Giáo án lớp 3 tuổi

I. Mục đích yêu cầu

- Trẻ thực hiện tốt bài thể dục sáng, tập đúng các động tác.

- Trẻ tập biết phối hợp nhịp nhàng giữa chân và tay.

- Tập thể dục giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, các cơ phát triển hài hòa, cân đối.

II. Chuẩn bị

- Sân tập rộng, bằng phẳng, thoáng mát, sạch sẽ.

*/ Nội dung tích hợp : GDAN : Hát vận động bài “Cùng đi đều”, “Rước đèn dưới trăng”

III. Tiến hành

1. Khởi động : Cho trẻ khởi động theo vòng tròn, kết hợp hát vận động bài “Cùng đi đều” sau đó cho trẻ chạy chậm về 3 hàng ngang theo tổ.

2. Trọng động :

 */ Bài tập phát triển chung : có 4 động tác. Tập kết hợp với bài hát “Rước đèn dưới trăng”

- Động tác hô hấp 1 : Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng các động tác, hai tay dang ngang, đưa tay phía trước, giơ lên cao.

- Động tác tay 3 “Đánh xoay tròn 2 cánh tay” (cuộn len).

 + Hai cánh tay xoay tròn vào nhau.

 + Giơ 2 tay lên cao.

 + Hạ 2 tay xuống.

- Động tác lưng bụng 4 “Cúi về trước, ngửa ra sau”

 + Cúi người về phía trước.

 + Đứng thẳng.

 + Ngửa người về phía sau.

 + Đứng thẳng.

- Động tác chân 2 “Bật đưa chân sang ngang”

 + Bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang.

 + Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người.

3. Hồi tĩnh :

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng một vòng sân, sau đó cho trẻ tập trung lại và nhận xét buổi tập thể dục.

 

