Giáo án lớp 3 - Tuần 7, thứ ba

I/ Mục tiêu:

+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

+ Học đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thự hiện động tác tương đối chính xác.

+ Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động

+ II/ Chuẩn bị:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 7, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC: ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Học đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thự hiện động tác tương đối chính xác.
+ Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng.
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo tổ.Giáo viên theo dõi, chữa sai.
+ Học đi chuyển hướng phải trái.
- giáo viên hướng dẫn - học sinh thực hiện.
+ Ôn trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.
24-26’
6-7’
9-10’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN: LUYỆN TẬP
TẬP ĐỌC: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI 
I/ Mục tiêu:
N3: - Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
 - Nhận xét về được tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
 - Làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4.
N4: -Đọc rành mạch môtk đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
 -Hiểu ND: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ , hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. (trả lời được các câu 1;2;3;4 trong SGK).
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
 - Nhận xét về được tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
 - HD bài tập 1 và thực hiện mẫu một bài cho các em xem và thực hiện đặt chia.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
GV: - HD thêm giúp các em làm đúng B2, B3,B4 theo yêu cầu bài tập.
B3) Số bông hoa tro lọ là.
 7 x 5 = 35 (bông hoa)
 Đáp số: 35 bông hoa
B4) a/ 7 x 4 = 28 (ô vuông)
 b/ 4 x 7 = 28 (ô vuông)
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Làm bài tập, nhắc lại bảng nhân 7.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Gấp một số lên nhiều lần
GV:- Bài Trung thu độc lập.
GV:- GTB (tranh minh hoạ)
 - HD luyện đọc và tìm hiểu màn kịch1.
 - Đọc mẫu màn kịch
HS:- Quan sát tranh minh hoạ màn 1.
 - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn(2 lượt)
 + Đoạn 1: 5 dòng đầu.
 + Đoạn 2: Tám dòng tiếp theo.
 + Đoạn 3 bảy dòng còn lại.
GV:- Theo dõi, sửa lỗi, giúp hs hiểu từ ngữ chú thích trong bài.
 - 1 hs đọc lại cả màn kịch.
HS: - Tìm hiểu nội dung màn kịch1.
GV:- Giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
 - HD luyện đọc và tìm hiểu màn kịch 2.
 - Đọc mẫu màn kịch
HS: - Quan sát tranh minh hoạ màn 2
 - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn(2 lượt)
 + Đoạn 1: 6dòng đầu.
 + Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo.
 + Đoạn 3: 5 dòng còn lại.
GV: - Theo dõi, sửa lỗi, giúp hs hiểu từ ngữ chú thích trong bài.
 - 1 hs đọc lại cả màn kịch.
 - HD tìm hiểu nội dung màn kịch 2.
 - Giúp hs hoàn thiện câu trả lời
 - Nêu ý nghĩa 
 KL: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ , hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em
 - HD luyện đọc theo cách phân vai.
HS: - Luyện đọc.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố:
HS: Nêu lại ý nghĩa của hai màn kịch.
CHÍNH TẢ: ( Tập chép) TRẬN BÓNG ĐÁ DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
TOÁN BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ 
I/ Mục tiêu:
N3:- Nhìn bảng viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2
N4: -Nhận biết biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
 -Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết sẳn đoạn viết CT và bài tập 2.
N4:- SGK, Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Đọc lại đoạn viết chính tả.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Đọc bài viết và nêu nôi dung của bài, HD các em tập viết những từ khó trong đoạn.
 - Cho các em nhìn bảng viết chính tả.
HS: Nhìn bảng chép bài chính tả theo yêu cầu.
GV:- HD bài tập áp dụng và gọi HS lên bảng làm bài tập, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
BT2/ câu a) Mình tròn mũi nhọn
 Chẳng phải bò trâu
 Uống nước ao sâu
 Lên cày ruộng cạn
 ( Là cái bút mực)
 Câu b) Trên trời có giếng nước trong
 Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.
 (Là quả dừa)
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại lỗi chính tả và bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Bận.
- KT bài tập 4tr41.
GV: - GTB mới
 - Đính ví dụ lên bảng.
HS:- Nêu số cá câu được của hai anh em.
GV: -Hình thành biểu thức có chứa hai chữ.
 KL: a+b là biểu thức có chứa hai chữ.
 - HD luyện tập
HS: Làm bài tập theo yêu câùi của GV
BT1: - 2 hs làm trên bảng.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
BT2: - 3 hs làm trên bảng.
 - Cả lớp và GV nhận xét
BT3: 
GV: - Đính BT3 lên bảng
 - Lần lượt cho HS lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
*BT4:
GV: Đính BT4 lên bảng
HS: Lần lượt lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. Cả lớp và GV nhận xét.
HĐ4:Củng cố.
GV: Củng cố lại biểu thức có chứa hai chữ.
Nhận xét tiết học
ĐẠO ĐỨC: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (T1)
KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ 
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
N4: - Nêu cách phòng bệnh béo phì :
 -Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 -Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N4: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Cho các em quan sát tranh và làm bài tập 1 trong vở bài tập đạo đức.
HS:- Tìm hiểu và làm bài theo gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời câu hỏi gợi ý trong bài tập, nhận xét và giảng bài. HD bài tập 2 và cho các em tìm hiểu và trả lời.
HS:- Làm bài tập 2 vở bài tập.
GV:- Gọi các em nêu yêu cầu bài tập 2 và trả lời yêu cầu của bài, nhận xét và giúp các em hiểu đượcnhững việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
 - Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
 - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
HS:- Tập liên hệ thực tế về những việc làm giúp đỡ người thân
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo: 
GV:- GTB. HD tìm hiểu về bệnh béo phì
 - Chia nhóm và phát PBT
HS:- Làm việc trên PBT.
 - Đại diện nhóm trình bày
 - Các nhóm khác bổ sung.
 Đáp án: Câu 1b) Câu2: 2.1d;2.2.d; 2.3.c
KL: 
+Có cân nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và tuổi là 20%.
+Có những lớp mở quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
+Bị hụt hơi khi gắn sức.
GV:- HD tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh béo phì.
 - Nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
+Nguyên nhận gây nên bệnh béo phì là gì?
+Làm thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
HS:- Trao đổi theo cặp.
 - Phát biểu.
GVKL: Hầu hết các nguyên nhân béo phì ở trẻ em là do những thói quen không tốt về mặc ăn uống,.... 
 - Y/c hs trình diễn.
HS:- Lên đóng vai.
 -cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố:
Liên hệ thực tế.
GV: Tổng kết bài.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
 KỂ CHUYỆN : LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc lại bài : trận bóng dưới lòng đường
N4:- Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK); kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng(do GV kể)
 -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những đièu ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nọi người
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N4:- Tranh minh hoạ câu chuyện.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “ Chiếc áo len ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV: - GTB nêu MĐ,YC tiết học.
 - Kể chuyện lần 1.
HS:- Lắng nghe.
GV:- Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
 - Hướng dẫn hs kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
HS:-Nối tiếp nhau đọc yc 1;2;3 của bài tập.
 - Kể theo cặp.	
GV:- Tổ chức thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
HS: Thi kể toàn bộ câu chuyện.
GV:- Đính tiêu chuẩn đánh giá lên bảng.
 - Cả lớp nhận xét sau mỗi lần kể, Nêu câu hỏi để trao đổi với bạn.
HS: Nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
GV: Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị tiết sau

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan