Giáo án lớp 3 - Tuần 6

I. Mục tiêu: * Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật : "tôi" với lời mẹ .

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm đã nói thì cố làm cho được muốn nói . . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Tích hợp GDKNS:

 - Biết ra quyết định đúng: Trung thực tức là làm tốt điều đã nói.

 - Trách nhiệm : Xác định phải làm những việc mình đã nói.

 B. Kể chuyện:

 - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

(HSKG biết kể cả câu chuyện; HSY nghe và theo dõi, biết nhắc lại một vài câu).

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ bản thân trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: 	- Các hình trong SGK trang 24, 25 
	- Các hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
	HS : 
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: Hát 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu ? 	 HS + GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động học tập :
Hoạt động 1: Thảo luận lớp 
* Mục tiêu : Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu .
*Cách tiến hành: 
+ Bước 1 : 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi 
- HS thảo luận theo cặp 
- Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
- Nếu không giữ vệ sinh có tác hại gì? (HS khá, giỏi)
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- 1 số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận -> Lớp nhận xét 
* Kết luận : Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng .
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: đề phòng 1 số bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu .
*GDKNS: Làm chủ việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
*Cách tiến hành: 
+ Bước 1: Làm việc nhóm “Khăn trải bàn”
- Từng cặp HS cùng quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 25 trong SGK và nói xem các bạn trong hình đang làm gì …
+ Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV gọi 1 số cặp HS lên trình bày 
- 1 số nhóm trình bày trước lớp 
- nhóm khác nhận xét bổ xung 
- GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 
- Chúng ta cần làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu ? 
- Tắm rửa thường xuyên, thay quần áo hàng ngày …
- Tại sao hàng ngày chúng ta phải uống nước ? 
- Để bù cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra hằng ngày, để tránh bị sỏi thận .
- Hằng ngày em có thường xuyên tắm rửa, thay quần áo lót không ?
- HS liên hệ bản thân 
- Hằng ngày em có uống đủ nước không? 
* Kết luận : Để đề phòng 1 số bệnh cơ quan bài tiết nước tiểu thì bản thân các em cần tự giác trong việc bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. Hàng ngày phải uống đủ nước, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo lót 
	4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại nội dung bài ? 
 - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
	Tiết 16: Tự học
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2013. 
	( Chuyển day : Ngày ... /… ./… )
Tuần 6: Tiết 18: Tập đọc.
 Bài : Nhớ lại buổi đầu đi học 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Biét đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu .
- Hiểu các từ ngữ trong bài : náo nức, mơn man, quang đoãng …
- Hiểu nội dung bài: Những kỉ niệm đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu tiên đi học . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
3. Học thuộc lòng 1 đoạn văn (HSKG) .(HS khác không bắt buộc) .
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK .- Bảng phụ 
HS : - SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc: Bài tập làm văn . Sau đó trả lời câu hỏi à HS + GV nhận xét.
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Luyện đọc .
* GV đọc diễn cảm toàn bài 
- GV Hướng dẫn cách đọc 
- HS chú ý nghe 
* Hướng dẫn HS luyện đọc két hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoan ( 3 đoạn ) 
- HS nối tiếp nhau đọc bài 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm .
+ Đọc đồng thanh .
- HS đọc theo nhóm 2 
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 đoạn 
- 1 HS đọc toàn bài 
c. Tìm hiểu bài .
* HS đọc thầm đoạn 1+ 2 và trả lời 
- Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giải thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn 
- Nhiều HS phát biểu theo ý hiểu 
- Điều gì gợi tác giải nhớ những kỷ niệm của buổi tựu trường ?
- Lá ngoài đường rụng nhiều …
* GV chốt lại SGV 
* HS đọc thầm đoạn 3 
- Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ 
rụt rè của đám bạn học trò mới tựu trường 
- Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân chỉ dám đi từng bước nhẹ …
d. Học thuộc lòng đoan văn .
- GV đọc 1 đoạn văn ( Đ1 ) và hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- HS chú ý nghe 
- 3 - 4 HS đọc đoạn văn 
- GV yêu cầu mỗi em cần đọc thuộc 1 trong 3 đoạn của bài 
- HS cả lớp đọc nhẩm 
- HS thi đọc học thuộc lòng 1 đoạn văn 
-> GV nhận xét , ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
	4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại nội dung bài ? 
 - GV Đánh giá tiết học, biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tuần 6: Tiết 28: Toán
 	 Bài : Luyện tập 
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
+ Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia) .
+ Biết tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số vận dụng và giải toán. 