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c trẻ biết kính trọng cô giáo, yêu quí trường mầm non.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa nội dung bài hát
- Một số tranh về trường mầm non và một số hoạt động trong trường mầm non.
- Đồ dùng âm nhạc : trống lắc, xúc xắc, phách tre…
*/ Nội dung tích hợp : LQVH : Thơ “Chào cô giáo”
III. Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
 1. Hoạt động mở đầu
* Ổn định :
- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Trăng sáng”
- Chúng ta vừa đọc bài thơ gì ? Trong bài thơ nói đến cái gì ? (Nói về trăng) Những đêm nào thì trăng tròn ? (Đêm rằm).
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu.
- Có một bài hát cũng nói về ngày tết trung thu, bài hát nói về ngày tết trung thu như thế nào các con chú ý lắng nghe nhé.
2. Hoạt động trọng tâm
* Hát vận động : “Gác trăng”
- Cô hát cho trẻ nghe lần một, cô hát vui theo giai điệu bài hát, kết hợp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. Tác giả : Mạnh phát & Hoài Linh.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát cho trẻ hiểu.
- Cô hát cho trẻ nghe lần hai, kết hợp vận động theo bài hát cho trẻ xem.
- Cô cho trẻ hát bài hát cùng cô một lần, sau đó cô nói cách vận động cho trẻ biết.
- Cô cho cả cầm đồ dùng âm nhạc lên hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trong quá trình trẻ hát vận động, cô vận động cùng trẻ để kết hợp sửa sai cho trẻ và động viên trẻ thêm.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu.
* Nghe hát “Đêm trung thu”
- Cô hát cho trẻ nghe lần một, hát diễn cảm, thể hiện tình cảm của minh qua bài hát, kết hợp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. Sáng tác :Nguyễn Như Thạch
- Cô giới thiệu nội dung bài hát cho trẻ hiểu.
- Cô hát cho trẻ nghe lần hai, hát diễn cảm, kết hợp múa minh họa cho bài hát.
- Cô mở nhạc và hát múa theo nhạc, kết hợp cho trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Cô cho cả lớp đứng lên vận động bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”
* Trò chơi âm nhạc “Bạn nào hát”
- Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho trẻ rõ.
- Cô cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và động viên trẻ chơi.
3. Kết thúc 
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc chủ đạo : GTN : Đong đo nước.
Các góc phụ : GXD :Xây khuôn viên trường.
GPV : Cửa hàng bách hóa.
GSHT : Tô các chữ số.
GNT : Làm đèn trung thu.
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ tham gia chơi tốt ở các góc, biết nhập vai chơi ở góc phân vai và góc xây dựng.
- Trẻ tham gia chơi nhanh nhẹn và biết chơi sáng tạo ở các góc.
- Trẻ chơi ngoan, biết nhường nhịn bạn, giúp đỡ bạn trong khi chơi.
II. Chẩn bị
- Các góc chơi rộng, sạch sẽ.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ các góc chơi.
III. Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
1. Hoạt động mở đầu
* Ổn định :
- Cô cùng trẻ hát bài “Lại đây với cô”
- Các con vừa hát bài gì ? Bài hát nói về việc gì ?
- Bài hát nói về vui chơi chúng ta sẽ cùng cô chơi ở các góc chơi, có rất nhiều góc chơi.
- Hôm nay chúng ta cùng chơi đong đo nước và chơi ở các góc khác nữa nhé.
2. Hoạt động trọng tâm
* Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu chủ đề chơi cho trẻ biết, kết hợp kể tên các góc chơi cho trẻ rõ. Đặc biệt là chủ đạo đó là góc thiên nhiên “Đong đo nước”
- Cô cùng trẻ trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung của các góc chơi.
- Cô cho trẻ cùng nhau chọn các bạn chơi, các góc chơi.
* Qúa trình chơi :
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng, đồ chơi ra và lấy ký hiệu gắn vào các góc chơi.
- Cô cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và tham gia chơi cùng trẻ.
- Trong quá trình trẻ chơi, cô đến từng góc chơi để quan sát trẻ chơi và giúp trẻ biết nhập vai chơi ở các góc và động viên trẻ chơi tốt ở các góc.
* Nhận xét sau khi chơi :
- Cô cho trẻ tập trung lại và cùng đến các góc để tham quan, sau đó cô mời đại diện ở các góc nhận xét các góc chơi của bạn.
- Cô nhận xét, cô tuyên dương những bạn chơi ngoan, biết chơi chơi ở các góc, động viên nhắc nhỡ những cháu chơi chưa ngoan.
3. Kết thúc : cho trẻ thu dọn đồ chơi sắp xếp vào chỗ quy định.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi với cát và nước
TC : Mèo đuổi chuột
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chơi với cát và nước. Chơi tốt trò chơi mèo đuổi chuột.
- Trẻ biết đong đo nước, biết xúc cát đổ vào xe để chở đi biết dùng cát để làm các ngọn tháp, đắp thành ngôi nhà...
- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi chơi.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng : Xe cở cát bằng đồ chơi Xô chậu, ly, ca, chai đựng nước…
III. Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
1. Hoạt động mở đầu
* Ổn định :
- Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô cho trẻ tập trung lại và giới thiệu cho trẻ biết các hoạt động ngoài trời hôm nay.
- Hôm nay chúng ta cùng chơi với cát và nước và chơi trò chơi Mèo đuổi chuột nữa nhé.
2. Hoạt động trọng tâm
* Chơi với cát, nước :
- Cô lấy cát và nước ra và giới thiệu cho trẻ biết về cách chơi với cát, nước.
- Cô chia trẻ ra các nhóm, cho mỗi nhóm 1 thùng nước và 1 rổ cát.
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi với cát và chơi với nước như : dùng xẻng đồ chơi để xúc cát đổ vào xe chở đi xây công trình…, dùng các chai. Ly, ca, phểu để đong đo nước…
