Giáo án lớp 3 - Tuần 9

I. Mục đích:

 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

 Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông qua các bài tập đọc. đã học trong 8 tuần đầu, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu về nội dung bài đọc.

2 .Ôn tập phép so sánh:

 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

 Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

II.Chuẩn bị:

 Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( không có yêu cầu bài HT).

 Từ tuần 1 đến tuần 8 sách Tiếng Việt 3, tập một.

III. Lên lớp:

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 yêu cầu HTL ( Hai bàn tay; Khi mẹ vắng nhà; Quạt cho bà ngủ; Mùa thu của em; Ngày khai trường; Nhớ lại buổi đầu đi học; Bận; Tiếng ru).
Bảng phụ chép đoạn văn Bài tập2.
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
a/ GT. Củng cố lại kiến thức đã học.
 - Ghi tựa 
b/ Kiểm tra: ¼ số HS trong lớp.
Nhận xét ghi điểm 
c/ Bài tập 2: 
-Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm.
-GV đính bảng đoạn văn .
-Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng.
-Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ tinh tế đến vậy.
Bài tập 3: 
-Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
Nhận xét 
4/ Củng cố, dặn dò; 
-Nhắc HS chưa có điểm HTL về nhà tiếp tục luyện đọc.
-Yêu cầu HS về nhà tập làm nháp phần luyện tập tiết 6.
-HS nhắc lại
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm, xem lại trong bài vừa chọn 1 ,2 phút.
-HS đọc bài theo yêu cầu.
-HS đọc, trao đổi nhóm đối, làm vào vở.
- 3 HS lên bảng giải.
-Đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
-Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy.
-Chọn từ tinh xảo vì tinh xảo là khéo léo, còn tinh khôn là khôn ngoan.
-Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ, to lớn.
-HS đọc yêu cầu. 
-HS suy nghĩ ghi nháp. 
-Đọc kết quả: 
-Ví dụ: 
+Chúng em đang lao động.
+Mẹ dẫn tôi đến trường.
+Nam đang học bài.
Thứ tư ngày … tháng … năm 2006
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI
VÀ SỨC KHOẺ
I/Mục đích: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về: 
Cấu tạo ngoài chức năng của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ gìn vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
II/ Chuẩn bị: Các hình trong SGK
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Oån định: 
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
-GT củng cố các bài học trước.
 -Ghi tựa.
Hoạt động 1: 
Chơi trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng?
Bước 1: Tổ chức 
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động trò chơi.
- GV đính tranh: 
+Chỉ trên sơ đồ và nói tên từng cơ quan trong các hình.
+Nêu chức năng của từng cơ quan.
-Để giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh, bạn nên làm gì và không nên làm gì?
Bước 2: 
Phổ biến cách chơi và luật chơi.
Nhận xét ghi điểm
Bước 3: 
- GV hội ý với HS được cử vào ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi, nhận xét các đội trả lời.
GV HD và thống nhất cách đánh giá. 
Bước 4: 
-Tiến hành chơi. Sau mỗi lần báo cáo BGK nhận xét nhanh và tuyên dương.
Bước 5: Ban giám khảo hội ý thống nhất điểm và tuyên bố cho các đội.
4/ Củng cố, dặn dò: 
Về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị 1 số đồ dùng để vẽ tranh.
HS nhắc lại.
3 - 5 HS. HS làm ban giám khảo cùng theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
-HS nghe câu hỏi đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông trước được trả lời trước.
-Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã học. 
-HS lắng nghe GV phổ biến.
- Các đội tham gia chơi tích cực.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 6). 
I/ Mục đích yêu cầu: 
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
Luyện tập củng cố vốn tư: chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ chỉ sự vật.
Ôn luyện về dấu phẩy.
II/ Chuẩn bị: 
Chín phiếu, mỗi phiếu ghi tên một bài thơ, văn và mức độ yêu cầu HTL.
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
a/ GT củng cố kiến thức đã học 
 -Ghi tựa
b/ Kiểm tra HTL ( 1/3 số HS trong lớp )
Nhận xét ghi điểm 
c/ Bài tập 2: 
-Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa có các từ ngữ ( đỏ thắm, trắng tinh, xanh non, vàng tươi, rực rỡ ) .
d/ Bài tập 3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau?
4/ Củng cố, dặn dò: 
-GV yêu cầu HS về nhà làm bài luyện tập ở tiết 7, để chuẩn bị kiểm tra HKI.
- HS nhắc lại
- HS bốc thăm, xem lại bài, đọc bài. 
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi HS làm vào phiếu học tập.
- 2 HS lên bảng giải, cả lớp nhận xét.
-Sửa bài: Lời giải đúng thứ tự các từ cần điền: (xanh non, trắng tinh, vàng tươi, đỏ thắm )