(Làm các bài tập: Bài 1; bài 2; bài 3).
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bộ dạy toán .	
HS : - Bảng, vở, nháp. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: .
 2 HS lên bảng mỗi HS làm 1 phép tính 
	24: 2 ; 86 : 2 à HS + GV nhận xét. 
	3. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Thực hành luyện tập:
Bài tập 1(28) : Củng cố cho HS kỹ năng thực hiện phép chia 
- GV gọi HS nêu yêu cầu và thực hiện 1 phép chia mẫu.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
-1HS thực hiện phép chia 48:2 
- Lớp quan sát 
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con 
- HS làm vào bảng con , 2 HS lên bảng làm 
 84 4 55 5 
 04 21 05 11 
 0 0 
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng 
 Bài tập 2(28): Củng cố cách tìm một phần mấy của một số 
- GV gọi HS nêu yêu cầu và cách làm 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 hs nêu cách làm 
- GV theo dõi HS làm bài 
- 1 HS lên bảng làm + lớp làm bài vào vở 
 20 : 4 = 5cm
 40 : 4 = 10 km 
 80 : 4 = 20 km 
- GV nhận xét ghi điểm 
-> Lớp đọc bài nhận xét 
Bài tập 3(28): Củng cố cách tìm một phần mấy của một số qua bài toán có lời văn .
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập và nêu cách giải 
- 1 vài HS nêu yêu cầu BT 
- HS phân tích và giải 
- GV theo dõi HS làm bài 
- 1 HS tóm tắt và giải + lớp làm vào vở 
 Bài giải :
Mi đã đọc được số trang truyện là :
 84 : 2 = 42 ( trang ) 
 Đáp số : 42 trang truyện
-> Gv nhận xét ghi điểm 
- > cả lớp nhận xét 
	4. Củng cố - Dặn dò: - Nêu lại nội dung bài 
 - GV Đánh giá tiết học, biểu dương các em nào có cố gắng . 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
	Tuần 6: Tiết 12 : Tự nhiên xã hội 
 Bài : Cơ quan thần kinh 
I.Mục tiêu: 
	+ Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên tranh vẽ hoặc mô hình .
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: - Bộ tranh - Các hình trong SGK trang 26 , 27 
 	 - Hình cơ quan thần kinh phóng to .	
	HS : 	 SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
b. Hướng dẫn hoạt động học tập :
Hoạt động 1: Quan sát .
* Mục tiêu : Kể tên và chỉ được vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ và trên cơ thể mình .
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh ở H1 và H2 
- GV chia nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi gợi ý 
- HS các nhóm chỉ vào sơ đồ và trả lời câu hỏi 
- Chỉ và nói tên cơ quan thần kinh trên sơ đồ ? 
- Trong các cơ quan đó cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ ? cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ? 
- Nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vào vị trí của bộ não, tuỷ sống, trên cơ thể mình hoặc cơ thể của bạn .
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
+ GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng 
- HS quan sát 
+ GV gọi HS lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan thần kinh, nói rõ đâu là não, tuỷ sống, dây thần kinh ? 
- Vài HS lên chỉ và nêu 
-> GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa giảng từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh toả đi khắp nơi của cơ thể …
- HS chú ý nghe 
+ GV gọi HS rút ra kết luận 
-> GV kết luận : Cơ quan thần kinh gồm có bộ não, ( nằm trong hộp sọ ) tuỷ sống nằm trong cột sống ) và các dây thần kinh 
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Nêu vai trò của não, tuy sống, các dây thần kinh và các giác quan.
* Cách tiến hành: 
+ Bước 1 : Chơi trò chơi .
- GV cho cả lớp chơi trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang .
- Cả lớp cùng chơi trò chơi này.
+ GV hỏi : Các em đã sử dụng những giác quan nào để chơi ? 
- HS nêu, nhận xét.
- vài em nhắc lại.
Khi chơi sử dụng các giác quan: Thính giác (tai), thị giác ( mắt), vị giác ( miệng)...
+ Bước 2 : Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục bạn cần biết ( T27 ) và trả lời 
- HS thảo luận theo cặp.
+ Đọc sách, liên hệ thực tế trả lời từng câu hỏi một.
- Não và tuỷ sống có vai trò gì ? 
- Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ? 
- Điều gì sẽ sảy ra nếu 1 trong các cơ quan của thần kinh bị hỏng ? 
+ Bước 3 : Làm việc cả lớp 
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:
+ Đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.
+ Nhóm khác nhận xét.
* GV kết luận : 
- Não và tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể 
- Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan.
	4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài ? 
 - GV Đánh giá tiết học, biểu dương các em nào có cố gắng. 
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 18 : Tự học	
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 14 tháng 9 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2013. 
 (Chuyển dạy : Ngày ... /… ./..…)
	Tuần 6 : Tiết 29: Toán
 	 Bài: Phép chia hết và phép chia có dư 
I. Mục tiêu:	Giúp HS :
+ Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư .
+ Biết số dư phải bé hơn số chia . 
(Làm các bài tập: Bài 1; bài 2; bài 3).
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bộ dạy toán. Các tấm bìa có các chấm tròn
HS : - Bảng, vở, nháp. 
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ & Kiểm tra sĩ số .
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 2 HS lên bảng làm bài 
	HS 1: 96 	3 84	2	
 à HS + GV nhận xét. 
	3.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 6 20142015 chuan TUNG.doc
Giáo án liên quan