nhóm. Báo cáo kết quả. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
 137 x 3 + 137 x 97 428 x 12 – 428 x 2
= 137 x (3 + 97) = 428 x (12 – 2)
= 137 x 100 = 428 x 10
= 13700 = 4280
- HS đọc đề. 
- HS lên bảng làm bài. cả lớp làm bài vào vở 
 Bài giải
 Chiều rộng của sân vận động là
 180: 2 = 90 (m)
 Chu vi của sân vận động là
 (180 + 90) x 2 = 540 (m)
 Đáp số: 540 m.
+ HS nhắc lại qui tắc nhân một sô với một tổng (hiệu). Tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. 
TẬP LÀM VĂN (Tiết 23)
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài văn kể chuyện (mục I và BT1, BT2 mục III).
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (BT3, mục III).
II. CHUẨN BỊ: 
+ Bảng phụ viết sẵn kết bài Ông trạng thả diều theo hướng mở rộng và không mở rộng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Có mấy cách mở bài trong bài văn KC?
- Gọi HS đọc mở bài gián tiếp Hai bàn tay. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
Kết bài mở rộng là gì? Kết bài không mở rộng là gì? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Kết bài trong bài văn kể chuyện”. GV ghi đề. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1, 2: 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diều. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết truyện. 
- Gọi HS phát biểu. 
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. 
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. 
Bài 4: So sánh hai cách kết bài trên. 
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh. 
- Gọi HS phát biểu. 
Kết luận: vừa nói vừa chỉ vào bảng phụ. 
+ Cách viết của bài thứ nhất chỉ có biết kết cục của câu chuyện không có bình luận thêm là cách viết bài không mở rộng. 
+ Cách viết bài thứ hai đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng. 
Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
 c. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
 4. Luyện tập – thực hành: 
HĐ2: Cá nhân hoặc (nhóm): 15’
 Bài 1: Sau đây là một số. . . 
+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. 
+ Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu. 
- Nhận xét chung Kết luận về lời giải đúng. 
 Bài 2: Tìm phần kết của câu chuyện sau. . . 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS phát biểu. 
- Nhận xét, Kết luận lời giải đúng. 
Đáp án: Kết bài của hai bài “Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca” là hai kết bài không mở rộng. 
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Gọi HS đọc bài. GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS. 
Ghi điểm những HS viết tốt. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
+ Có những cách kết bài nào?
+ Goi HS đọc lại ghi nhớ.
+ Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết bằng cách xem trước bài trang 124/SGK. 
- Nhận xét tiết học. 
- HS hát. 
- Có hai cách mở bài: + Mở bài trực tiếp: kể ngay. . . 
- HS đọc bài. 
+ HS dưới lớp nhận xét. 
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện. 
+ HS1: Vào đời vua…đến chơi diều. 
+ HS2: Sau vì nhà nghèo…đến nước nam ta. 
+ HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện. 
- Kết bài: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước Việt Nam ta. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay. 
+ Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa: “có chí thì nên”
+ Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực cho chúng em.
- HS đọc thành tiếng, HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 
+ Cách viết bài của truyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá. + + Cách kết bài ở bài tập 3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của truyện. 
+ Lắng nghe. 
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 
+ HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. 
+ Cách a: là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa. 
+ Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện. 
- Lắng nghe. 
- HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luậ

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 12.doc
Giáo án liên quan