-HS đọc yêu cầu, HS làm vào vở.
- 3 HS lên bảng sửa, cả lớp nhận xét.
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP
 KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG(Tiết 7). 
I/ Mục đích, yêu cầu: 
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.
Củng cố và mở rồng vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II/ Chuẩn bị: 
Phiếu ghi tên bài. 
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
	Hoạt động HS
1/ Oån định:
2/ KTBC: 
3/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu: Củng cố lại kiến thức đã học 
 -GV ghi tựa 
b/ Kiểm tra HTL ( số HS còn lại ).
	Nhận xét - ghi điểm 
c/ Giải ô chữ:
Bước 1: Dựa theo lời gợi ý ( dòng 1) phán đoán từ ngữ đó là gì? 
Bước 2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang có đánh số thứ tự (viết chữ in hoa ) mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. Các từ này phải có nghĩa và có số chữ khớp với ô chữ trên từng dòng.
Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào ô trống theo dòng ngang, dọc, từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.
4/ Củng cố – Dặn dò: 
-GV nhắc HS làm bài tập 2 chưa xong về nhà hoàn thành bài.
-Yêu cầu HS chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra cuối kì.
-HS nhắc lại 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
-HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm và quan sát ô chữ.
-Trẻ em.
-Hoạt động theo nhóm; HS lên bảng điền, nhận xét, sửa chữa 
	Dòng1: TRẺ EM 
	Dòng 2: TRẢ LỜI 
	Dòng 3: THUỶ THỦ 
	Dòng 4: TRƯNG NHỊ 
	Dòng 5: TƯƠNG LAI 
	Dòng 6: TƯƠI TỐT
	Dòng 7: TẬP THỂ 
	Dòng 8: TÔ MÀU 
-Từ mới xuất hiện ở ô chữ màu: TRUNG THU.
TOÁN
ĐỀ - CA - MÉT. HÉC - TÔ - MÉT
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS
Nắm được tên gọi, kí hiệu quan hệ của đề-ca-mét và héc - tô-mét.
Biết đổi từ đề-ca-mét, héc-tô-mét ra mét.
II/ Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Oån định: 
2/ KTBC: 
-GV kiểm tra lại bài tập 2.
-Nhận xét.
3/ Bài mới: 
GT bài: Bài học hôm nay nói về mối quan hệ giữa đề-ca-mét và héc –tô-mét.
 - Ghi tựa
-Từ đó GV giới thiệu cho HS biết đơn vị đo độ dài đề-ca-mét, héc –tô-mét.
Đề-ca-mét viết tắt là dam, 1dam = 10m
Héc-tô-mét viết tắt là hm, 1hm = 100m
 1hm= 10dam
Thực hành: 
Bài tập 1:Điền số:
-GV HD làm cột thứ nhất, phần còn lại HS tự làm.
-GV Nhận xét.
Bài tập 3:Tính (theo mẫu): 
-Cho HS nêu YC bài tập.
-YC HS tự làm.
-Sửa bài.
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
4/Củng cố, dặn dò: 
-Thu vở chấm điểm.
-Học thuộc đơn vị đề-ca-mét, héc-tô-mét. -Làm bài tập 2 trang 42.
- HS nhận biết góc vuông, góc không vuông.
-HS nhắc lại.
-HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học, mét, ki-lô-mét, mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét.
-HS đọc lại
-HS làm bảng con, sửa bài, nhận xét.
1m = 10dm
1m = 100 cm
1 cm= 10 mm
1m = 1000 mm
-HS làm vào vở
-2HS lên bảng sửa bài
-Nhận xét.
-1HS nêu YC SGK.
25 dam + 50 dam = 75 dam
8 hm + 12 hm = 20 hm
36 hm + 18 hm = 54 hm
45 dam – 16 dam = 29 dam
67 hm - 25hm = 42 hm
72 hm - 48 hm = 24 hm
Thứ năm ngày …tháng …năm 2006
Tiết 8: CHÍNH TẢ
KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
I. Yêu cầu:
Học sinh kiểm tra đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8.
Kiềm tra nội dung kiến thức qua các bài tập đọc đã học.
Học sinh làm bài nghiêm túc.
II Chuẩn bị:
GV: Đề kiểm tra.
HS: Giấy bút.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.KTBC: kiểm tra giấy bút.
3.Bài kiểm tra:
-GV ghi đề lên bảng 
-GV HD HS nắm vững: yêu cầu của bài, cách làm bài. 
-GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kĩ văn bản thì rất dễ giải sai.
-GV nhắc HS: Lúc đầu làm đánh dấu chéo vào ô trống bằng bút chì. Làm xong bài kiểm tra kết quả lại bằng cách đọc kĩ bài văn, thơ rà soát lời giải, cuối cùng đánh dấu chính thức bằng bút mực.
4/ Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ kiểm tra.
 Thu bài ..
-HS đọc thật kĩ bài văn, thơ.
-HS khoanh tròn ý đúng ( hoặc đánh dấu chéo vào ô trống ) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. 
-HS tiến hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 8(SGK).
+Lời giải đúng 
	Câu 1: c
	Câu 2: b
	Câu 3: a 
	Câu 4: b
	Câu 5: a
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, từ lớn đến nhỏ.
Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông thường.
II/ Chuẩn bị: 
1 bảng có kẻ sẵn các dòng các cột như ở trong khung bài học nhưng chưa viết chữ và số.
III/ Các hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động dủa HS
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: 
Đề-ca-mét, Héc-tô-mét.
Nhận xét ghi điểm.
3/ Bài mới: 
GT bài: Ghi tựa
- Bảng đo độ dài gồm: km, hm, dam

File đính kèm:

  • docgiao an tuan lop3.doc
Giáo án liên quan