Giáo an lớp 3 - Tuần 5 môn Tập đọc kể chuyện - Bài: Người lính dũng cảm

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc.

a) Kiến thức:

- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, , ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Khi mắc lỗi phải nhận dám lỗi và sữa lỗi. Người dám nhận lỗi và sữa lỗi là người dũng cảm.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc trôi chảy cả bài.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên

- Biết phân biệt lời người kể và với các nhân vật. Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.

c) Thái độ:

Giáo dục Hs lòng chân thật, biết nhận lỗi khi mình làm một việc sai trái.

B. Kể Chuyện.

 - Dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện.

 - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo an lớp 3 - Tuần 5 môn Tập đọc kể chuyện - Bài: Người lính dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
än xét tiết học.
Chính tả
Nghe – viết : Người lính dũng cảm
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Nghe viết chính xác đoạn một trong bài “ Người lính dũng cảm” .
- Biết viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn. 
Kỹ năng: Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ cái vào ô trống trong bảng. Học thuộc 9 chữ cái trong bảng.
Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng lớp viết BT2.
	 Bảng phụ kẻ bảng chữ BT3.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Ông ngoại.
- GV mời 3 Hs lên viết bảng :loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, hiu hiu .
- Gv mời 2 Hs đọc thuộc 19 tên chữ đã học ở tuần 1, 3.
- Gv nhận xét bài cũ
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa. 
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc một lần đoạn văn viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
 + Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay.
Hs chép bài vào vở.
- Gv đọc thong thả từng cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs điền đúng chữ n/l, en/eng vào các câu trong bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận.
- Sau đó đại diện các nhóm lên thi làm bài trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Câu a):
 Hoa lựa nở đầy một vườn đỏ nắng.
 Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua. 
Câu b): 
- Tháp mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
- Bước tới đèo ngang bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
+ Bài tập 3 :
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 9 Hs tiếp nối nhau điền đủ 9 chữ và tên chữ.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Gv chốt lời giải đúng.
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1- 2 Hs đọc đoạn viết.
Có 6 câu.
Các chữ đầu câu và tên riêng.
Lời các nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
 Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận.
Đại diện hai nhóm lên thi làm bài trên bảng.
Cả lớp làm bài vào nháp.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs lên bảng điền.
Cả lớp sửa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Mùa thu của em
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẽ đẹp mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới. 
- Hiểu được các từ ngữ trong bài : cốm, Chị hằng.
b) Kỹ năng:
 - Rèn cho Hs đúng các từ dễ phát âm sai. 
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.
c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu thích mùa thu.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. 
 Một bông cúc vàng tươi, một nắm cốm gói lá sen.
	* HS: Xem trước bài học, SGK, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Người lính dũng cảm.
	- GV kiểm tra 4Hs kể 4 đoạn trong câu chuyện Người lính dũng cảm.
	+ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
 + Việc leo rào của các bạn nhỏ gây ra hậu quả gì?
 + Thầy giáo mong điềugì ở Hs trong lớp.
 - GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng, khổ thơ.
Gv đọc bài thơ.
Giọng đọc vui, nhẹ nhàng.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng dòng thơ.
- Gv yêu cầu lần lược từng em đọc tiếp nối đến hết bài thơ.
- Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ trước lớp
- Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới: cốm, chị Hằng
- Gv cho Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng 2 khổ thơ đầu và trả lời các câu hỏi:
 + Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng 2 khổ thơ cuối: 
+ Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu?
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Thảo luậm câu hỏi:
+ Tìm các hình ảnh so sánh trong bài và cho biết em thích nhất hình ảnh nào?
- Gv nhận xét, chốt lại chốt lại: Bài thơ có 2 hình ảnh so sánh.
. Hoa cúc như nghìn con mắt mở nhìn trời.
. Mùi hương như gợi từ màu lá sen.
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
- Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs học thuộc lòng tại lớp.
- Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- Gv mời 4 Hs đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
- Gv nhận xét đội thắng cuộc.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ .
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs đọc từng dòng thơ.
Hs đọc tiếp nối mỗi em đọc 2 dòng thơ.
Hs đọc từng khổ thơ trước lớp.
Hs đọc từng khổ thơ trong nhóm.
4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Một Hs đọc khổ 1:
Màu vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới.
Hs đọc 2 khổ thơ cuối.
Hình ảnh rước đèn, họp bạn, hình ảnh ngôi trường có bạn thầy đang mong đơi, quyển vở lật sang trang mới gợi ra hoạt động khai giảng.
Hs thảo luận.
Đại diện hai nhóm phát biểu.
Hs nhận xét.
Hình ảnh thích nhất, Hs tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc thuộc tại lớp từng khổ thơ.
4 Hs đọc 4 khổ thơ.
Hs nhận xét.
Hs đại diện 3 Hs đọc thuộc cả bài thơ.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị bài:Cuộc họp của chữ viết.
Nhận xét bài cũ.
Luyện từ và câu
So sánh
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: 
- Nắm được kiểu so sánh mới : so sánh hơn kém.
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
Kỹ năng: Biết cách làm các bài tập đúng trong VBT.
Thái độ: Giáo dục Hs rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: 	
 * GV: Bảng lớp viết BT1.
	 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:
- Gv đọc 2 Hs làm BT2 và BT3.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết tìm những hình ảnh so sánh.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận .
- Gv mời 3 Hs đại diện 3 nhóm lên trình bày.
-Gv chốt lại lời giải đúng:
 Hình ảnh so sánh. Kiểu so sánh.
Cháu khỏe hơn ông nhiều ! Hơn kém.
Ông là buổi trời chiều. Ngang bằng .
Cháu là ngày rạng sáng. Ngang bằng.
Trăng khuya trăng sáng hơn đèn. Hơn kém.
Những ngôi sao thức ngoài kia.
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Đêm nay con nghủ giấc tròn.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết xếp các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
. Bài tập 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Câu a) : Hơn – là – là.
Câu b) : Hơn.
Câu c) : Chẳng bằng – là.
. Bài tập 3: 
- Gv mời một Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Thân dừa bạc phếch tháng năm.
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
 Đêm hè, hoa nở cùng sao.
 Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Bài tập 4: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 + Quả dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, như thể đàn lợn con nằm trên cao.
 + Tàu dừa: như là, là, tựa, tựa như, như là, như thể chiếc lược chải vào mây xanh.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Hs thảo luận.
Đại diện 3 nhóm lên bảng gạch dưới các hình ảnh so sánh..
Hs nhận xét.
Hs làm vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
Một Hs đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.
 3 Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét.
Cả lớp chữa bài trong VBT.
Một Hs đọc yêu cầu bài:
Cả lớp đọc thầm.
Một Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Cả lớp làm vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện Hs lên trình bày.
Cả lớp sữa bài vào VBT.
Tổng kết – dặn dò.
Nhắc Hs ghi nhớ những điều đã học.
Nhận xét tiế

File đính kèm:

  • doctieng viet.doc