Giáo án lớp 3 - Tuần 8

I. Mục đích yêu cầu.

-Thuộc bảng chia 7 và vận dụng bảng chia 7 làm tính và giải toán liên quan đến bảng chia 7

- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ, VBT

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng câu thơ, GV sửa chữa.
- Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp, nhắc nhở ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng th, khổ thơ .
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài đồng chí , nhân gian , bồi.Đặt câu với từ đồng chí. 
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
 c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 10’ 
- Mời đọc thành tiếng khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm theo rồi trả lời câu hỏi :
+ Con cá, con ong, con Chim yêu gì? Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2: 
+ Nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2 ?
- Yêu cầu 1 em đọc khổ thơ 3, cả lớp đọc thầm: 
+ Vì sao núi không chê đất thấp. biển không chê sông nhỏ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ 1.
+ Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của cả bài thơ? 
KL: Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. 
 d. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm: 7’
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- HD đọc khổ thơ 1với giọng nhẹ nhàng tha thiết 
- HD HS học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài thơ tại lớp.
- Cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- GV cùng cả lớp bình chọn em đọc tốt nhất. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc và xem trước bài mới.
- 2HS lên tiếp nối kể lại các đoạn của câu chuyện (đoạn 1,2 và đoạn 3,4)
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp theo dõi nghe giới thiệu.
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu thơ, luyện đọc các từ ở mục A.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp, kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm luyện đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Một em đọc khổ 1, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Con ong yêu hoa vì hoa có mật. Con cá yêu nước vì có nước mới sống được. Con chim yêu trời vì thả sức bay lượn ...
- Đọc thầm khổ thơ 2 và nêu cách hiểu của mình về từng câu thơ (1 thân lúa chín không làm nên mùa màng, nhiều thân lúa chín mới...; 1 người không phải cả loài người...).
- Một em đọc khổ 3, cả lớp đọc thầm theo.
+ Vì núi nhờ có đất bồi mới cao, biển nhờ nước của những con sông mà đầy. ca
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1.
+ Là câu :Con người muốn sống con ơi / Phải yêu đồng chí yêu người anh em .
- HTL từng khổ thơ rồi cả bài thơ theo HD của GV.
- HS xung phong thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. 
- HS nhắc lại nội dung bài. 
-Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “ Những chiếc chuông reo”.
Toán
Tiết 38 . LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
– Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong giải toán.
 II. Đồ dùng dạy học.
 III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 3’
- Gọi 2HS lên bảng làm BT:
a. Giảm 3 lần các số sau: 9 ; 21 ; 27.
b. Giảm 7 lần các số sau: 21 ; 42 ; 63.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Luyện tập: 32’
Bài 1: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Mời 1HS giải thích bài mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm các bài còn lại.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét chốt lại câu đúng.
Bài 2: 
-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài, mỗi em làm 1 câu.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
Bài 3: 
 - Gọi 1 HS đọc bài 3( nếu còn thời gian).
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
3. Củng cố - Dặn dò: 3’
+ Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm th.nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm, ghi nhớ.
- 2 em lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 câu.
- Cả lớp để vở lên bàn, GV kiểm tra.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT. 
- Một em giải thích bài mẫu.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Học sinh nêu miệng kết quả nhẩm. Cả lớp nhận xét, tự sửa bài (nếu sai).
Chẳn hạn : 6 gấp 5 lần bằng 30 (6 x 5 = 30) và 30 giảm đi 6 lần bằng 5 (30 :6 = 5)
- 7 gấp 6 lần bằng 42 (7 x 6 = 42 )và giảm 2 lần bằng 21 ( 42 : 2 = 21 )....................
- 2HS nêu bài toán. 
- Lớp cùng phân tích bài toán rồi tự làm vào vở.
- 2 em lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi bổ sung.
*Giải: Buổi chiều cửa hàng bán được là :
 60 : 3 = 20 ( lít )
* Giải: Số quả cam còn lại trong rổ là :
 60 : 3 = 20 ( quả )
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập.
- 1 em lên bảng giải bài, cả lớp bổ sung:
+ Độ dài đoạn AB là 10 cm. 
+ Độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 lần :
 10 : 5 = 2 (cm)
+ Vẽ đoạn MN có độ dài 2 cm.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
Tự nhiên- Xã hội
Tiết 15. VỆ SINH THẦN KINH.
I. Mục đích yêu cầu. Sau bài học, h/s có khả năng:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
- Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh.
- Kể được tên một số thức ăn, đồ uống, … nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
.* Giáo dục HS BVMT mức độ bộ phận.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV:	+ Các hình trong sgk/ 32, 33.
	+ Phiếu học tập.
- HS:	VBT
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ ( 2’).
- Nêu vai trò của não trong hoạt động thần kinh? 
B. Bài mới:
HĐ1 (10’). Nêu được một số việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.
Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát các hình 32/ sgk.
- Y/c HS đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ việc làm và lợi hại của mỗi hoạt động.
- GV phát phiếu học tập có ND như trong sgk.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi HS trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét.
HĐ2 (12’). Trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lí: Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi.
- GV đi dến từng nhóm, yêu cầu HS diễn đạt trạng thái tâm lí đã ghi trong phiếu. 
Bước 2: Thực hiện.
- GV y/c nhóm trưởng điều khiển nhóm của mình theo y/c của GV.
Bước 3: Trình bày.
- Y/c đại diện nhóm lên trình bày vẻ mặt ở từng trạng thái.
- Y/c cùng thảo luận: Nếu 1 người luôn ở trong 1 trạng thái tâm lí đó thì có lợi hay có hại cho thần kinh?
- GV y/c học sinh rút ra bài học.
=> KL: Trạng thái (b) là có lợi. Trạng thái (a, c, d) là có hại.
HĐ3 ( 8’). Nhận biết những thức ăn có lợi, có hại tới thần kinh.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Cho HS quan sát H9/ 33/ sgk và trả lời theo gợi ý: 
+ Chỉ và nói tên những thức ăn, đồ uống, … có hại cho cơ quan thần kinh.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày trước lớp. 
- GV nêu vấn đề để cả lớp phân tích:
+ Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và người lớn?
+ Kể thêm những tác hại ≠ do ma tuý gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý?
C. Củng cố-dặn dò ( 3’).
- Y/c học sinh làm VBT/ 21.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 16: Vệ sinh thần kinh (tt).
- HS trả lời.
- HS làm việc nhóm 2 theo y/c của GV. Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm. Ghi kết qủa thảo luận vào phiếu.
- HS trình bày. HS ≠ nghe, nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- 6 tổ thực hiện. 
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm quan sát, theo dõi, đoán xem bạn đang ở trạng thái tâm lí nào. 
- 2HS quay mặt vào nhau, cùng tìm hiểu bài.
_ Hs lên trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Ma tuý, thuốc lá
- HS thi đua kể.
- HS làm VBT.
Tập viết
Tiết 8 . ÔN CHỮ HOA G
I. Mục đích yêu càu.
Củng cố cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng:
+ Viết tên riêng: Gò Công bằng cỡ chữ nhỏ
+ Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
II. Đồ dùng dạy học.
GV:	- Mẫu chữ viết hoa G
	- Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li
HS:	 Bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ ( 2’).
- GV kiểm tra học sinh viết bài ở nhà
- Yêu cầu HS viết bảng con: Ê - đê, Em
 Nhận xét cho điểm
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài ( 1’). 
2. Hướng dẫn viết bảng con (10’). 
a.Luyện viết chữ hoa
- Trong bài viết hôm nay các em được viết những chữ hoa nào ?
- GV đưa chữ mẫu 
- Chữ G được viết mấy nét ?
- Nét 1 viết giống chữ hoa gì?
- Nét 2 là gì ?
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết :
- GV hướng dẫn HS viết chữ C, K
- GV viết mẫu:
- Viết bảng con chữ G,C,K.
- GV nhận xét 
b. Luyện viết từ ứng dụng 
- GV giới thiệu từ : Gò Công
- Em có biết Gò Công ở đâu?
- GV: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định là một nghĩa quân chống Pháp.
- HD Viết bảng con: Gò Công
- GV cho HS viết bảng con - GV nhận xét
- Luyện viết câu ứng dụng:
- GV nêu câu ứng dụng :
 “Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
- Em có hiểu câu tục ngữ nói gì?
- GV: Câu tục ngữ khuyên : Anh em trong nhà phải đoàn kết yêu thương nhau.
- Trong câu tục ngữ những chữ nào được viết hoa? Vì sao?
- Viết bảng con : Khôn, Gà
- GV nhận xét
3. Hướng dẫn viết vào vở (15’).
- GV nêu yêu cầu bài viết 
- GV theo dõi uốn nắn
4. Chấm chữa bài ( 5’).
- GV chấm 5 đến 7 bài,nhận xét về chữ viết, cách trình bày bài .
C. Củng cố dặn dò ( 2’).
- Về nhà viết tiếp bài ở nhà. Học thuộc câu tục ngữ.
- GV nhận xét giờ dạy.
- 2HS viết bảng lớp.
- HS khác viết bảng con.
- HS: G,C,K
- 2 nét
- Viết giống chữ hoa C 
- Nét khuyết
- HS nêu cách viết
- HS viết bảng con
- HS đọc từ ứng dụng
- HS viết bảng con.
- HS đọc từ ứng dụng.
- HS trả lời.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài theo yêu cầu của GV. 
- Chú ý tư thế ngồi và cách cầm bút.
- HS lắng nghe.
Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013
Luyện từ và câu
Tiết 8 . TỪ NGỮ VỀ: CỘNG ĐỒNG ÔN KIỂU CÂU AI LÀM GÌ ?
I. Mục đích yêu cầu.
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng 

File đính kèm:

  • doctuan 8 lop 3 cktkn kns.doc
Giáo án liên quan