Giáo án lớp 3 - Tuần 7, thứ 6 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Bước đầu thuộc bảng chia 7

- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7)

- Giáo dục ý thức tự giác cẩn thận khi làm bài.

* HS đọc: 1.10, làm được bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10.

II/Chuẩn bị :

GV: Bảng chia 7 chưa có kết quả, các tấm bìa có 7 chấm tròn

HS: vở làm bài tập

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 7, thứ 6 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011
TOÁN
BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 7
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7)
- Giáo dục ý thức tự giác cẩn thận khi làm bài.
* HS đọc: 1..10, làm được bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10.
II/Chuẩn bị : 
GV: Bảng chia 7 chưa có kết quả, các tấm bìa có 7 chấm tròn
HS: vở làm bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ : (4')Ôn lại bảng nhân 7
- Gọi 2 em đọc bảng nhân 7 và đố nhau 3 phép tính bất kì.
- Nhận xét cho điểm
3.Bài mới: (28') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1:Hướng dẫn lập bảng chia 7.
* Cho HS đọc: 1.........9, làm bài.
B1/ 1+5=; 4+4=; 4+1=; 2+2=; 3+4=; 3+2=
B2/ 10-5=; 5-2=; 8-5=; 7-3=; 6-1=; 8-5=
- Lấy 2 tấm bìa 7 chấm tròn dán lên bảng.
Hỏi: + đã lấy tất cả bao nhiêu chấm tròn?
 + Vì sao em biết?
 + Cô chia 14 chấm tròn này vào tấm bìa .
 + 7 chấm tròn cô được mấy tấm bìa?
 + Từ phép nhân 7 x 2 = 14 em nào lập được phép chia?
- Ghi bảng: 14 : 7 = 2
- Gọi 3 học sinh đọc lại 
- Tiếp tục lấy 3 tấm bìa 7 chấm tròn
Hỏi: + Tất cả có bao nhiêu chấm tròn ?
 + Vì sao em biết ?
- Từ phép nhân 7 x 3 = 21 em lập cho cô 1 phép chia có số chia là 7
- Ghi bảng: 21: 7 = 3, gọi HS đọc.
- TT cho HS tự lập bảng chia 7 vào giấy nháp.
HĐ2: Học thuộc bảng chia.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Cho HS đọc thuộc bảng chia.
- Gọi HS đọc thuộc BC theo và không theo TT.
- Theo dõi bổ sung.
HĐ 3: Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Cho HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS hỏi đáp trước lớp.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Đọc yêu cầu.
- Y/CHS làm BC, BL.
- Kiểm tra kết quả, nhận xét.
Bài 3: Một em đọc đề
Hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vở, BL.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 4: (NC) CN đọc đề
Hỏi: + Bài toán 4 cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- CN làm vở.
- Chấm bài nhận xét.
* Chấm bài nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
- Gọi 1 em đọc cả bảng chia
- Về nhà học thuộc bảng chia 7
Xem trước bài sau: Luyện tập
- 2 em đọc bảng nhân 7 và đố nhau 3 phép nhân.
- Nhận xét bạn đọc
- TL: Đã lấy tất cả 14 chấm tròn
- TL: Vì 7 x 2 = 14 (7 được lấy 2 lần)
- TL: Được 2 tấm bìa
- CN lập. 14 : 7 = 2
- 3 học sinh đọc lại 14 : 7 = 2 
- TL: 21 chấm tròn
- TL: 7 được lấy 3 lần: 7 x 3 = 21
- CN nêu: 21 : 7 = 3
- CN đọc.
- CN tự lập bảng chia.
- Một số học sinh đọc kết quả
- Lớp tự HTL bảng chia.
- CN xung phong đọc TL.
- CN đọc.
- Các cặp thảo luận.
- Các cặp hỏi đáp trước lớp.
- CN nhận xét.
- Cn nêu yêu cầu.
- Lớp làm BC, 1 em làm BL.
- (Y) làm vở.
- CN đọc đề.
- CNTL, lớp bổ sung.
- lớp làm vở, 1 em làm BL.
- (NC) CN đọc đề.
- CNTL, NX.
- (NC) làm vở.
- Cn đọc lại bảng chia 7.
- Lắng nghe.
TẬP LÀM VĂN 
NGHE KỂ : KHÔNG NỞ NHÌN – TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I/Mục tiêu: 
- Nghe kể được câu chuyện không nỡ nhìn BT1.
- Bước đầu biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp trao đổi 1 vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
II/Chuẩn bị : 
GV: Tranh minh hoạ trong SGK
HS: vở BT, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định 
2.K/tra b/cũ : ( 3') 
- Kiểm tra 3 học sinh đọc bài viết: Kể về buổi đầu đi học của em (tiết tập làm văn tuần 6).
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: (30') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập1/ Gọi HS đọc toàn văn yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm lại 4 câu hỏi gợi ý để ghi nhớ câu chuyện khi nghe cô kể.
- Giáo viên kể chuyện L1giọng vui, khôi hài
 Hỏi: Anh thanh niên làm gì trên chiếc xe buýt?
 + Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ?
 + Anh trả lời thế nào ?
- Giáo viên kể lần 3
- Gọi 3 đến 4 học sinh nhìn bảng dựa vào các gợi ý thi kể lại câu chuyện.
Hỏi: + Em có nhận xét gì về anh thanh niên ?
- Kể lại lần 3.
- Gọi HS kể lại toàn chuyện.
- Liên hệ giáo dục học sinh.
Bài tập 2.
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về nội dung cuộc họp.
- Gọi 1 học sinh đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp viết trên bảng lớp.
 Nhắc học sinh cần chọn nội dung họp là vấn đề được cả tổ quan tâm.
- Y/CHS tổ chức cuộc họp theo tổ.
- Gọi HS đại diện tổ nêu nội dung đã thảo luận. 
- Tuyên dương tổ điều khiển họp tốt
