Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Võ Thị Kiến
1. Bài cũ:
Cho cả lớp hát bài ”Cả nhà thương nhau”.Gọi 1 em lên bảng trả lời.
+ Bài hát nói lên điều gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ, anh chị dành cho mình.
- Yêu cầu HS nhớ và kể lại cho nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào?
- Mời một số học sinh lên kể trước lớp .
- Yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ gì về sự quan tâm của mọi người trong nhà dành cho em?(HS trung bình, yếu)
+ Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?(HS khá, giỏi)
* Kết luận theo sách giáo viên.
*Hoạt động2: Kể chuyện Bó hoa đẹp nhất .
- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh họa)
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?(HS trung bình, yếu)
+ Vì sao mẹ Ly nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?(HS khá, giỏi)
kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung: a. Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 7 x 4 = 28 (ô vuông) b. Số ô vuông trong hình chữ nhật là: 4 x 7 = 28 (ô vuông) - Đọc bảng nhân 7. - Về nhà học bài và làm bài tập . Tiết 11: TỰ NHIÊN XÃ HỘI HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - Với học sinh khá giỏi biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều kiển mọi hoạt động phản xạ II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 25, 26. Hình cơ quan thần kinh phóng to. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài "Cơ quan thần kinh " + Chỉ các bộ phận của cơ quan TK trên sơ đồ. + Nêu vai trò của não, tuỷ sống và các dây TK? - Nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1a, 1b SGK trang 28 và trả lời các câu hỏi sau: + Điều gì xảy ra khi tay bạn chạm vào một vật nóng? (HS TB, yếu) + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? (HS khá) + Hiện tượng tay ta chạm vào vật nóng rụt lại gọi là gì? (HS giỏi) Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp (mỗi nhóm trình bày 1 câu), các nhóm khác bổ sung. * Giáo viên kết luận: SGK. - Gọi HS nhắc lại kết luận. Hoạt động 2: Trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản xạ nhanh * Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối. - GV hướng dẫn cách chơi. - Cho HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm. - Mời các nhóm thực hành trước lớp. - Tuyên dương nhóm thực hành tốt. - Kết luận: Bác sĩ sử dụng phản xạ đầu gối để KT chức năng hoạt động của tuỷ sống. * Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh - Hướng dẫn cách chơi (SGV). - Cho HS chơi thử, sau đó chơi thật. - Tuyên dương những em có phản xạ nhanh, những em “thua” hát hoặc múa một bài. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn về nhà chuẩn bị bài và làm bài tập - Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ - Lớp theo dõi bạn trả lời nhận xét. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên. + Cứ mỗi lần chạm tay vào vật nóng thì lập tức rụt lại. + Tủy sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng. + Hiện tượng tay rụt lại khi chạm vật nóng được gọi là phản xạ. - Đại diện các nhóm lên báo cáo trước lớp. - Lớp theo dõi nhận xét bạn. - 2HS nhắc lại kết luận trong SGK. - Lớp tiến hành chơi trò chơi Thử phản xạ đầu gối theo nhóm. - Lần lượt từng nhóm lên thực hành trước lớp - Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - 4 học sinh lên chơi thử. - Cả lớp cùng thực hiện chơi trò chơi. - Lớp theo dõi bắt những bạn làm sai hiệu lệnh. - Về nhà làm BT ở VBT. Thứ tư, ngàytháng.năm Tiết 7: LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG – TỪ SO SÁNH I. Mục tiêu: - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người ( BT1 ). - Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, tìm được các từ chỉ hoạt động trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (Bài tập 2, bài tập 3). II. Đồ dùng dạy học: 4 tờ giấy khổ to (mỗi tờ viết 1 câu thơ) ở bài tập 1. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 học sinh làm bài tập 2 . - Gọi 1 học sinh làm bài tập 3. - Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập: * Bài 1: Yêu 2 cầu đọc nối tiếp bài tập 1 (HS yếu). - Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài tập vào nháp. - Mời 4 em lên bảng lên bảng làm bài: gạch chân những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng . - Cho cả lớp chữa bài theo lời giải đúng. * Bài 2: Yêu cầu 2 em đọc yêu cầu bài tập 2 (HS trung bình, khá) - Yêu cầu cả lớp đọc thầm. - Mời ba học sinh lên bảng làm bài + Tìm và viết ra các từ chỉ hoạt động và trạng thái của các bạn nhỏ (cuối đoạn 2, đoạn 3). - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và làm bài vào vở. - Mời 3HS lên bảng viết kết quả. - GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét, chữa bài. * Bài 3: - Gọi 1HS đọc yêu cầu BT (HS khá, giỏi). - Yêu cầu HS đọc lại bài TLV của mình (bài TLV tuần 6) và tự làm bài. - Mời 4HS đọc từng câu trong bài viết của mình, nêu những TN chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu cả lớp viết vào vở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài TLV của mình. 3. Củng cố - Dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung vừa học - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - Học sinh lên bảng làm bài tập. - Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Hai em đọc yêu cầu bài tập 1 - Cả lớp đọc thầm bài tập . - Thực hành làm bài tập vào nháp. - Bốn em lên bảng gạch chân các từ so sánh - Các từ so sánh là: Trẻ em – búp trên cành; ngôi nhà – trẻ nhỏ; cây pơ mu – người lính canh; bà – quả ngọt. - Hai em đọc yêu cầu bài tập. - Cả lớp đọc thầm. - Từng cặp trao đổi và làm bài vào vở. - 3 học sinh lên bảng viết kết quả, cả lớp nhận xét, chữa bài: + Các từ chỉ hoạt động: cướp bóng, dẫn bóng, bấm bóng, chơi bóng, sút bóng, dốc bóng. +Trạng thái: hoảng sợ, sợ tái người. - 1HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm bài. - 4 em đọc từng câu văn, nêu những TN chỉ hoạt động, trạng thái. - Cả lớp theo dõi nhận xét. - Cả lớp làm bài vào vở. - Hai em nhắc lại các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh . Tiết 7: TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA E, Ê I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), E (1 dòng). - Viết đúng tên riêng: Ê – đê (1 dòng) và câu ứng dụng “Em thuận anh hòa là nhá có phúc” (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa E, Ê ; mẫu tên riêng Ê - đê và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS. - Yêu cầu HS viết vào bảng con: Kim Đồng, Dao. - Giáo viên nhận xét tuyên dương 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn viết trên bảng con * Luyện viết chữ hoa: -.Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài. - Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu. * Luyện viết từ ứng dụng( tên riêng): - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Ê – đê. - Giới thiệu về dân tộc Ê – đê là một dân tộc thiểu số có trên 270.000 người chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hòa, Phú Yên của nước ta. - Cho HS tập viết trên bảng con: Ê - đê. * Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu hai học sinh đọc câu ứng dụng: “Em thuận anh hòa là nhà có phúc” - Hướng dẫn hiểu nội dung câu tục ngữ: Anh em phải thương yêu nhau sống thuận hòa là hạnh phúc lớn của gia đình. -.Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Em. c) Hướng dẫn viết vào vở : - Nêu yêu cầu viết chữ E và Ê một dòng cỡ nhỏ. +.Viết tên riêng Ê – đê hai dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ hai lần . d) Chấm chữa bài - Chấm từ 5- 7 bài học sinh - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm 3. 3. Củng cố - Dặn dò: - Lớp viết vào bảng con các từ GV yêu cầu. - Lớp theo dõi giới thiệu. - Học sinh tìm ra các chữ hoa: Ê, E . - Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con. - Một học sinh đọc từ ứng dụng . - Học sinh lắng nghe để hiểu thêm về một dân tộc của đất nước ta. - Cả lớp luyện viết từ ứng dụng vào bảng con - 2HS đọc câu ứng dụng. - Lớp thực hành viết chữ hoa trong tiếng Em trong câu ứng dụng . - Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên - Nộp vở lên giáo viên để chấm điểm. - Về nhà tập viết phần bài ở nhà. Tiết 33: TOÁN GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). - Bài tập cần làm: bài 1,2, bài 3 dòng 2. II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn một số sơ đồ như sách giáo khoa. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập số 3 và 5. - KT 1 số em về bảng nhân 7. - Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Vào bài: - Giáo viên nêu bài toán (SGK) và H/dẫn HS cách tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. A 2cm B C D ? cm - Bài toán cho biết gì? (HS yếu) - Bài toán hỏi gì? (HS trung bình) - Muốn biết đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm, ta làm thế nào? - Cho HS trao đổi ý kiến theo nhóm . - Đại diện nhóm trả lời - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. - Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm như thế nào ? - Vậy muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? c) Luyện tập: Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu tự vẽ sơ đồ rồi tính vào vở . - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải, cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Yêu cầu nêu bài toán. - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện vào vở. - Mời một học sinh lên bảng giải . - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. Bài 3: Gọi học sinh đọc bài . - Giáo viên giải thích mẫu. - Cả lớp tự làm các phép còn lại. - Gọi lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp vào ô trống, cả lớp nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. d) Củng cố - Dặn dò: - Muốn gấp 1số lên nhiều lần ta làm thế nào? - Dặn về nhà học và làm bài tập . - Hai học sinh lên bảng làm bài. - 3HS nêu kết quả của từng phép tính trong bảng nhân 7 theo yêu cầu v\của GV. *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn - Đoạn thẳng AB dài 2cm, CD dài gấp 3 lần AB - Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm. + Lớp thảo luận theo nhóm + Các nhóm trả lời + Giải: Độ dài doạn thẳng CD là: 2 x 3 = 6 (cm) Đáp số: 6 cm + Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta lấy 2 cm nhân với 3 lần . + Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần. - HS nhắc lại KL trên. - Một em nêu đề bài. - Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp. - Một em lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét bổ sung. Giải : Tuổi của chị năm nay là: 6 x 2 = 12 (tuổi) Đáp số: 12 tuổi. - Học sinh nêu bài toán, phân tích đề. - Lớp tự giải vào vở. - Một học sinh lên chữa bài (ĐS: 35 quả cam) - Một em đọc đề bài 3 . - Cả lớp trao đổi
File đính kèm:
- Tham khao giao an lop 3 tuan 7 hay.doc