Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2013

I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Nhận xét góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.

- GD ý thức học tập tốt .

II. Thiết bị dạy - học:

GV: phiếu học tập, thước kẻ, ê ke

HS: thước kẻ, ê ke

III. Các hoạt động dạy - học :

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 10 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Có thể giải nghĩa 1 số câu thành ngữ, tục ngữ.
* Bài 3:
- Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở BT
- 1 số HS làm bài vào phiếu.
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV).
4.Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau
Khoa học 
TIếT 20: NệễÙC COÙ NHệếNG TÍNH CHAÁT Gè ? 
I.Mục tiêu: HS có khả năng phát hiện ra một số tính chất của nước bằng cách:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hìa tan một só chất.
- HS yêu thích khám phá khoa học.
II. Thiết bị dạy- học: 
GV: 4 tờ giấy Ao, bút dạ
HS : 4 nhóm mỗi nhóm chuẩn bị cốc, chai, lọ(thủy tinh hoặc nhựa),thìa, muối, đường, cát, 1 tấm kính, 1 chiếc khăn bông.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:Em hãy nói 3 trong 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí?
3.Bài mới: 
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Em biết gì về nước?
- em có thể đựng nước vào những vật gì?
- Những vật nào có thể bị ngấm nước?
- Cái gì có thể tan trong nước?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh về kiến thức mới sẽ học: 
Bước 3 : Cho HS đề xuất câu hỏi:
GV ghi bảng lớp:
+Nước có màu gì? mùi gi? vị gì?
+Nước có thể ngấm vào những vật nào?
+Nước hòa tan được đường không?
+Nước có hòa tan được cát không?
+Nước chảy từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao?
+Nước có hình dạng nhất định không?
Thiết kế phương án thí nghiệm:
Lựa chọn phương án nào?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm:
Phát giấy Ao cho từng nhóm, HS làm thực nghiệm để lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
-Cho HS tự so sánh với ý kiến đưa ra ban đầu
-Gọi HS đọc mục cần biết SGK
4.Hoạt động nối tiếp: 
Em hãy nêu các tính chất của nước?
GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
HS ghi: nước trong suốt, không mùi, không vị.
-Nước có thể đựng trong cốc, chai, lọ, chậu…
-Những vật có thể bị ngấm nước là: khăn bông, quần áo, tất, bông, mũ vải…
- Đường tan trong nước, muối tan trong nước…
-HS ghi vào vở bài tập- ghi vào tờ phiếu chung của nhóm: quan sát nước khi đựng ở cốc thủy tinh, nhìn thấy nước khi đựng ở chai, lọ, nhìn thấy nước đựng ở bình nước lọc, nước ở chậu, …Nhìn thấy nước khi bị đổ ra sàn nhà, mẹ đã dùng khăn để lau khô nền, thấy quần áo giặt xong bị ướt…đã từng uống nước đường.
- HS ghi vở BT
- Ghi vào tờ chung của nhóm
-Phát biểu ý kiến.
-HS nêu: quan sát thực tế, xem phim ảnh, đọc báo, xem tranh ảnh.nghe người lớn nói,… 
- Quan sát thực tế, tranh ảnh.
-HS từng nhóm tiến hành thực nghiệm
-Nhóm trưởng ghi kết quả vào giấy Ao
-Dán kết quả lên bảng lớp.
Phần ghi bảng:
Câu hỏi đề xuất của HS
+Nước có màu gì? mùi gi? vị gì?
+Nước có thể ngấm vào những vật nào?
+Nước hòa tan được đường không?
+Nước có hòa tan được cát không?
+Nước chảy từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao?
+Nước có hình dạng nhất định không?
Phương án trả lời của HS
1.Kết quả dự kiến ban đầu
2. Kết quả trao đổi sau bước 4
3.Hình ảnh minh họa của GV
Địa lý
Tiết 10: thành phố đà lạt
I. Mục tiêu:
- HS vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
II. Thiết bị dạy học: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về thành phố Đà Lạt.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
- GV nêu câu hỏi:
HS: Dựa vào h1 ở bài 5, tranh ảnh mục 1 SGK và kiến thức bài trước để trả lời câu hỏi:
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét?
- Khoảng 1500 m so với mặt biển.
+ Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- Quanh năm mát mẻ.
+ Quan sát H1 và H2 rồi chỉ ra vị trí các địa điểm đó trên H3.
HS: Chỉ lên hình 3.
+ Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt?
- Giữa thành phố là hồ Xuân Hương xinh xắn. Nơi đây có những vườn hoa và rừng thông xanh tốt quanh năm. Thông phủ kín sườn đồi, sườn núi và chạy dọc theo các con đường trong thành phố.
Bước 2:
 GV sửa chữa, bổ sung.
- HS trình bày
b. Đà Lạt thành phố du lịch nghỉ mát:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Dựa vào vốn hiểu biết vào H3 mục 2 trong SGK các nhóm thảo luận theo gợi ý.
- GV phát phiếu.
Nội dung phiếu:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch và nghỉ mát?
- Vì ở Đà Lạt có không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp.
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
- Khách sạn, sân gôn, biệt thự với nhiều kiến trúc khác nhau, bơi thuyền trên hồ, ngồi xe ngựa, chơi thể thao, 
+ Kể tên 1 số khách sạn ở Đà Lạt?
- Khách sạn Lam Sơn, Đồi Cù, Palace, Công Đoàn.
Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện.
c. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu ghi câu hỏi:
- Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát h4 các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh?