4.Củng cố - dặn dò:(2')
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị cho tiết tập làm văn tuần 8.
Kể về một ngưòi hàng xóm mà em yêu quý.
- CN đọc bài viết ( tuần 6)
- CN đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý để ghi nhớ câu chuyện.
- Lắng nghe.
- TL: Anh ngồi 2 tay ôm mặt
- TL: Cháu nhức đầu à ! Có cần dầu xoa không ?
- Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Học sinh chăm chú nghe
- 3 đến 4 nhìn câu gợi ý ở bảng lớp kể lại câu chuyện.
- TL: Anh thanh niên là đàn ông mà không biết nhường chỗ ngồi cho người già và phụ nữ.
- Lắng nghe.
- CN kể lại toàn chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, TD.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý về nội dung cuộc họp.
- Học sinh nhìn bảng đọc 5 bước tổ chức cuộc họp.
1. Tuyên bố lý do 2. Giới thiệu đại biểu
3. Phổ biến nội dung cuộc họp
4. Ý kiến 5. Giải trình ý kiến
6. Bế mạc
- Lắng nghe.
- Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự.
- 2 – 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét
- Chú ý lắng nghe 
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA E, Ê
I/Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng) bằng cỡ chữ nhỏ
- Viết các câu ứng dụng: Em thuận anh hoà là nhà có phúc (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
- Viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng).
- Nhìn bảng viết được chữ ê, đê.
II/Chuẩn bị : 
GV: Mẫu chữ viết hoa E, Ê, từ Ê - đê câu: Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
HS: Vở tập viết, phấn
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ :(3')
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
- Từ ứng dụng: Kim Đồng
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: (30') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn viết bảng con
Hỏi: Trong bài học có những chữ hoa nào ? 
- Treo chữ E lên bảng
 Hỏi: + Chữ E có độ cao mấy dòng li ?
 + Chữ E có mấy nét ?
- Viết mẫu: vừa viết, vừa nói cho HS nghe.đặt bút từ giữa dòng li 3 để viết nét cong dưới và dừng bút ở giữa dòng li 1.
- Cho học sinh viết bảng con
- Theo dõi uốn nắn.
- Thực hiện viết chữ Ê TT chữ e.
- Cho học sinh viết bảng con
- Theo dõi uốn nắn.
Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
Giáo viên giới thiệu từ: Ê – Đê.
- Cho học sinh viết bảng con.
- Theo dõi nhận xét
 Luyện viết câu ứng dụng
“ Em thuận anh hoà là nhà có phúc”
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nêu tiếng có chữ hoa trong câu ứng dụng “ Em”
- Cho học sinh viết bảng con: Em
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh viết vở tập viết
- Giáo viên nêu yêu cầu tập viết
+ Viết chữ E : 1 dòng
+ Viết chữ Ê: 1 dòng
+ Viết tên Ê – Đê 2 dòng
- Viết câu ứng dụng: 5 lần
- Cho học sinh viết vào vở
- Giáo viên quan sát, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
HĐ 3: Chấm chữa bài
- Giáo viên chấm 5 – 7 bài
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
* Chấm bài , nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
- Nhận xét tiết học
- Nhắc nhở những em viết chưa xong về nhà viết tiếp. Luyện viết thêm bài ở nhà.
- Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước: ( Kim Đồng, Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn)
- TL: E , Ê
- TL: 2 dòng, li rưỡi
- Một nét cong dưới, 2 nét cong trái nối liền với nhau tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Lớp quan sát
- Lớp viết bảng con
* CN viết: ê
- CN viết bảng con
- 1 - 2 em đọc từ ứng dụng Ê-ĐÊ
- Lắng nghe
- Học sinh viết bảng con 
* CN viết BC: đê.
- 1 – 2 em đọc câu ứng dụng
- TL: “ EM ”
- Lớp viết bảng con 
- Học sinh mở vở viết
* Cn viết vở: ê, đê
- Chú ý lắng nghe 
SINH HOẠT LỚP
 I/ MỤC TIÊU
- Tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả học tập tuần qua, phổ biến công việc tuần đến.
- Sinh hoạt hoạt tạo không khí vui vẻ thoải mái.
II/ Nội dung sinh hoạt:
 1. (10)Tổng kết, đánh giá kết quả học tập tuần 7
- Yêu cầu các tổ, lớp trưởng báo cáo kết quả học tập của lớp.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- Tuyên dương tổ, cá nhân đạt kết quả tốt.
2. GV phổ biến công việc tuần 8.
- Tiếp tục vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thực hiện tốt việc học tốt để đạt nhiều HĐ tốt, hoa điểm 10.
- Đi học đều và đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ.
- Thực hiện tốt các TC: lò cò, bài hát dân gian.Thắng bờm.
3/ Sinh hoạt(15)
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện, hát về Bác.
- Nhận xét tuyên dương.
- Liên hệ giáo dục học sinh.
4/ nhận xét tiết học.(5) Về thực hiện việc tuần đến. 
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung.
- Phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
- 3 tổ thi, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương.
- Lắng nghe.

File đính kèm:

  • docThứ 6.doc
Giáo án liên quan