- Khi trẻ làm xong, cô cùng trẻ thu dọn dụng cụ lao động để vào nơi quy định, sau đó cho trẻ rửa chân tay.
* Trò chơi : Mèo đuổi chuột.
- Cô giới thiệu tên các trò chơi cho trẻ biết, kết hợp nêu cách chơi cho trẻ rõ.
- Cô cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và tham gia chơi cùng trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do ít phút, cô bao quát trẻ, sau đó cho trẻ đi vào lớp.
3. Kết thúc
LÀM QUEN VỚI TỪ TIẾNG VIỆT
Các từ : Ôn các từ trong tuần
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết một số từ tiếng Việt cơ bản đã được học.
- Trẻ phát âm chính xác và mạch lạc các từ tiếng Việt bằng tiếng Việt.
- Giáo dục trẻ biết kính trọng cô giáo, yêu quý các bạn và biết được ý nghĩa của ngày tết trung thu.
II. Chuẩn bị
- Các bức tranh ảnh về một số trường mầm non, về các hành động, các hoạt động có từ ở dưới tranh...
- Treo các bức tranh ảnh ở các góc trong lớp.
III . Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
1. Hoạt động mở đầu
* Ổn định :
- Cho trẻ đọc cùng cô bài thơ “Bạn mới”
- Cô hỏi trẻ tên bài thơ, sau đó cô giới thiệu về nội dung bài thơ có liên quan đến các từ trong tuần để ôn lại cho trẻ nhớ.
- Hôm nay chúng ta cùng ôn lại các từ trong tuần đã học nhé.
2. Hoạt động trọng tâm
* Ôn các từ tiếng Việt trong tuần.
Cho trẻ ôn lại các từ nói về trường/lớp mầm non và ngày tết trung thu.
- Các từ trong tuần : Bạn trai ; Bạn gái ; Nắm tay ; Tên ; Trò chơi ; Xếp hình ; Cao ; Thấp ; Búp bê ; Hát ; Vẽ tranh ; Tô màu.
- Cô cho trẻ ôn lại các từ đã học trong tuần bằng các trò chơi như : “Chiếc túi kỳ diệu” (trong túi là các từ chỉ tên đồ chơi hoặc chỉ tên hành động hay hoạt động nào đó, trẻ lấy được từ nào thì sẽ nói tên và nói tên hoặc làm hành động đó) hoặc dùng tranh/ảnh để nói về bức tranh đó...Đối với những trẻ chưa nắm vững các từ và mẫu câu đã học, cô cho trẻ ôn luyện kỹ hơn, đối với những từ trẻ đã nắm vững, cô cho trẻ luyện tập kết hợp với các từ đã học ở tuần trước để trẻ có thể nói nhiều hơn và nói các câu dài hơn.
- Nếu trẻ thực hiện được, cho một trẻ thay cô nói để các trẻ khác thực hiện.
- Chơi “Ai nhanh hơn”
- Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ rõ kết hợp nêu cách chơi cho trẻ hiểu.
- Cho trẻ chơi, hướng dẫn trẻ chơi và tham gia chơi cùng trẻ.
3. Kết thúc : Cho trẻ hát bài “Gác trăng”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm đồ chơi theo chủ đề
Nêu gương cuối tuần
I . Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết làm đồ chơi theo chủ đề theo hướng dẫn của cô. Biết chơi tốt một số trò chơi.
- Trẻ làm đồ chơi đẹp và sáng tạo, chơi các trò chơi nhanh nhẹn.
- Trẻ học ngoan, biết vâng lời cô.
II . Chuẩn bị
- Một số tranh mẫu của cô, một số đồ dùng, đồ chơi khác.
*NDTH: GDAN; hát “Vui đến trường”; Tạo hình: làm đồ chơi.
III . Tiến hành
Diễn biến hoạt động
Nhận xét
1. Hoạt động mở đầu
* Ổn định :
- Cô cùng trẻ hát bài “Gác trăng”. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát. Bài hát nói về tr/lớp mầm non, nói về ngày tết trung thu.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về đồ dùng, đồ chơi của bé trong trường/lớp mầm non và đồ dùng, đồ chơi của ngày tết trung thu.
2. Hoạt động trọng tâm
* Làm đồ chơi theo chủ đề
- Cô chuẩn bị cho trẻ một số đồ dùng như: giấy; bút sáp màu, bút chì, kéo, họa báo… và một số đồ dùng khác hồ dán.
- Cô nói: hôm nay chúng ta làm đồ chơi theo chủ đề “Trường mầm non” và chủ đề nhánh “Ngày tết trung thu”
- Cô hướng dẫn trẻ làm một số đồ chơi về chủ đề Ngày tết trung thu như : Làm đèn lồng, Nặn bánh trung thu...
- Trong quá trình trẻ làm đồ chơi, cô hướng dẫn, động viên trẻ làm và tham gia làm cùng trẻ.
* Nêu gương cuối tuần :
- Cô cùng trẻ hát bài “Hoa bé ngoan”
- Cô gợi ý để trẻ nêu gương những bạn ngoan, chú ý trong giờ học.
- Cô nêu gương : cô tuyên dương những bạn ngoan, chú ý trong giờ học và nhanh nhẹn trong các hoạt động, tiếp thu nhanh, cho cả lớp cùng tuyên dương các bạn. Cô cho các cháu lên cắm cờ và cắm hoa bé ngoan.
- Cho trẻ chơi tự do khoảng ít phút, cô bao quát trẻ và tham gia chơi chơi cùng trẻ, sau đó cho trẻ đi vào lớp.
3. Kết thúc : Cho trẻ hát bài “Đêm trung thu”
NÊU GƯƠNG – VỆ SINH – TRẢ TRẺ
- Cô cho trẻ hát bài hát “Hoa bé ngoan”
- Cô cho cả lớp cùng nhận xét nâu gương các bạn học ngaon và những bạn chưa ngoan.
- Cô nhận xét chung, sau đó cho những bé ngoan lên cắm cờ.
- Cuối buổi trả trẻ tận tay cho phụ huynh và trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ.
Nhận xét cuối tuần
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CHỦ ĐỀ : BÉ VUI TẾT TRUNG THU
Thực hiện từ ngày 8/9 – 12/9/2014
HOẠT ĐỘNG
Thứ hai
8/9/2014
Thứ ba
9/9/2014
Thứ tư
10/9/2014
Thứ năm
11/9/2014
Thứ sáu
12/9/2014
Đón trẻ
- Họp mặt, trò chuyện về tết trung thu, các hoạt động, trò chơi trong ngày tết trung thu.
Thể dục sáng
- Tập kết hợp với bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Kết hợp tập với vòng, gậy thể dục.
- Các động tác : Hô hấp 1; Tay 3; Bụng 4; Chân 2.
Hoạt động có chủ đích
KPKH
- Trò chuện, tìm hiểu về ngày tết trung thu.
PTNT
- Luyện tập nhận biết số lượng là 1,2, nhận biết số 1, 2. Luyện tập so sánh chiều dài.
PTNN
- Làm quen chữ cái “O, Ô, Ơ”
- Thơ “Bạn mới”
PTTM
Tạo hình
- Nặn bánh trung thu.
HĐÂN
- Hát vận động “Gác trăng”
- Nghe hát “Đêm trung thu”
- TCÂN : Bạn nào hát.
Hoạt động vui chơi
GXD : Xây trườ

File đính kèm:

  • docChu de 1 truong mam non.doc