- Vì Đà Lạt có rất nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Kể tên 1 số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt?
- Bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây, đào,..
- Hoa lan, hồng, cúc, lay ơn, mi - mô - da, cẩm tú cầu, ..
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, quả, rau xứ lạnh?
- Vì ở Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ…
+ Hoa và rau Đà Lạt có giá trị như thế nào?
- Có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho nhiều nơi miền Trung và Nam Bộ. Hoa Đà Lạt cung cấp cho thành phố lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
- GV nhận xét, bổ sung.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
- Kết luận: Nêu ghi nhớ vào bảng.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà xem lại bài và chuẩm bị bài sau.
Ngày soạn 27 / 10 / 2013
Thứ tư ngày 30 tháng 10 năm 2013
	Toán 
Tiết 48: Kiểm tra định kì ( Giữa học kì I )
I. Mục tiêu:
Kiểm tra các nội dung sau:
- Đọc , viết , so sánh số tự nhiên, hàng và lớp.
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
-Chuyển đổi số đo thời gian đã học.
- Nhận biết góc nhọn , góc tù, góc bẹt;hai đường thẳng song song, vuông góc;tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
- Giải toán tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GD ý thức tự giác làm bài .	
II. Thiết bị dạy học :
 GV : Đề kiểm tra
	HS: nháp. bút, thước kẻ, ê ke. 
III . Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Dạy bài mới : 
a. Đề bài: Nhà trường ra đề
	- GV phát đề cho từng HS.
	- Nhắc nhở các em đọc thật kỹ đề khi làm bài.
	- Không bàn tán, quay cóp, tự mình đọc và làm bài
b. GV thu bài:
4. Hoạt động nối tiếp : Nhận xét giờ kiểm tra.Về nhà chuẩn bị bài giờ sau học.
Tập đọc
Tiết 77: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì i
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Hệ thống được 1 số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
- HS K, G đọc diễn cảm đoạn văn, thơ, biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
II. Thiết bị dạy học: GV: Phiếu học tập.
 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức :
2. Bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - Ghi bài 
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: (số HS còn lại).
b. Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc yêu cầu bài tập.
- GV nhắc các em những việc cần làm.
- Đọc thầm các bài tập đọc, học thuộc lòng thuộc chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ” để ghi những điều cần nhớ vào bảng con.
HS: Nói tên 6 bài tập đọc, GV viết nhanh lên bảng.
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ.
- Hoạt động theo nhóm đọc lướt bài tập đọc, mỗi em đọc 2 bài ghi ra nháp tên bài, thể loại, nội dung chính, giọng đọc, ghi vào phiếu học tập.
- Các nhóm dán phần kết quả lên bảng.
- GV dán giấy đã chuẩn bị để chốt lại.
- HS Viết bài vào vở bài tập.
c. Bài tập 3:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu tên các bài tập đọc là truyện kể theo chủ điểm “Trên đôi cánh ước mơ”.
+ Đôi giày ba ta màu xanh.
+ Thưa chuyện với mẹ.
+ Điều ước của vua Mi - đát.
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- Làm bài vào phiếu.
- Đại diện lên trình bày.
- GV dán giấy ghi sẵn lời giải để chốt lại.
- 1 - 2 em đọc lại kết quả.
Nhân vật 
Tên bài
Tính cách
- Chị phụ trách
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang, quan tâm thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Lái
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp
- Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ, muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Mẹ Cương
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi - đát
Điều ước của vua 
Mi - đát
- Tham lam nhưng biết hối hận.
- Thần Đi - ô - ni
- Thông minh, biết dạy cho vua Mi - đát 1 bài học.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Các bài tập đọc trên giúp các em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
Lịch Sử
Tiết 10: cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược 
lần thứ nhất ( năm 981)
I. Mục tiêu:
	- HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
	- Kể lại một số sự kiện về cuộc kháng chiến chống quân Tống.
	- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Thiết bị dạy học:
-GV: Hình trong SGK phóng to + Phiếu học tập.
-HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. ổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : HS đọc ghi nhớ bài trước 
3. dạy bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- 1 em đọc SGK đoạn “Năm 979 Tiền Lê”.
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
- Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Định Liễn bị ám hại. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi./ Thế nước lâm nguy, vua còn quá nhỏ không gánh vác nổi việc nước.
+ Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không?
- Có được ủng hộ nhiệt tình, quân sĩ tung hô “Vạn tuế”.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận theo câu hỏi sau:
+ Quân Tốn

File đính kèm:

  • docTuan 10-H.doc
Giáo án liên quan